close
cách
cách cách cách

Câu đặc biệt là gì? Cách phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Câu đặc biệt là dạng câu không có cấu trúc cụm chủ vị như một câu thông thường. Câu đặc biệt thường xuyên được sử dụng trong văn học và trong giao tiếp thường ngày với nhiều mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây của Vieclam123.vn sẽ giới thiệu chi tiết về câu đặc biệt.

1. Câu đặc biệt là gì?

1.1. Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt có thể hiểu là câu chỉ có một từ hoặc một cụm từ, cấu tạo của nó không theo mô hình cụm chủ vị như một câu thông thường.

Ví dụ về câu đặc biệt:

  • Một đêm mưa

  • Ơn trời

  • Tiếng chim. Tiếng trống trường. 

1.2. Chức năng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được sử dụng với một số mục đích cụ thể như:

  • Câu đặc biệt được sử dụng để xác định thời gian, nơi chốn

Ví dụ: 

“Một ngày đẹp trời”

“Đêm khuya”

“Đà Lạt. 3 giờ sáng.”

  • Câu đặc biệt được sử dụng để biểu lộ cảm xúc

Ví dụ:

“Ơn trời”

“Ôi chao”

“Trời ơi”

“Mừng quá”

“Vui ghê”

Câu đặc biệt là gì

  • Câu đặc biệt có chức năng gọi đáp

Ví dụ:

“Cô ơi”

“Minh ơi”

“Nam này”

  • Câu đặc biệt được sử dụng với chức năng liệt kê sự vật, sự việc

Ví dụ:

“ Gió. Mưa. Lạnh.”

“Hà Nội. Mùa thu năm 1945”

2. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

2.1. Câu rút gọn là gì?

Một câu đầy đủ thông thường sẽ có các bộ phận chính và bộ phận phụ. Khi câu đầy đủ được lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ thì trở thành câu rút gọn.

Ví dụ về câu đầy đủ:

  • “Bạn đi ra ngoài chơi không? -Mình không đi được rồi”

=> Câu rút gọn sẽ là: “Đi ra ngoài chơi không?-Không đi được rồi”

  • “Bao giờ thi môn Toán nhỉ?-Sáng mai thi môn Toán”

=> Câu trả lời có thể được rút gọn thành “Sáng mai” mà câu vẫn giữ nguyên ý.

Câu rút gọn có thể giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, có thể truyền đạt đầy đủ thông tin đến người đọc, người nghe mà không bị lặp từ. Tuy nhiên, câu rút gọn cần được sử dụng hợp hoàn cảnh, không nên sử dụng tùy tiện vì rút gọn câu sai trường hợp có thể khiến người đọc, người nghe hiểu sai ý hoặc gây cảm giác bất lịch sự. 

Ví dụ một số cách rút gọn câu khiến câu nói trở lên cụt ngủn, mất lịch sự:

  • “Con nấu cơm tối chưa?-Chưa”

  • “Bài thi giữa kì của con được mấy điểm”-7 điểm”.

2.2. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt là gì

Câu đặc biệt và câu rút gọn đều là những câu không có cấu tạo theo cấu trúc cụm chủ-vị. Thường chỉ có một từ hoặc một cụm từ. Tuy nhiên, hai loại câu này lại là hai dạng câu khác biệt và có những chức năng khác nhau. Các bạn có thể phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn dựa trên một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, câu rút gọn có thể được thêm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ để trở thành câu đầy đủ. Tuy nhiên, câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn nhưng lại không có bộ phận chủ ngữ nào được lược đi cũng như không thể thêm các bộ phận này vào câu đặc biệt để trở thành câu đầy đủ.

Ví dụ: 

  • Câu rút gọn “đi học không?” có thể được khôi phục thành câu đầy đủ như “Bạn đi học không?”

  • Câu đặc biệt “Lại mưa. Mưa rả rích cả tháng trời”, câu “lại mưa” không thể được khôi phục thành câu đầy đủ có hai bộ phận chủ-vị ngữ.

3. Bài tập về câu đặc biệt

Bài tập 1: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong các đoạn văn sau:

1. “Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cảnh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây. Lâu quá!”

Đáp án: 

Câu đặc biệt trong đoạn văn trên là: 

  • Ba giây… Bốn giây… Năm giây: dùng để xác định thời gian

  • Lâu quá! :dùng để bộc lộ cảm xúc

Đoạn văn trên không có câu rút gọn.

2. “Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”

Đáp án:

Câu đặc biệt trong đoạn văn là: “một hồi còi”: dùng để thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Trong đoạn văn không có câu rút gọn.

3. “Chim sâu hỏi chiếc lá:

Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

Bình thường lắm, chẳng có gì đáng để kể đâu.”

Đáp án: 

Câu đặc biệt trong đoạn thơ trên là “Lá ơi!”: có tác dụng gọi – đáp.

Câu rút gọn là: 

“Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!” và câu “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng để kể đâu”: làm cho câu gọn hơn, trách lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được “câu đặc biệt là gì” đồng thời biết cách phân biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn trong tiếng Việt. Vieclam123.vn chúc các bạn học tốt.

>> Xem thêm bài:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.