Hiện nay, ngành dịch vụ ăn uống đang có tốc độ phát triển khá cao và ổn định. Không khó hiểu khi nhiều người có ý định khởi nghiệp bằng việc mở một nhà hàng. Tuy vậy, bất cứ ngành nghề nào cũng tồn tại cạnh tranh. Ngành dịch vụ ăn uống thuộc nhóm ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất. Bí quyết để thu hút khách hàng đến từ chất lượng phục vụ và giá thành. Cùng tìm hiểu cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh dịch vụ ăn uống đó là kiếm được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Một nhà hàng được thực khách biết đến nhiều hay không phụ thuộc bởi hai yếu tố: chất lượng phục vụ và giá thành. Trong đó, giá thành các món ăn là yếu tố có tác động trực tiếp đến tâm lý của phần đông thực khách.
Xét về phương diện nội bộ nhà hàng, giá thành mỗi món ăn liên quan đến rất nhiều chi phí khác nhau, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí thuê mặt bằng nếu có, chi phí trả công cho nhân viên, chi phí điện nước… Chính vì vậy mà việc điều chỉnh giá thành các món ăn có vai trò rất quan trọng không chỉ giúp thu hút thực khách mà còn cân đối các khoản chi phí khác phát sinh hàng ngày.
Như đã đề cập trong phần trước, giá thành mỗi món ăn trong thực đơn chịu tác động của rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Các nhóm chi phí cần phải quan tâm khi tính giá thành trong kế toán nhà hàng bao gồm:
- Nhóm chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí hiện hữu có thể dễ dàng nhận thấy như chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhiên liệu; chi phí điện, nước; chi phí thiết bị, dụng cụ…
- Nhóm chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí không thể trực tiếp nhìn thấy nhưng đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng, bao gồm giá trị thương hiệu; chất lượng phục vụ; các chi phí đầu tư làm tăng sự hấp dẫn của món ăn…
- Nhóm chi phí nhân công: Chi phí trả lương và phụ cấp nếu có cho đầu bếp, phụ bếp và những người làm việc trong bếp; chi phí thuê bồi bàn, phục vụ, bảo vệ, nhân viên vệ sinh…
- Nhóm chi phí khác: Bao gồm chi phí trang trí không gian; Chi phí mua sắm, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và dụng cụ; khấu hao mặt bằng; chi phí quảng cáo…
Nhìn chung, kế toán nhà hàng phải cân đối rất nhiều khoản chi phí để từ đó đề xuất giá thành các món ăn trong thực đơn. Chưa kể kế toán còn phải tham khảo giá thành món ăn đó tại các nhà hàng khác hay theo tình trạng cung cầu trên thị trường.
Rõ ràng việc tính giá thành trong kế toán nhà hàng không hề đơn giản bởi phải quan tâm đến quá nhiều khoản chi phí cũng như các phương diện khác. Sau đây là các cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng được áp dụng phổ biến nhất dành cho bạn đọc tham khảo.
Nguyên tắc tính giá thành theo cách này dựa trên các chi phí để tạo thành một món ăn. Kế toán nhà hàng cần nắm rõ tiêu chuẩn món ăn của nhà hàng và tiêu chuẩn chung của món ăn đó. Bên cạnh đó, nhà hàng 5 sao sẽ có cách tính giá thành món ăn khác biệt so với nhà hàng 3 sao. Thông thường, giá thành món ăn sẽ được tính bằng cách áp dụng tỷ lệ phần trăm chi phí nguyên vật liệu, trong khoảng 25 – 35%.
Công thức tính giá thành món ăn thường được các nhà hàng sử dụng như sau:
Giá thành món ăn = Chi phí nguyên vật liệu/ Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm
Chi phí nguyên vật liệu thường biến động theo thị trường và nhà hàng không thể tự điều chỉnh. Vì vậy, tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm chính là yếu tố mà nhà hàng có thể tác động.
Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ ăn uống luôn là rất lớn. Các nhà hàng cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện, từ độ ngon miệng, đẹp mắt đến giá thành mỗi món ăn. Bởi vậy mà phương pháp tính giá thành món ăn theo các đối thủ cạnh tranh cũng được áp dụng rất phổ biến. Làm như vậy giúp đảm bảo giá thành món ăn của nhà hàng sẽ không quá rẻ hoặc quá đắt so với mặt bằng chung.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không hề dễ thực hiện. Nếu bạn nâng giá lên cao hơn một chút, bạn có thể tăng doanh thu nhưng song song với đó là phải đối mặt với nguy cơ mất khách. Trừ khi món ăn của nhà hàng bạn có chất lượng tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn hạ giá thành xuống thấp hơn một chút, bạn có thể dựa trên đó để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Nhưng điều này cũng có thể gây khó khăn cho bộ phận nấu nướng và kế toán khi họ sẽ phải cân đối lại định mức nguyên vật liệu cho từng món sao cho vẫn phải đảm bảo chất lượng của món ăn.
Tình trạng cung cầu trên thị trường có tác động rất lớn đến cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng. Nếu lượng cung cao nhưng nhu cầu lại thấp, bạn sẽ phải hạ giá thành món ăn. Trong khi đó, nếu lượng cung thấp nhưng nhu cầu lại cao thì bạn có quyền nâng giá thành món ăn. Nhà hàng cần phải theo dõi chặt chẽ nguồn cung cấp nguyên vật liệu trên thị trường và dự đoán xu hướng sẵn có hay khan hiếm để có kế hoạch thu mua nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu chịu ảnh hưởng của thời tiết mà nguồn cung một loại thực phẩm được ưa chuộng đang có xu hướng giảm dần và khó có thể tăng lại trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể tranh thủ thu gom dự trữ loại thực phẩm đó, sau đó đến thời kỳ khan hiếm, bạn sẽ có cơ sở để nâng giá thành món ăn lên trong khi vẫn có số lượng nguyên vật liệu đầy đủ để chế biến món ăn.
Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ có góc nhìn cụ thể hơn về cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng. Giá thành các món ăn được tính toán như thế nào? Tính toán như thế nào để thu được tối đa lợi nhuận? Đây là bài toán chung của tất cả các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Suy cho cùng, bạn vừa phải đảm bảo được lượng thực khách và lượng tiêu thụ, trong khi vẫn phải tìm cách tối đa hóa doanh thu.
Lá trầu không có tác dụng gì? Tham khảo thêm một số bài thuốc từ lá trầu không hiệu quả được chia sẻ qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ