close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn xin việc về trách nhiệm trong công việc của bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Câu hỏi phỏng vấn về trách nhiệm của bạn thường được nhà tuyển dụng sử dụng nhằm sàng lọc được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đang cần tuyển dụng.

Thông điệp quan trọng nhất mà bạn cần truyền tải đến nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn là gì? Nếu nhà tuyển dụng phải có một ấn tượng với bạn sau buổi phỏng vấn, điều đó nên là bạn có thể giải quyết được các vấn đề của công ty. 

Để truyền tải thành công thông điệp này, bạn cần chứng minh rằng bạn đã sở hữu những điều cần thiết để có thể hoàn thành tốt công việc nhờ các kinh nghiệm đến từ những vị trí trước đây. Một điều rất may mắn là trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ chủ động hỏi bạn về những trách nhiệm trước đây của bạn là gì, từ đó bạn sẽ có thêm cơ hội để chủ động thể hiện những kinh nghiệm, kỹ năng và năng khiếu của bản thân để có thể thành công trong công việc.

Khi bạn được hỏi những câu hỏi phỏng vấn xin việc liên quan đến các vị trí hiện tại hoặc trước đây của bản thân, điều quan trọng là câu trả lời của bạn phải bao gồm một số thông tin chi tiết, cụ thể về những gì bạn đã làm trong (các) vai trò trước đây của mình.

Chú ý: Hãy cố gắng giữ câu trả lời của bạn ở mức tích cực nhất có thể - bạn có thể đưa ra một số ví dụ, số liệu cụ thể về những tiến bộ hay thành tích của bản thân, nhưng đừng đề cập đến những vấn đề, bất đồng khi làm việc với cấp trên hoặc đồng nghiệp, nhất là hãy tránh việc than phiền về công việc với người phỏng vấn. 

Vì đây là một loại câu hỏi phỏng vấn xin việc rất phổ biến, bạn hãy nhớ chuẩn bị câu trả lời trước cho nó. Hãy tổng kết những trách nhiệm và kỹ năng mà bạn đã đạt được ở (các) vị trí công việc trước. Bạn có những gì và bạn sẽ trả lời câu hỏi này với thái độ như thế nào? Hãy luyện tập trước vì bạn có thể. 

Nhìn chung, câu trả lời cho câu hỏi này nên tập trung vào vị trí công việc hiện tại hoặc gần đây nhất của bạn. Hãy cố gắng trả lời câu hỏi sau một cách thật rõ ràng và ấn tượng, "Tại sao bạn lại nghĩ rằng bản thân có những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí công việc này?" Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ hoàn toàn thành công trong việc xử lý các câu hỏi phỏng vấn xin việc về trách nhiệm trong công việc của bản thân.

Cách trả lời câu hỏi về các trách nhiệm trong công việc của bạn

Cách trả lời câu hỏi về các trách nhiệm trong công việc của bạn

Cách tốt nhất để trả lời loại câu hỏi phỏng vấn xin việc này là hãy mô tả chi tiết các trách nhiệm trong công việc gần nhất hoặc trước đây của bạn và kết nối chúng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc cho vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Hầu hết mọi bản mô tả công việc đều sẽ đề cập đến những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng (thường sẽ được ghi dưới phần “Yêu cầu” hoặc thể hiện thông qua phần “Nội dung công việc”).

Đối với mỗi mục yêu cầu của bản mô tả công việc, hãy tự hỏi bản thân bạn:

1. Làm thế nào để tôi biết được bản thân có thể thực hiện loại nhiệm vụ này?

2. Khi nào thì tôi đã từng thực sự sử dụng các kỹ năng này?

3. Tôi đã làm việc hiệu quả như thế nào trong loại công việc này?

4. Tôi có thể sử dụng những ví dụ nào để chứng minh năng khiếu của mình cho thể loại công việc này?

Ví dụ, nếu bản mô tả công việc yêu cầu bạn phải có những kiến ​​thức vững chắc về công nghệ như biết cách sử dụng các phần mềm như Microsoft Office Suite hoặc Adobe Creative Suite, hãy chuẩn bị sẵn sàng để có thể đưa ra những ví dụ, lời mô tả cụ thể để chứng minh bạn đã biết sử dụng thành thạo các chương trình này thông qua (các) công việc, kinh nghiệm trước đây của mình. Nếu công việc đó đòi hỏi bạn phải sở hữu những kỹ năng dịch vụ khách hàng xuất sắc, hãy chuẩn bị sẵn sàng để trích dẫn một vài trường hợp trong đó bạn đã xử lý thành công các vấn đề khó khăn liên quan đến quan hệ khách hàng.

Sau đó, hãy kết hợp những khả năng chuyên môn của bạn với công việc đó:

Hãy liên kết các trách nhiệm trong công việc hiện tại hoặc trước đây của bạn với những yêu cầu được liệt kê trong bản mô tả công việc đó. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã có đủ những kỹ năng, trình độ cần thiết để đảm đương công việc mà bạn đang tham gia ứng tuyển với công ty.

Hãy tập trung câu trả lời của bạn vào những phần trách nhiệm (khả năng chuyên môn) có liên quan trực tiếp đến các yêu cầu của công việc mới. Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn xin việc cho một vị trí đòi hỏi kỹ năng quản lý tốt, hãy nhấn mạnh các dự án bạn đã dẫn dắt, các sự kiện bạn đã lên kế hoạch và những người bạn đã quản lý. Nếu bạn đang cố gắng tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực sáng tạo như thiết kế đồ họa hay tiếp thị sản phẩm, hãy mang theo một bản portfolio bao gồm những thiết kế mà bạn đã từng thực hiện cho các chiến dịch trước đây, khi đến tham gia phỏng vấn. 

Hãy rõ ràng và tận tâm khi tổng kết những trách nhiệm trong công việc của bạn - rất có thể, người phỏng vấn đã có sẵn một bản copy sơ ​​yếu lý lịch của bạn và đang mong chờ bạn đưa ra những thông tin nằm ngoài những điều đã được liệt kê trong đống tài liệu đó. Đây chính là một cơ hội để bạn “khoe ra” những “câu chuyện” cá nhân; từ đó bạn sẽ trở nên sống động, ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng thay vì việc họ chỉ biết đến bạn từ những thông tin khô khan trên trang giấy trắng. 

Chú ý: Tuy nhiên, hãy tránh việc đi quá sâu vào các chi tiết hoặc tiểu tiết. Những từ ngữ chuyên ngành có thể khiến người phỏng vấn cảm thấy bị choáng ngợp. 

Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng thông tin của câu trả lời, những hãy cố gắng hết sức để đưa ra được một lời phản hồi chi tiết mà không tiểu tiết về các trách nhiệm trong công việc của bạn; hãy sử dụng từ ngữ khác với những gì bạn đã viết trong bản sơ yếu lý lịch để tạo cảm giác mới mẻ cho nhà tuyển dụng. 

Hãy đề cập đến bất kỳ trường hợp cụ thể nào mà bạn đã mang lại lợi ích cho công ty. Hoặc bạn đã giải quyết một vấn đề khó khăn hay có một thành tích lớn trong công ty. Những câu trả lời mang chiều hướng thể hiện kết quả tích cực mà bạn đã đạt được sẽ rất có lợi. Bạn có thể nói những điều như:

  • Tôi đã sáng tạo ra một lịch trình có thể ngăn chặn việc giao hàng trễ, từ đó nhận được giải thưởng vinh danh của công ty dành cho thành viên xuất sắc nhất nhóm.

  • Công việc hằng ngày của tôi là làm đầu mối liên kết chính với khách hàng, làm việc để đảm bảo rằng các nhu cầu của họ được đáp ứng một cách kịp thời. Cùng lúc đó tôi cũng phải hoàn thành những phần việc cấp bách cho cấp trên của tôi.

Mặc dù bạn muốn trả lời câu hỏi theo chiều hướng tích cực nhất có thể, điều quan trọng là bạn phải giữ được sự trung thực. Đừng kể thêm những điều không đúng về chức danh cũng như nhiệm vụ trong công việc của bạn. Điều này là vì người phỏng vấn có thể sẽ đối chiếu những thông tin bạn nói với thư giới thiệu hoặc các nguồn thông tin tuyển dụng khác về bạn. Và bạn sẽ không muốn để lại ấn tượng là người nói dối trong mắt người phỏng vấn. 

Chuẩn bị trước chính là chiếc chìa khóa để dẫn tới thành công

Chuẩn bị trước chính là chiếc chìa khóa để dẫn tới thành công

Cách tốt nhất để kiểm soát sự lo lắng trước mỗi buổi phỏng vấn xin việc thật sự là hãy chuẩn bị bản thân bạn sẵn sàng nhất có thể.

Hãy kiểm tra lại các câu trả lời đã được chuẩn bị trước của bạn dành cho những câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến trước khi bước vào phỏng vấn. Điều đó cũng sẽ giúp bạn tự tin đưa ra các câu trả lời một cách tốt hơn. Bạn có thể thực hành luyện tập trả lời các câu hỏi như vậy trong những buổi phỏng vấn thử tại gia với một người bạn hoặc bằng cách đứng một mình trước gương.

Bạn cũng nên nhớ rằng phỏng vấn xin việc là một buổi phỏng vấn hai chiều. Trong lúc họ đang kiểm tra bạn, bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu bản thân có thực sự phù hợp với công việc hay công ty này không. Hãy đưa ra những câu hỏi về phần trách nhiệm mà có thể bạn chưa chắc lắm hoặc nó có nhiều cách giải quyết khác nhau tùy thuộc vào mỗi công ty. 

Vì mọi chuyện sẽ chưa ngã ngũ cho đến lúc bạn thật sự kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cố gắng hết sức mình để gây được những ấn tượng tốt đẹp nhất với người phỏng vấn thông qua câu hỏi này. Biết đâu nhờ nó, bạn lại có thể lật ngược được ván cờ. 

Tổng kết

Liên kết các trách nhiệm trong công việc hiện tại hoặc quá khứ của bạn với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Hãy nhấn mạnh các kỹ năng, nhiệm vụ mà bạn sở hữu và cho thấy bạn có thể đảm đương được vị trí công việc mới này.

Đưa ra các ví dụ cụ thể: Hãy chuẩn bị những câu chuyện để chứng minh kinh nghiệm của bạn.

Đưa ra câu trả lời một cách sống động: Hãy kể một câu chuyện để chứng tỏ bản thân thay vì liệt kê lại những điều đã có sẵn trên bản sơ yếu lý lịch.

Hãy trung thực: Quan trọng nhất, đừng nói dối về các trách nhiệm công việc cũng như trình độ của bạn.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.