close
cách
cách cách cách cách cách

Chiến lược khác biệt hóa là gì và cách để tạo dựng sự khác biệt?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp chú ý nhiều hiện nay đó chính là chiến lược khác biệt hóa. Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, sự cạnh tranh ngày càng lớn thì việc tạo nên sự khác biệt sẽ là lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp. Vậy, chính xác thì chiến lược khác biệt hóa là gì và làm cách nào để tạo nên sự khác biệt? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về chiến lược khác biệt hóa nhé!

1. Định nghĩa chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa trong tiếng Anh là “Differentiation Strategy”. Đây là chiến lược mang tính tổng quát và được sử dụng để định hình các chiến lược khác như chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và chiến lược marketing. Qua đó, doanh nghiệp tạo được cho mình hình ảnh độc tôn và trở nên khác biệt hơn so với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

Chiến lược khác biệt hóa là gì
Chiến lược khác biệt hóa là gì

Nói cách khác thì chiến lược khác biệt hóa chính là chiến lược tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và hình thành nên lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Đồng thời, đây cũng sẽ là rào cản với các đối thủ tiềm tàng khi có ý muốn học tập hay gia nhập vào sự “độc tôn” mà doanh nghiệp đã xây dựng. 

Chiến lược khác biệt hóa khi có sự kết hợp với hiệu ứng tâm lý Einstellung Effect (hiệu ứng xu thế độc quyền) thì sẽ tạo được cho mình một điểm tựa vững chắc trong lòng khách hàng công chúng. Bởi khi xây dựng chiến lược khác biệt hóa thành công thì điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã trở thành thương hiệu độc tôn trong nhận thức ở khách hàng với sản phẩm, dịch vụ đó. Và khi có những sản phẩm, dịch vụ tương tự thì cũng sẽ rất khó để đánh bại sự độc tôn đã được hình thành trong nhận thức của khách hàng. Bởi hầu hết mọi người đều có một nỗi sợ nhất định với sự thay đổi khi không chắc chắn về việc có thành công với thay đổi đó hay không.

Là một chiến lược tổng quát tạo sự khác biệt
Là một chiến lược tổng quát tạo sự khác biệt

Về tổng quan thì chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược tổng quát mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tìm kiếm cho mình một điểm nhấn và một lợi thế cạnh tranh đắt giá. Thực hiện tốt chiến lược này thì doanh nghiệp sẽ thành công trong việc định hình vị thế trong lòng khách hàng và công chúng. Đây chính là cơ sở và nền tảng cho những sự phát triển lớn hơn ở trong tương lai của doanh nghiệp.

2. Lịch sử ra đời của chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa cùng với 2 chiến lược tổng quát khác là Chiến lược tập trung và Chiến lược chi phí tối ưu đều được xây dựng bởi giáo sư Michael Porter và được xuất bản trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh”.

Được biết tới là một giáo sư uyên bác bậc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard, các cuốn sách của ông Michael Porter đều mang đến những kiến thức vô cùng hữu ích cho các nhà quản trị. Và các tác phẩm này đã trở thành những cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều chiến lược gia trên thế giới.

Và cũng theo Giáo sư thì việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp có thể được thực hiện cùng lúc. Điều này đã dẫn tới 2 cách thức của chiến lược khác biệt hóa là Chiến lược khác biệt hóa phổ quát và Chiến lược khác biệt hóa hẹp. Cụ thể như sau:

Lược sử ra đời của chiến lược khác biệt hóa
Lược sử ra đời của chiến lược khác biệt hóa

- Chiến lược khác biệt hóa phổ quát

Còn được gọi là chiến lược khác biệt hóa rộng với việc hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong thị trường hoạt động. Điều này có nghĩa là đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến sẽ đa dạng hơn, nhiều hơn và trên diện rộng hơn.

- Chiến lược khác biệt hóa hẹp

Ngược lại với chiến lược khác biệt hóa rộng thì chiến lược khác biệt hóa hẹp hướng tới đối tượng khách hàng nhỏ hơn, cụ thể hơn và ngóc ngách hơn trong thị trường hoạt động. Với những doanh nghiệp startup và có quy mô nhỏ thì đây chính là nền tảng để tạo dựng những sự thành công tiếp theo trong tương lai. 

Tức là, khi áp dụng chiến lược khác biệt hóa hẹp thì doanh nghiệp sẽ đi từ vùng nhỏ và mở rộng sự xâm chiếm của mình trong quá trình hoạt động sau đó. Thay vì quá nóng lòng để đánh một trận lớn thì việc gây tiếng vang ở những trận nhỏ sẽ giúp dũng khí và khí thế của doanh nghiệp được vững vàng hơn rất nhiều.

3. Ưu, nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa và ví dụ cụ thể

Khi đã hiểu chiến lược khác biệt hóa là gì thì bạn đã biết được ưu và nhược điểm của chiến lược này ra sao chưa? Việc nắm bắt điểm cộng và hạn chế của chiến lược khác biệt hóa sẽ giúp bạn ứng dụng tốt hơn trong chính doanh nghiệp mình.

Ưu và nhược điểm
Ưu và nhược điểm

3.1. Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

3.1.1. Ưu điểm nổi bật

Chiến lược khác biệt hóa có những ưu điểm nổi bật như sau:

- Tạo dựng và củng cố lòng trung thành của khách hàng

Khi xây dựng chiến lược khác biệt hóa có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo dựng được sự độc tôn cho thương hiệu của mình. Điều này giúp khách hàng có sự tin tưởng cao hơn về điều đó và hình thành nên lòng trung thành đối với thương hiệu.

- Dễ dàng hơn trong việc định giá cao 

Khi đã có được sự trung thành và lòng tin từ phái khách hàng thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề định giá sản phẩm, dịch vụ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bởi khách hàng có một niềm tin vững chắc vào thương hiệu nên họ có thể bỏ qua vấn đề về giá và vẫn tiếp tục với lòng tin đó của mình bằng cách sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

- Việc kinh doanh thuận lợi hơn

Sự khác biệt đã giúp quá trình bán hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Với tính chất độc tôn nên việc tiêu thụ sản phẩm rất đơn giản bởi không có sự lựa chọn thay thế nào khác.

Các tiêu chí phù hợp hơn
Các tiêu chí phù hợp hơn

- Cải thiện tỷ suất lợi nhuận

Nhờ vào sự hiệu quả kinh doanh nên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về cũng rất lớn. Do đó mà tỷ suất lợi nhuận cũng có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là khi doanh nghiệp kết hợp triển khai với chiến lược tối ưu. Điều này sẽ mang đến một sự cải thiện đáng kể ở tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tạo rào cản lớn cho đối thủ

Khi doanh nghiệp đã có cho mình vị thế độc tôn thì đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khác khi muốn phát triển điều tương tự. Bởi không dễ dàng gì để có thể thay đổi được nhận thức của con người, nhất là khi điều đó đã được chắc chắn.

3.1.2. Một số hạn chế của chiến lược khác biệt hoá

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên thì chiến lược khác biệt hoá cũng còn có một số hạn chế như sau:

- Chi phí đầu tư lớn

Để có thể thực hiện được sự khác biệt hóa cho doanh nghiệp thì chi phí đầu tư là một vấn đề nan giải. Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để thực hiện hoàn thảo chiến lược này với chi phí tiết kiệm cả. Và nếu không thành công thì việc thu hồi lại vốn cũng rất khó. 

Hạn chế của chiến lược
Hạn chế của chiến lược

- Cần có đội ngũ nhân sự sáng tạo và tài năng

Chi phí chỉ là điều kiện cần để thực hiện chiến lược khác biệt hóa và điều kiện đủ chính là đội ngũ nhân sự đầy tài năng cũng như sự sáng tạo. Bởi có như vậy thì sản phẩm, dịch vụ mới trở nên khác biệt và độc tôn. Còn nếu có chi phí nhưng không có bất cứ một ý tưởng độc đáo nào thì chiến lược khác biệt hóa sẽ chưa thể nào được hình thành.

- Rủi ro từ phía khách hàng

Thương hiệu có thể sở hữu sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá, khác biệt. Thế nhưng, nếu chưa đủ thì khách hàng vẫn sẽ quan tâm tới vấn đề giá cả trước khi quyết định mua. Vì thế mà sự khác biệt này cũng chưa đủ để doanh nghiệp được nâng lên một vị trí cao hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhận thức của khách hàng cũng sẽ thay đổi theo thời gian và trở nên thông minh hơn. Cùng với đó thì sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng sẽ là yếu tố tác động tới sự khác biệt được tạo dựng. Do vậy mà doanh nghiệp cần xác định những sự rủi ro từ phía khách hàng khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa cho mình.

3.2. Ví dụ về chiến lược khác biệt hóa trong thực tế

Nói tới việc thực hiện chiến lược khác biệt hóa trong thực tế thì công ty nổi bật nhất phải nhắc tới chính là Apple. Và sự khác biệt ám ảnh đến nỗi mà Steve Jobs đã đặt slogan của Apple là :Think different”.

Chiến lược khác biệt hóa của Apple
Chiến lược khác biệt hóa của Apple

3.2.1. Thiết kế của sản phẩm

Theo đuổi sự tối giản, các sản phẩm của Apple đều có thiết kế vô cùng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự hiện đại và thời thượng. Việc loại bỏ đi các phím vật lý giúp sản phẩm của Apple trở nên khác biệt và nổi bật hơn. Đây cũng được xem là một bước đi mang tính đột phá của Apple trong việc nâng cao trải nghiệm của người dùng với các chức năng mới mẻ, ấn tượng đi cùng với bước tiến công nghệ của nhân loại.

Bên cạnh đó, việc các sản phẩm đều được đầu tư thiết kế theo sự mỏng, nhẹ đã giúp Apple cho ra mắt những sản phẩm thanh lịch và mang tính thời thượng, thanh thoát. Và đây cũng được xem là một sự ám ảnh đối với huyền thoại của làng thiết kế Jonathan Ive.

3.2.2. Hệ điều hành

Nếu như các sản phẩm công nghệ di động hiện nay chủ yếu sử dụng hệ điều hành Android thì Apple đã xây dựng cho mình hệ điều hành riêng biệt. Đó chính là iOS, macOS, tvOS hay watchOS,....Điều này đã giúp cho Apple trở nên khác biệt và riêng biệt hơn rất nhiều so với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ này.

Và chính bởi hệ điều hành này đã giúp Apple xây dựng được một hệ sinh thái dành cho riêng mình. Bất cứ ai khi đã lỡ bước chân vào thế giới đó thì rất khó để có thể thoát ra được. 

3.2.3. Giá cả

​Giải pháp công nghệ toàn diện
​Giải pháp công nghệ toàn diện

Một trong những điều làm nên thành công của Apple đó chính là chiến lược về giá. Thay vì đưa ra một mức giá thấp thì Apple đã đưa ra mức giá rất cao cho sản phẩm của mình. Và tất nhiên, mức giá này cần có sự tương xứng với sản phẩm được tạo ra. Điều này cho thấy được giá trị sản phẩm của Apple là không hề nhỏ một chút nào.

Với việc truyền tải thông điệp giá thành tương xứng với chất lượng thì lợi nhuận của Apple là 75%, chiếm 45% doanh thu ngành smartphone cho dù chỉ chiếm 13% thị phần trong quý 2 năm 2021. Điều này cho thấy được rằng, với thị phần ổn định và sự thành công của chiến lược hóa thì giá cả là điều có thể bỏ qua với những người được xem là fan nhà Táo khuyết.

4. Cách để tạo sự khác biệt như thế nào?

Để tạo dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp mình sau khi hiểu được chiến lược khác biệt hóa là gì thì bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

- Tạo sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ

- Phát triển thêm 1 chức năng hoặc tính năng mới

- Khả năng đáp ứng nhu cầu chưa được con người khám phá hay nghĩ tới

Cách tạo sự thu hút
Cách tạo sự thu hút

- Cung cấp dịch vụ chưa từng xuất hiện tại thời điểm, địa điểm nhất định

- Khả năng đáp ứng và giải quyết các yêu cầu của khách hàng

- Độ tin cậy của sản phẩm,...

Trên đây là các thông tin cơ bản về chiến lược khác biệt hóa gửi tới bạn đọc. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ chiến lược khác biệt hóa là gì cũng như ư và nhược điểm của hình thức này.

Warehouse supervisor là gì? Thông tin thú về nghề giám sát kho

Warehouse supervisor là gì? Mô tả công việc nghề giám sát kho ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Warehouse supervisor là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.