Chiết khấu là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong bán hàng nhằm kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu các phương pháp chiết khấu khác nhau qua những ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
MỤC LỤC
Chiết khấu là hình thức giảm giá niêm yết của sản phẩm, dịch vụ theo một tỉ lệ phần trăm nhất định. Ví dụ: bạn mua một đôi giày giá 200.000 VND, bạn được chiết khấu 20%, điều đó có nghĩa là bạn được giảm 40.000 VNĐ và chỉ phải trả 160.000 VNĐ để mua đôi giày đó.
Trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai. Thông thường phần lớn các tỷ lệ chiết khấu được biểu diễn như là tỷ lệ phần trăm theo năm.
Chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng bản chất là một chiến lược Marketing về giá của sản phẩm. Với chiến lược kinh doanh này, doanh nghiệp có thể kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ bình thường có thể khách hàng sẽ không quan tâm đến sản phẩm, nhưng khi biết được sản phẩm này đang được giảm giá, ưu đãi chiết khấu thì sẽ muốn đi mua bởi giá rẻ hơn, người tiêu dùng sẽ có cảm giác tiết kiệm được một số tiền nhất định.
Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều kiểu chiết khấu khác nhau dành cho khách hàng, ví dụ như chiết khấu cho khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ lần đầu tiên, cho khách hàng mua sỉ với số lượng lớn, chiết khấu trong các dịp đặc biệt, lễ tết,...
Chiết khấu không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trong thời gian ngắn nhất định mà còn giúp xả kho hàng cũ nhanh chóng, tránh tình trạng tồn kho. Đồng thời, thực hiện hoạt động chiết khấu cũng là một cách để doanh nghiệp tri ân khách hàng, giữ được lòng trung thành của khách hàng để tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Tỉ lệ chiết khấu trong kinh doanh được hiểu là tỉ lệ giảm giá của người bán dành cho người mua. Ví dụ một mặt hàng được giảm giá 40% thì tỷ lệ chiết khấu là 40%.
Chiết khấu tiền mặt là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ mà người bán đưa ra cho người mua để khuyến khích việc thanh toán nhanh chóng nhất.
Hiện nay có 3 loại chiết khấu trong kinh doanh thường được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm chiết khấu khuyến mãi, chiết khấu số lượng, chiết khấu thương mại. Cụ thể:
Chiết khấu khuyến mãi: là hình thức người bán trực tiếp giảm giá sản phẩm cho người mua, khiến người mua có thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Ví dụ, sản phẩm được giảm giá 10%, 15%, 20%,...
Chiết khấu số lượng: Khi người mua hàng mua với số lượng lớn sẽ được giảm một mức giá cụ thể. Ví dụ, nếu mua 2 sản phẩm sẽ được giảm 10%, mua 3 sản phẩm sẽ được giảm giá 20%,...tùy theo quy định cụ thể của từng doanh nghiệp,...
Chiết khấu thương mại: là hình thức giảm giá nếu người mua hàng mua sản phẩm với một số lượng lớn. Hình thức này thường được áp dụng với những nhà phân phối hàng hóa.
Ngoài ra vẫn có những hình thức chiết khấu khác như giá bán lẻ thấp hơn giá quảng cáo sản phẩm, chiết khấu cho nhân viên, chiết khấu theo mùa,...
Ví dụ: Trên giá quảng cáo một chai nước mắm có giá là 20.000 đồng/chai, tuy nhiên khi bán cho các đại lý, doanh nghiệp chỉ tính giá 18.000 đồng/chai.
Hoặc với nhân viên trong một shop giày, có thể mua giày với giá ưu đãi được giảm 30%, còn khách hàng bình thường chỉ được chiết khấu tối đa 20%.
Có một số sản phẩm được giảm giá theo mùa, ví dụ áo rét mùa đông. Trong mùa đông có thể được bán với giá gốc 500.000 đồng/chiếc, nhưng khi cuối mùa và bắt đầu sang đông sẽ được giảm giá mạnh để thanh lý hết hàng hóa, tránh hàng tồn kho để đến mùa đông năm sau. Bởi sang xuân, hạ, nhu cầu mua áo rét mùa đông của khách hàng sẽ giảm mạnh.
Nếu bạn yêu thích công việc kinh doanh hay những việc liên quan đến chúng thì hãy vào ngay Vieclam123 tạo CV kinh doanh để ứng tuyển ngay nhé.
Chiết khấu là một hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu như không biết sử dụng hình thức này đúng cách thì doanh nghiệp có thể nhận được tác dụng ngược, không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần nắm được một số bí quyết chiết khấu sau đây:
Hoạt động chiết khấu nếu như chỉ diễn ra vài lần trong năm, vào những dịp đặc biệt hoặc có lý do cụ thể hợp lý sẽ được khách hàng trân trọng hơn và tận dụng những lần chiết khấu đó để mua hàng. Nếu như hoạt động chiết khấu diễn ra quá thường xuyên, hàng tuần, hàng tháng thì sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, thậm chí nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí là nghĩ rằng doanh nghiệp cố tình nâng giá sản phẩm rồi lại chiết khấu để tăng doanh thu bán hàng.
Niềm tin khách hàng là một điều mà doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để gây dựng. Vì vậy, đừng để sai lầm trong hoạt động chiết khấu mà khiến khách hàng mất đi niềm tin vào doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta không thường xuyên thấy những doanh nghiệp, thương hiệu lớn thực hiện hoạt động chiết khấu giá bán cho khách hàng. Nhưng một khi họ có chương trình khuyến mãi này thì lượng khách tìm đến rất đông.
Thêm vào đó, khi thực hiện chiết khấu quá nhiều, doanh nghiệp có thể chịu rủi ro bị thua lỗ, lợi nhuận cắt giảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Dù bạn có thực hiện hình thức Marketing nào đi chăng nữa thì để có thể kinh doanh tốt, doanh nghiệp của bạn vẫn nên tập trung vào giá trị của sản phẩm, những lợi ích mang đến cho khách hàng. Khi đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt, thì bạn sẽ gây dựng được lòng tin của khách hàng, và dù bạn có thực hiện chiết khấu hay không thì khách hàng vẫn sẽ tìm đến doanh nghiệp của bạn.
Bạn cần phải xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu vào từng thời điểm khác nhau để kích thích nhu cầu mua sắm của khách. Ví dụ với những mặt hàng đắt tiền như trang sức, vàng bạc, đá quý thường rất ít khi sử dụng hình thức chiết khấu. Những khách hàng tìm mua mặt hàng này thường ở phân khúc cao, họ thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn so với việc được giảm giá sản phẩm.
Với những mặt hàng như quần áo, giày dép tập trung vào phân khúc khách hàng tầm trung thì việc thực hiện chiết khấu vào nhiều dịp khác nhau trong năm sẽ có khả năng kích thích mua sắm nhiều hơn.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần có sự phân tích về khách hàng tiềm năng của mình, biết được sở thích mua sắm và nhu cầu của họ để lựa chọn được thời điểm và hình thức chiết khấu phù hợp.
Bên cạnh phương pháp chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp nên kết hợp với nhiều hình thức bán hàng khác để đạt hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, khi thực hiện chiết khấu, để đông đảo khách hàng biết đến chương trình của doanh nghiệp, cần có phương pháp quảng cáo hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau như quảng cáo trên phương tiện truyền thông, quảng cáo trên Facebook, fanpage, website,...
Tóm lại, chiết khấu là một trong những phương pháp Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút, kích thích mua sắm của người tiêu dùng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải thực hiện hình thức chiết khấu một cách đúng đắn, hiệu quả.
Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức chiết khấu này hiệu quả và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
>> Xem thêm tin:
MỤC LỤC
Chia sẻ