close
cách
cách cách cách cách cách

Những cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả và thành công

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngoài đầu tư cơ sở hệ thống vật chất, view đẹp, đồ uống chất lượng thì nhân viên phục vụ trong quán cafe cũng cần quản lý và đào tạo hiệu quả. Nhân viên đóng vai trò quan trọng, là một trong những người làm khách hàng hài lòng và giữ chân khách hàng tiềm năng. Vì vậy, bạn cần biết cách quản lý nhân viên của mình, đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất. Cùng tìm hiểu cách quản lý nhân viên quán cafe qua bài viết sau đây nhé!

1. Lý do cần quản lý nhân viên trong quán cafe

Nhân viên trong quán cafe đóng vai trò quan trọng, giúp giữ chân khách hàng và làm họ hài lòng. Vì vậy, bạn cần quản lý và kiểm soát được nhân viên của mình, từ đó việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

Lý do cần quản lý nhân viên trong quán cafe
Lý do cần quản lý nhân viên trong quán cafe

Thông thường, các quán cafe sẽ có một số bộ phận sau: Quản lý, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, thu ngân… Mỗi vị trí sẽ có chức năng, công việc khác nhau và giúp quán cafe diễn ra hiệu quả, trơn tru và giúp khách hàng ấn tượng.

Các quán cafe hiện nay, nhất là những quán cafe lớn thường chú trọng tới việc tuyển dụng nhân viên và xây dựng một quy trình đào tạo, quản lý bài bàn, đưa ra những yêu cầu cố định. Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thường xuyên lui tới quán cafe của bạn.

2. Cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả cho người mới

2.1. Tuyển dụng nhân viên

Để có cách quản lý nhân viên quán cafe, bạn nên chú trọng từ khâu tuyển dụng, đảm bảo nhân viên có ý thức và thái độ tốt, dễ đào tạo và ngoan hiền. Để hiểu hơn về nhân viên, bạn nên yêu cầu về sơ yếu lý lịch khi nhân viên tới phỏng vấn và có thể tìm kiếm tuyển dụng trên hội nhóm Facebook hoặc đăng trên các website tuyển dụng như vieclam123.vn.

Cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả cho người mới
Cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả cho người mới

Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng các nguồn uy tín để tuyển dụng như nhờ bạn bè, người thân giới thiệu người có khả năng làm việc tốt. Mỗi vị trí bạn sẽ có cách tuyển dụng và quản lý khác nhau.

2.1.1. Quản lý

Trong quán cafe, quản lý là người đóng vai trò vô cùng quan trọng, tham gia quản lý trực tiếp vào quá trình phục vụ, pha chế hay nhập xuất nguyên nhập liệu. Họ cũng là người theo dõi tiến độ nhập hàng, doanh thu hàng ngày và cần phải có quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Để tìm người quản lý giỏi, bạn cần yêu cầu các yếu tố như: Có kỹ năng quản lý, đánh giá vấn đề, kỹ năng quan sát, khả năng giao tiếp, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục, biết cách tạo động lực cho nhân viên… Bạn có thể đưa ra các tình huống cụ thể để quan sát cách xử lý tình huống của họ.

2.1.2. Nhân viên phục vụ

Người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và để lại ấn tượng với khách hàng chính là nhân viên phục vụ. Khi tuyển dụng, bạn nên yêu cầu vị trí này biết cách xử lý tình huống và kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Nhân viên phục vụ cần có kỹ năng giao tiếp cơ bản
Nhân viên phục vụ cần có kỹ năng giao tiếp cơ bản

Vị trí này nên yêu cầu một chút ngoại hình, ưu tiên những người khéo léo, có khả năng giao tiếp, thái độ và cử chỉ phù hợp.

2.1.3. Nhân viên pha chế

Để khách hàng có ấn tượng với thức uống tại quán, nhân viên pha chế cần là người có khách pha chế chuẩn, khiến khách hàng nhớ mãi không quên hương vị đồ ăn của quán.

Ngoài việc nhìn vào CV xin việc, để tuyển dụng nhân viên pha chế giỏi thì bạn nên tuyển dụng những người có tính sáng tạo, sạch sẽ, cẩn thận và biết bảo quản nguyên vật liệu, đồ đạc. Để hiểu hơn về tính cách của họ sao cho dễ bề quản lý, bạn nên sử dụng các bài test để hiểu rõ hơn hoặc đặt ra các câu hỏi về thói quen sinh hoạt của họ.

2.1.4. Nhân viên order

Với các quán cafe lớn, nhân viên phục vụ và nhân viên order sẽ tách biệt. Đây là những người order món ăn, đồ uống và tiếp xúc với khách hàng trực tiếp. Bạn nên tuyển chọn những người có khả năng tương tác, có trí nhớ tốt và tư vấn đúng món ăn, thức uống phù hợp cho khách hàng.

2.1.5. Bảo vệ

Một số quán cafe, trà chanh hay trà sữa thường bỏ qua bước tuyển dụng bảo vệ. Tuy nhiên, bảo vệ cũng cần quản lý và có thái độ chuyên nghiệp, vì là người tiếp xúc đầu tiên khi khách tới quán.

Bảo vệ quán cafe cần có thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp
Bảo vệ quán cafe cần có thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp

Bạn nên tuyển chọn những người có kinh nghiệm, chăm chỉ, thái độ làm việc tốt và nắm rõ quy trình làm việc.

2.2. Xây dựng đúng ca làm việc và phân bổ công việc hợp lý

Xây dựng đúng ca làm việc và phân bổ công việc cũng là một trong những cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả. Bạn cần lên lịch trình, kế hoạch làm việc chi tiết cho từng nhân viên, đảm bảo trong một ca làm việc nhân viên thực hiện hiệu quả, cũng như giúp ca làm việc thuận lợi hơn.

Người quản lý hoặc chủ cửa hàng cà phê cần xác định công việc từng thực hiện theo giờ, ngày, xác định giờ cao điểm và thấp điểm trong ngày, cũng như tùy chỉnh số lượng khách theo dự toán. Những ngày lễ và cuối tuần, nếu quán thường xuyên đông khách hơn dự kiến, bạn nên bố trí số lượng nhân viên phù hợp.

Khi sắp xếp đủ, đúng số lượng nhân viên trong các ca làm việc, bạn sẽ đảm bảo được năng suất làm việc và sức khỏe của các nhân viên. Đồng thời giúp nhân viên có thể linh hoạt làm thêm công việc của các vị trí khác để phục vụ bộ phận khác nhanh chóng hơn.

Xây dựng đúng ca làm việc và phân bổ công việc hợp lý
Xây dựng đúng ca làm việc và phân bổ công việc hợp lý

2.3. Thưởng phạt phân minh

Bạn có thể đưa ra các tiêu chuẩn cho nhân viên của mình như thái độ công việc, làm việc đúng giờ, thái độ với nhân viên khác, công việc thực hiện có hiệu quả hay không. Vào dịp cuối tháng, bạn có thể tổng kết lại thái độ làm việc các nhân viên, đưa ra mức phạt, thưởng xứng đáng, vừa răn đe nhân viên phạm lỗi, vừa khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc.

2.4. Đào tạo, thường xuyên trao đổi

Bạn nên dành thời gian đào tạo cho nhân viên đối với những người mới, như cách chào đón khách, quy trình phục vụ, cách phục vụ nước, order món… Khi đào tạo nhân viên thực hiện đúng quy trình, chắc chắn bạn sẽ có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chất lượng.

Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian trao đổi với các nhân viên cũ, nhắc nhở khi họ mắc lỗi và tiếp nhận ý kiến đóng góp trong quá trình làm việc.

2.5. Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên

Khi học cách quản lý nhân viên quán cafe, bạn cũng nên thường xuyên lắng nghe, thấu hiểu nhân viên của mình. Không phải khách hàng lúc nào cũng là Thượng đế vì đôi khi họ cư xử không đúng chuẩn mực, có thể khiến cãi vã xảy ra giữa nhân viên và khách hàng.

Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên

Lúc này, bạn không nên làm ầm ĩ mọi chuyện và nên đứng trên cương vị của nhân viên và khách hàng đó, giữ thái độ bình tĩnh và phân tích xem au sau, au đúng. Từ đó, bạn có thể giải quyết hợp lý và đúng đắn nhất khi đã biết được nguyên nhân xảy ra xung đột. Bạn đừng thiên vị nhân viên hay khách hàng mà nên giữ thái độ công bằng.

Để nhân viên làm việc tốt và cống hiến hết mình, bạn nên động viên nhân viên thường xuyên, luôn lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình.

Trên đây là cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả dành cho các chủ cửa hàng hoặc nhà quản lý. Dù quy mô quán cafe nhỏ hay lớn, bạn cũng cần phải quản lý hiệu quả và xây dựng cách quản lý sao cho đúng quy trình. Bạn cũng nên xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đồng hành cùng nhân viên của mình vượt qua những khó khăn và thử thách.

Kế hoạch đào tạo nhân viên khách sạn

Để nhân viên khách sạn làm việc đúng quy trình và làm hài lòng khách hàng, bạn cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên khách sạn. Truy cập ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu về kế hoạch đào tạo nhân viên khách sạn nhé!

Kế hoạch đào tạo nhân viên khách sạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.