close
cách
cách cách cách cách cách

Chân vòng kiềng là gì? Cách khắc phục cho trẻ bị chân vòng kiềng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chân vòng kiềng có lẽ là một trong những tình trạng mà khá nhiều trẻ em gặp phải. Vì sự khác lạ này mà các phụ huynh thường rất lo lắng khi không may con mình bị chân vòng kiềng. Vậy, theo bạn, chân vòng kiềng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn đi tìm câu trả lời chi tiết về chân vòng kiềng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những chia sẻ cơ bản về chân vòng kiềng 

1.1. Lý giải về tình trạng chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân cong, chân chữ O. Là một tình trạng bất thường ở chân khi 2 mắt cá chân chạm nhau nhưng khoảng cách của 2 đầu gối lại khá xa nhau. Đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới tập đi, trẻ từ 3 - 5 tuổi và thường có thể tự khỏi mà không cần tiến hành bất cứ phương pháp điều trị nào. 

Chân vòng kiềng là gì
Chân vòng kiềng là gì

Trên thực tế thì chân vòng kiềng không quá mới lạ mà diễn ra khá nhiều và hầu hết đều có thể tự khỏi. Trẻ em bị chân vòng kiềng đều sẽ có quá trình phát triển bình thường mà không có dấu hiệu đặc biệt hay bất thường nào xảy ra.

Tuy nhiên, sự bất thường nào cũng luôn là điều khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến tương lai sau này của con. Vậy, chân vòng kiềng có nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng theo dõi những chia sẻ tiếp theo đây để có cho mình thông tin hữu ích nhất nhé!

1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng

Dị tật chân vòng kiềng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra. Và một số nguyên nhân cơ bản của dị tật này có thể kể đến như:

- Do thai nhi bị sai tư thế khi ở trong bụng mẹ

- Do cân nặng của trẻ

- Do di truyền

- Do thiếu vitamin D

- Do bệnh blount (chứng rối loạn xương và tạo ra sự ảnh hưởng đến ống chân)

Nguyên nhân dẫn đến dị tật
Nguyên nhân dẫn đến dị tật

Với những nguyên nhân trên thì yếu tố di truyền được coi là hiếm gặp nhất khi trả bị chân vòng kiềng. Vì thế mà nếu không phải do bệnh tật hay bẩm sinh thì chân vòng kiềng sẽ có thể tự khắc phục theo quá trình lớn lên của trẻ. 

Và thường thì đến khoảng 3 tuổi là trẻ sẽ không còn bị chân vòng kiềng nữa. Đến giai đoạn từ 7 - 8 tuổi thì trẻ sẽ có thể giữ được góc độ của chân ở thời điểm đó đến khi trưởng thành sau này.

1.3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị chân vòng kiềng là gì?

Làm thế nào để biết được trẻ có bị chân vòng kiềng hay không? Đây chắc hẳn sẽ là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, nhất là với những người chuẩn bị làm cha mẹ lần đầu tiên hay đã có con nhỏ cho mình.

Với dị tật chân vòng kiềng thì dấu hiệu nhận biết có thể được xem xét thông qua những cách sau đây:

1.3.1. Cách 1

Cho trẻ đứng thẳng, các ngón chân hướng về phía trước, đồng thời, 2 mắt cá chân chạm vào nhau. Nếu đứng như vậy mà xuất hiện khoảng cách ở giữa 2 đầu gối thì chứng tỏ trẻ đã bị chân vòng kiềng.

Bên cạnh đó, nếu như đầu gối của trẻ chạm vào nhau nhưng 2 mắt cá chân lại cách xa nhau thì điều này có nghĩa là chân trẻ đã bị khuỳnh. 

Cả 2 trường hợp này đều được coi là dị tật ở chân và thường diễn ra khi trẻ ở độ tuổi từ 3 - 6. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển thì các dị tật này sẽ được cải thiện và chân của trẻ sẽ như bình thường hoặc gần như bình thường.

Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng
Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng

1.3.2. Cách 2

Cách thứ 2 để xem trẻ có bị chân vòng kiềng không đó là cho trẻ nằm thẳng người và ngửa mặt lên trên. Tiếp đến duỗi thẳng 2 chân của trẻ và để cho 2 mắt cá chân chạm vào nhau. Sau đó sẽ tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ. 

Trường hợp khoảng cách nhỏ hơn 10cm thì trẻ vẫn phát triển bình thường, còn nếu khoảng cách lớn hơn 10cm thì trẻ sẽ cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn để đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời.

1.3.3. Cách 3

Xét nghiệm sẽ là một trong số những cách bạn có thể áp dụng để biết được trẻ có bị chân vòng kiềng hay không và nguyên nhân là do đâu. Ngoài ra, dựa vào kết quả xét nghiệm, phụ huynh cũng có thể biết được trẻ có bị mắc bệnh về xương không.

2. Làm gì để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ?

2.1. Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện trẻ bị chân vòng kiềng?

Với tình trạng chân vòng kiềng, phụ huynh cần có sự quan sát kỹ về tình trạng của trẻ. Những việc cần làm có thể kể đến như sau:

- Xác định tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ là sinh lý hay bệnh lý. Trường hợp là sinh lý thì có thể yên tâm hơn bởi dị tật này sẽ có thể tự cải thiện trong quá trình lớn lên ở trẻ. Còn nếu là bệnh lý thì sẽ cần có sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ để có phương pháp cải thiện kịp thời.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng
Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng

- Nếu như là trẻ sơ sinh hay mới chập chững biết đi thì chân vòng kiềng là một biểu hiện hết sức bình thường. Vì thế mà phụ huynh không nên quá lo lắng mà cần tiếp tục theo doi thêm khi con lớn hơn.

- Khi trẻ 2 tuổi thì chân vòng kiềng sẽ vẫn còn có dấu hiệu nhất định, tuy nhiên, đến khi 3 tuổi thường sẽ hết tình trạng này. Vì thế, nếu trẻ 3 tuổi nhưng chân vẫn có dấu hiệu vòng kiềng thì cần tiến hành đi khám bác sĩ để nắm bắt rõ nhất tình hình của trẻ.

- Với những trẻ bị chân vòng kiềng bởi thiếu vitamin D thì phụ huynh có thể kết hợp giữa việc bổ sung theo đơn thuốc và tìm đến bác sĩ chỉnh hình để được can thiệp sớm hơn. 

2.2. Cải thiện tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ như thế nào?

Để con có một đôi chân bình thường trong tương lai thì phụ huynh cần có cho mình sự hiểu biết về chân vòng kiềng là gì cũng như nắm bắt một số cách cải thiện dị tật này. Dưới đây sẽ là một số cách khắc phục mà phụ huynh có thể tham khảo.

2.2.1. Đến gặp bác sĩ đúng thời điểm

Đối với trẻ nhỏ thì việc chân vòng kiềng khá là bình thường. Vì thế mà cha mẹ sẽ cần tìm hiểu kỹ về từng giai đoạn phát triển của trẻ với những dấu hiệu sinh lý cụ thể. Đặc biệt, cần biết khi nào thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

Những dấu hiệu cho thấy trẻ cần gặp bác sĩ như sau:

- Đi khập khiễng

Dấu hiệu cho thấy trẻ cần đến gặp bác sĩ
Dấu hiệu cho thấy trẻ cần đến gặp bác sĩ

- Cảm thấy khó chịu vì phải chịu một áp lực có cường độ ở mức vừa phải cho đến nặng

- Chân trẻ trở nên cong hơn sau một thời gian nhất định

- Chân vòng kiềng có dấu hiệu phát triển nhanh hơn từ giai đoạn 5 - 7 tuổi

2.2.2. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng để trẻ không bị mắc các bệnh liên quan đến xương, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và trưởng thành sau này. Một số dưỡng chất thiết yếu cho tình trạng chân vòng kiềng đó chính là vitamin D, protein, canxi và các khoáng chất khác. 

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì phụ huynh cũng cần lưu ý đến cân nặng của trẻ. Tránh trường hợp trẻ quá nặng cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tình trạng chân vòng kiềng trở nên nặng hơn do phải chịu áp lực từ chính cơ thể.

2.2.3. Áp dụng biện pháp chữa trị kịp thời

Một số biện pháp chữa trị chân vòng kiềng có thể áp dụng ở trẻ đó là đeo nẹp vào ban đêm. Đây là phương pháp mà các bác sĩ nhi khoa sử dụng khá nhiều để can thiệp tình trạng này ở trẻ sớm hơn, tuy nhiên, phụ huynh nên áp dụng phương pháp điều trị tổng thể và thực hiện qua nhiều lần điều trị. Như vậy trẻ sẽ có một sự thay đổi mang tính tổng quát hơn, tránh việc tập trung quá vào một vấn đề, gây tâm lý ở trẻ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Về cơ bản thì phụ huynh cần chú ý và quan sát tình hình của con một cách sát sao để có thể đưa ra được những cách thức ứng xử và xử lý một cách phù hợp nhất. Bên cạnh các cách khắc phục trên thì cha mẹ cũng cần chú ý tới cân nặng của con, đảm bảo tình trạng đủ cân và tránh bị thiếu cân hay quá dư thừa. Bởi yếy tố cân nặng cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới dị tật chân vòng kiềng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cho con luyện tập một số bài tập nhẹ nhàng để cải thiện chân vòng kiềng cũng như giúp đôi chân trở nên dẻo dai hơn.

Mọi sự bất thường đều cần được tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ có chuyên môn thay vì áp dụng các mẹo. Do đó mà phụ huynh cần tỉnh táo và nắm bắt được thời điểm chính xác để đưa trẻ đến gặp bác sĩ hỗ trợ.

Trên đây chính là thông tin chi tiết về chân vòng kiềng. Mong rằng, với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được chân vòng kiềng là gì cũng như các vấn đề liên quan tới tình trạng khá phổ biến này ở trẻ. Qua đó, có thêm sự hiểu biết cho bản thân để đưa ra cách ứng xử phù hợp nếu như gặp tình huống này.

Xúc giác là gì? Tìm hiểu chi tiết về xúc giác quan của con người

Xúc giác là gì? Vai trò và sự phát triển của xúc giác như thế nào? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!

Xúc giác là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.