Người Nhật luôn có rất nhiều điều mà người dân ở các quốc gia khác phải học hỏi, đặc biệt là văn hoá làm việc cũng như cách đánh giá, nhìn nhận con người. Và điều này thể hiện rõ thông qua cách tuyển dụng của người Nhật. Vậy, chính xác thì người Nhật có cách thức và quy trình tuyển dụng như thế nào? Có điểm gì đặc biệt trong quá trình tuyển dụng của họ? hãy cùng vieclam123.vn khám phá về cách tuyển dụng của người Nhật qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Không phải tự nhiên các doanh nghiệp Nhật Bản đều có sự phát triển một cách bền vững và lâu dài. Điều này phụ thuộc rất lớn vào vấn đề con người cũng như cách thức tuyển dụng mà người Nhật áp dụng trong doanh nghiệp mình. Vậy, cách tuyển dụng của người Nhật như thế nào?
Mầm non của đất nước hay chính xác hơn là các sinh viên mới ra trường, nhưng người mới tốt nghiệp. Đây được xem là hình thức tuyển dụng tiềm năng khi các doanh nghiệp lớn của Nhật thường lựa chọn những nhân tố này cho đầu vào của mình.
Lý giải cho điều này thì theo các doanh nghiệp Nhật Bản, những người mới ra trường thường là trang giấy trắng, do vậy mà việc đào tạo, uốn nắn thường dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi công ty có khả năng đào tạo nhân viên lâu dài thì họ lại càng hướng đến những nhân tố này để xây dựng đội ngũ nhân sự nòng cốt cho tương lai.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có khả năng đào tạo thì những người có kinh nghiệm, tay nghề sẽ được tuyển dụng nhiều hơn. Điều này khá giống với cách thức tuyển dụng tại Việt Nam hiện nay.
Với việc lựa chọn tuyển dụng sinh viên mới ra trường thì tháng 4 được xem là mùa tuyển dụng sôi động tại Nhật Bản. Có công ty tuyển dụng lên tới hàng ngàn người và có quá trình đào tạo kéo dài trong suốt 1 tháng. Người Nhật coi trọng tiềm năng phát triển hơn kinh nghiệm hay bằng cấp, tuy nhiên, việc đào tạo quá lâu cũng sẽ phần nào khiến ứng viên cảm thấy chán nản. Mặc dù vậy thì đây vẫn là một cách rất thích hợp với doanh nghiệp quy mô lớn để xây dựng một đội ngũ nhân sự nòng cốt phục vụ cho tương lai.
Người Nhật thường không tuyển dụng nhân sự theo đúng chuyên ngành của họ. Nhân sự được tuyển sẽ có các chuyến du học ngay tại công ty với các phòng ban và vị trí khác nhau. ừ bộ phận kinh doanh, phát triển sản phẩm, cho đến marketing,... Tất cả đều sẽ có một khoảng thời gian nhất định tại các phòng ban khác nhau để biết được sự yêu thích và năng lực làm việc của mình tại đâu.
Cách này cũng sẽ có nhược điểm là nhân viên không tích lũy được kinh nghiệm chuyên sâu cho một lĩnh vực nào đó. Và điều này sẽ gây khó khăn cho nhân viên nếu như muốn chuyển việc dựa trên năng lực chuyên môn của bản thân. Tuy nhiên đây cũng là cách để doanh nghiệp Nhật níu giữ được người lao động khi học có cơ hội để khám phá cũng như hiểu rõ hơn về chính mình. Đồng thời, giảm được tỷ lệ nghỉ việc cũng như tăng được sự ổn định của đội ngũ nhân sự trong công ty, bù được vào chi phí đầu tư cho việc đào tạo nhân sự đã thực hiện.
Trong văn hóa tuyển dụng của người Nhật thì yếu tố thâm niên rất được coi trọng. Điều này có nghĩa là cho dù bạn có là Tiến sĩ, thạc sĩ thì khi tuyển dụng vào doanh nghiệp Nhật, mức thu nhập cũng sẽ không quá cao so với người chỉ tốt nghiệp đại học nhưng đã làm lâu năm tại công ty. Nói cách khác thì người Nhật coi trọng chế độ thâm niên hơn so với trình độ học vấn hay bằng cấp. Trừ những việc làm đòi hỏi cần có bằng cấp chuyên môn cao thì mức lương mới có thể nhỉnh hơn, nhưng sự chênh lệch này không quá lớn.
Điều này cũng có nhược điểm là khi mọi người có chế độ thâm niên bằng nhau, nhưng kết quả và hiệu quả công việc lại chênh lệch rõ ràng và được nhận một mức lương như nhau. Ở trường hợp này thì nhân viên rất dễ bị nản, không có động lực làm việc bởi khi kết quả có hơn thì mức lương cũng sẽ không nhỉnh hơn là bao. Nhưng xét một cách lâu dài thì việc tăng lương và thăng chức diễn ra ổn định thì sẽ giúp nhân viên an tâm làm việc hơn rất nhiều.
Hiện nay, khi kinh tế có sự biến động mỗi ngày thì cách tuyển dụng của người Nhật cũng sẽ có sự thay đổi và chế độ thâm niên cũng dần được loại bỏ, thay thế. Mặc dù vậy, thì đây vẫn là yếu tố mà các doanh nghiệp lâu năm tại Nhật đã áp dụng.
Nếu như ở nước ngoài và ngay tại Việt Nam, việc tuyển dụng thường dựa vào yếu tố chuyên môn, thành tích để đánh giá thì ở Nhật hoàn toàn ngược lại. Thông tin tuyển dụng của họ khá chung chung và không có yêu cầu riêng về chuyên ngành hay lĩnh vực nào đó. Vì thế mà bạn sẽ không nên quá bất ngờ nếu như một người học triết làm kế toán hay người học lịch sử làm nhân viên ngân hàng,...
Đây được xem là yếu tố khác biệt và rất lạ trong cách tuyển dụng của người Nhật. Bởi khi đã có một quá trình đào tạo cộng với sự nhìn nhận năng lực, khả năng thích nghi của ứng viên thì cho dù là vị trí nào họ cũng sẽ làm tốt. Đó là điều mà người Nhật vô cùng tin tưởng khi lựa chọn nhân sự theo cách thức này.
Như đã nói ở trên, Nhật bản không đề cao thành tích học tập hay yếu tố chuyên môn, họ đề cao ứng viên hơn dựa trên các hoạt động xã hội. Điều này chính là bởi thành tích học tập sẽ chỉ mang tính cá nhân, còn các thành tích, hoạt động xã hội sẽ phản ánh được khả năng thích nghi, giao tiếp và sự phối hợp với những người khác của ứng viên như thế nào. Đây sẽ là thông tin và là yếu tố có khả năng đo lường, đánh giá nhân viên một cách toàn diện, hiệu quả hơn.
Đối với người Nhật, làm việc hiệu quả không thể làm việc một mình. Một doanh nghiệp với hàng trăm nhân viên là một tập thể. Do vậy mà sự phối hợp ăn ý với nhau sẽ là yếu tố cho thấy sự hiệu quả trong công việc và xa hơn chính là sự phát triển của công ty.
Bên cạnh những cách thức chung nêu trên thì trong cách tuyển dụng của người Nhật sẽ có những sự tập trung nhất định cho từng chi tiết cụ thể.
Với các cách thức chung nêu trên thì đó vẫn là chưa đủ để bạn nắm bắt được rõ về quy trình tuyển dụng của người Nhật. Theo đó, tùy theo từng ngành nghề cụ thể mà các tiêu chí lựa chọn sẽ có sự khác biệt nhất định.
Ví dụ như khi tuyển nhân sự trong ngành xây dựng thì doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tập trung vào các yếu tố như sức khỏe, chiều cao, cân nặng và độ tuổi,... Còn nếu là thợ hàn thì sẽ chú ý tới tay nghề chuyên môn. Còn nếu lựa chọn trong ngành nông nghiệp hay thuỷ sản thì họ sẽ đánh giá đôi bàn tay để xem có sạch sẽ hay không và liệu bàn tay này đã từng lao động hay chưa,... Việc bàn tay đã kinh qua lao động sẽ cho thấy được sự thạo nghề và khả năng làm việc ra sao,....
Nếu như các cuộc phỏng vấn đều tập trung vào năng lực, khả năng làm việc của ứng viên thì người Nhật lại hướng tới tính cách của họ. Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đưa ra các thủ thách để phán đoán về tính cách dựa trên xu hướng hành động và các hành vi của ứng viên. Từ đó, biết được sự trung thực, khả năng thích nghi, sự cầu tiến và phấn đấu của ứng viên ra sao. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn tiến hành kiểm tra nhóm máu để đo lường mức độ phù hợp của lao động với công việc cần thực hiện, triển khai ra sao.
Doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng vào khả năng gắn bó và làm việc lâu dài của người lao động. Vì vậy, khi tuyển dụng, họ sẽ có chương trình đào tạo bài bản từ cơ bản cho tới nâng cao. Đồng thời, các vòng phỏng vấn cũng hết sức đa dạng từ kiểm tra tính cách cho tới năng lực và tố chất con người. Tất cả nhằm sàng lọc và chọn lựa nhân tố tiềm năng nhất. Do vậy mà sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng bắt đầu từ ở những vòng đầu tiên, đòi hỏi ứng viên cần chuẩn bị sẵn tinh thần cho mọi thử thách có thể xảy ra.
Trong quy trình tuyển dụng mà người Nhật áp dụng thì ta có thể thấy được các đặc trưng nổi bật như sau:
Thay vì nói những điều mà bạn đã học trong trường thì doanh nghiệp Nhật muốn biết về những công việc, dự định trong tương lai của ứng viên ra sao. Chỉ khi xác định được điều mình muốn thì ứng viên mới có động lực làm việc và đạt được hiệu suất tốt. Điều này sẽ hơn hẳn những người có thành tích học tập xuất sắc nhưng không biết mình muốn gì.
Với người Nhật, mọi người đều có xuất phát điểm như nhau trong công việc và đều được đối xử như nhau, kể cả từ trang phục. Đó là lý do mà các nhân viên văn phòng đều mặc vest đen đi làm thay vì những bộ trang phục đắt đỏ hay máu lửa để thể hiện cá tính của bản thân.
Những người thường có ý khiến mình nổi bật hay chơi trội hơn so với người khác sẽ bị đánh giá là không có tính “thường thức". Vì vậy mà sẽ không tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Doanh nghiệp Nhật Bản đề cao việc ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài thay vì những người ưu tú nhưng chỉ làm việc trong một thời gian ngắn ngủi và có thể nhảy việc khi tìm chỗ ngon hơn. Cùng với đó, họ cũng sẽ có thiên hướng lựa chọn những người có khả năng kết nối tốt thay vì chỉ chăm chăm làm một mình và không có sự hợp tác với ai. Bởi trong quan niệm của doanh nghiệp Nhật, “công việc là thứ không thể thực hiện một mình", vì vậy, nếu như bạn khẳng định bạn có thể làm tốt việc đó thì chắc chắn, bạn sẽ không được đánh giá cao.
Thực tế thì mối quốc gia, mỗi vùng miền sẽ có cách thức tuyển dụng nhân sự khác nhau. Và cách tuyển dụng của người Nhật có những ưu điểm đáng học hỏi nhưng cũng có sự hạn chế nhất định. Do vậy mà bạn cần dựa vào tình hình thực tiễn của doanh nghiệp cũng như văn hoá của nước ta để xây dựng quy trình tuyển dụng sao cho phù hợp nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn có thêm sự hiểu biết cũng như thông tin hữu ích cho mình khi tìm hiểu về cách tuyển dụng của người Nhật.
Marketing thương hiệu là gì? Cách thức để marketing thương hiệu hiệu quả ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ