Ngày nay, việc kinh doanh thu mua nông sản, những thực phẩm sạch và an toàn ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh thành công, đạt hiệu quả tối đa thì bạn cần phải biết cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và phải học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Cùng tìm hiểu các cách thức thu mua nông sản qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Thu mua nông sản là hình thức bạn sẽ trực tiếp đi tới những nơi sản xuất nông sản của người nông dân để thu gom, sau đó bạn sẽ vận chuyển các loại nông sản thu được tới đầu mối bán lẻ để người tiêu dùng có thể sử dụng nông sản hoặc vận chuyển các nông sản này tới các doanh nghiệp chế biến.
Vai trò của người thu mua nông sản là trung gian và dựa theo giá chênh lệch của nông sản lúc mua của người dân và lúc bán lẻ, bán cho đầu mối sản xuất hay doanh nghiệp mà sẽ có lợi nhuận khác nhau. Nhìn chung, nhiều người đã làm giàu nhanh chóng nhờ việc kinh doanh thu mua nông sản.
Tuy nhiên, để tiếp cận với đối tượng khách hàng và nguồn nông sản phong phú, những khu vực chuyên trồng trọt, sản xuất các loại nông sản thường mở các đại lý thu mua nông sản để dễ dàng cho việc di chuyển và thu mua. Nhưng đối thủ cạnh tranh của bạn có thể cũng đặt các đại lý kinh doanh ở những địa điểm này, dẫn tới sự cạnh tranh là tất yếu. Bạn nên tìm cách để giúp khách hàng biết được lợi ích mà họ nhận được từ bạn hoặc đặt đại lý ở xa các đối thủ của mình.
Như vậy, có thể thấy, nếu bạn có niềm đam mê kinh doanh xung quanh có nhiều nguồn nông sản phong phú thì đây là hình thức kinh doanh mà bạn có thể chọn lựa, giúp bạn bội thu nhanh chóng.
Trước khi tìm hiểu về cách thức thu mua nông sản, bạn cần phải chuẩn bị địa điểm, số vốn và các máy móc hỗ trợ.
Để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mà nguồn nông sản, bạn nên mở cơ sở thu mua nông sản ở những nơi chuyên trồng trọt, sản xuất nông sản để việc di chuyển và thu mua dễ dàng, cũng như bảo quản được hàng hóa một cách tốt nhất. Ví dụ: Bạn có thể mở cơ sở thu mua mía đường cạnh những nơi chuyên trồng mía, hoặc mở cơ sở thu mua mít cạnh những khu vực chuyên trồng mít.
Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ xem khu vực bạn chuẩn bị mở cơ sở kinh doanh đã có đại lý thu mua nào hay chưa. Nếu có, bạn có thể chuyển đi nơi khác để giảm tính cạnh tranh hoặc cân nhắc xem liệu bản thân mình đặt cơ sở ở đây là lợi hay hại.
Khi bạn quyết định kinh doanh bất kỳ điều gì, vốn là thứ bạn không nên bỏ qua thì mới có thể đem tới thu nhập cao, và để có thể thu mua nông sản số lượng lớn thì số vốn bạn cần bỏ ra cũng không hề nhỏ. Bởi vậy, bạn cần phải huy động sao cho đủ số vốn thì mới có thể kinh doanh bằng nhiều hình thức như vay ngân hàng, góp vốn chung với người khác nếu bạn không có khả năng huy động vốn.
Bạn cũng cần phải làm hợp đồng, giấy tờ cam kết về quyền hạn, trách nhiệm và lợi nhuận của các bên tham gia thu mua, để đảm bảo tính pháp lý các bên cần phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào giấy tờ này.
Để hỗ trợ việc thu mua, kinh doanh nông sản một cách tối ưu thì bạn cần mua các loại máy như máy sấy, máy sàng, may may bao, máy đo độ ẩm… Từ đó, bạn sẽ dễ dàng bảo quản, cất trữ và kiểm tra các sản phẩm nông sản tốt nhất. Trường hợp bạn thu mua nông sản vào mùa mưa hoặc có độ ẩm cao, bạn có thể nhờ máy móc, thiết bị hỗ trợ để sấy khô nông sản, đảm bảo không thiệt hại về kinh tế và vẫn thu về lợi nhuận.
Để thu mua nông sản hiệu quả, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, nguồn vốn cần thiết, bạn thực hiện theo cách thức sau:
- Bước 1: Đánh giá tiêu chuẩn cho các mặt hàng nông sản
Khi thu mua nông sản, bạn cần đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Đảm bảo nông sản đáp ứng chất lượng về độ tươi, tạp chất, độ ẩm, dung trọng, đóng gói…
- Bước 2: Thu mua nông sản
Sau khi đã thu mua và chọn lọc dựa theo tiêu chí kể trên, doanh nghiệp cần phải tham khảo giá mua trên thị trường kỹ càng, giá của những đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra mức giá thu mua hợp lý nhất.
- Bước 3: Hợp đồng thu mua
Để hai bên mua và bán tin tưởng lẫn nhau, hoặc nếu bạn mua lượng nông sản lớn thì cần phải lập hợp đồng thu mua nông sản. Hợp đồng này cần phải rõ ràng các nội dung như thông tin hai bên, hàng hóa, bao bì, quy cách đóng gói, thời gian, cách thức thanh toán và một số điều khoản khác, đừng quên các bên tham gia đều cần phải có chữ ký trong hợp đồng.
- Bước 4: Tìm kiếm kho bãi và nhập hàng nông sản
Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn kho thì cần phải thuê kho thì mới có thể bảo quản nông sản thu mua, còn nếu đã có kho sẵn thì chỉ cần nhập hàng trực tiếp. Cần kiểm tra chất lượng của sản phẩm một lần nữa khi nhập và thống kê chất lượng, số lượng của hàng hóa.
- Bước 5: Đầu ra nông sản
Một điều mà những người kinh doanh thu mua nông sản cần lưu ý là yếu tố đầu ra. Bạn không nên tìm kiếm đầu ra sau hay “ôm hàng” chờ giá cao mới bán vì có thể gặp phải nhiều rủi ro. Thông thường, nông sản có hai đầu ra cơ bản là trong nước và quốc tế. Đầu ra trong nước gồm các nhà máy, công ty sản xuất chế biến nông sản trong nước hay các đầu mối bán lẻ, còn đầu ra nước ngoài là những người nhập nông sản ở nước ta, sau đó vận chuyển về nước họ làm nguyên liệu sản xuất.
Bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nếu tìm được đầu ra là những đối tác nước ngoài, cũng đồng nghĩa rằng bạn cần đảm bảo tìm kiếm nguồn nông sản đảm bảo chất lượng đạt chuẩn vì các yêu cầu sẽ khắt khe hơn.
Nếu bạn thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ do một cá nhân đứng đầu làm chủ và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cũng như chịu trách nhiệm bằng các tài sản của mình, và với lựa chọn này, bạn sẽ không bị giới hạn về nguồn vốn, quy mô hay địa điểm kinh doanh.
Ngược lại, nếu bạn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì bạn cần phải chọn nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú, thường trú của mình làm địa điểm kinh doanh cố định, khi không kinh doanh ngoài địa điểm này thì cần phải báo cáo cho cơ quan quản lý kinh doanh hoặc cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, điều kiện kinh doanh của hai hình thức kinh doanh này sẽ khác nhau, nếu bạn đăng ký doanh nghiệp thu mua nông sản thì cần đảm bảo có giấy chứng nhận kinh doanh, còn nếu bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì hiếm khi phải đăng ký kinh doanh.
Cá nhân mua bán hàng nông sản sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh nếu thu mua nông sản trong nước không ván cho phi thuế quan, khu chế xuất hay không xuất khẩu. Hay những người thu mua nông sản trực tiếp của người nông dân là các thương lái bán cho doanh nghiệp hay đại lý khác thì cũng sẽ không cần đăng ký kinh doanh.
Trên đây là cách thức thu mua nông sản đạt hiệu quả cao nhất. Những năm gần đây, mối e ngại thực phẩm bẩn của người dân ngày càng cao, do đó nếu bạn đảm bảo được chất lượng nông sản và đảm bảo nông sản đạt chuẩn thì việc tìm kiếm đầu ra sẽ trở nên dễ dàng, giúp bạn kiếm “bộn tiền”. Bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm và cách thức kinh doanh thu mua nông sản kể trên để thành công nhất nhé!
Trong nông nghiệp, thâm canh là một phương pháp sử dụng cho nông sản, hoa màu và giúp chúng đạt năng suất cao hơn. Vậy thâm canh là gì? Truy cập bài viết dưới đây để hiểu thêm về thâm canh nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ