close
cách
cách cách cách

Những phương pháp giảng dạy giúp thu hút sự chú ý của học sinh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách giảng bài như thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh giúp các em hiểu bài luôn là một điều không hề dễ dàng với giáo viên đòi hỏi họ phải có kỹ năng chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy riêng. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ những phương pháp giúp giáo viên có thể thu hút sự chú ý của các em học sinh trong mỗi tiết học

1. Bắt đầu bài giảng với một trò chơi thú vị

Để bắt đầu một buổi học đầy năng lượng cũng như tạo hứng thú cho học sinh suốt buổi học thì cách vào bài lôi cuốn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì bắt tay luôn vào bài học thì các giáo viên hãy bắt đầu với một vấn đề có thể thu hút được sự quan tâm của học sinh, đó sẽ cách vô cùng hiệu quả để học sinh nhanh chóng bắt nhịp bài học. Ví dụ giáo viên chuẩn bị sẵn một trò chơi có liên quan đến bài giảng hôm nay, một trò chơi có thể giúp khởi động hoặc là giúp học sinh ôn lại bài cũ để chuẩn bị bắt đầu học bài mới. Một trò chơi ôn tập lại bài cũ chúng ta có thể nhắc đến đó là: “ong đi tìm nhụy”. Mục đích của trò chơi này là để rèn luyện cho các em học sinh thuộc bảng nhân chia một cách dễ dàng. Giáo viên có thể chuẩn bị 3 bông hoa 6 cánh, mỗi hoa có một màu, trên mỗi cánh hoa sẽ ghi các số, các số này là kết quả của phép nhân hay chia, mặt sau của hoa gắn nam châm. Tiếp đến chuẩn bị 15 con ong , trên người nó ghi các phép tính và ở phía sau cũng gắn nam châm.

Cách chơi:giáo viên sẽ chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 4 em , sau đó cô chọn 3 nhóm lên chơi. Giáo viên chia bảng thành 3 phần, mỗi bảng 1 bông hoa và 5 con ong. Sau đó giáo viên nêu luật chơi cho các em học sinh. Trong một phút nếu đội nào đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

Lưu ý rằng sau khi các em chơi xong, giáo viên chấm điểm và hỏi thêm các câu hỏi phụ.

bắt đầu bài giảng bằng một trò chơi

2. Lồng ghép câu chuyện minh họa cho bài giảng

Đây cũng là một cách vô cùng thú vị để làm mới bài giảng. Vì sao các em học sinh rất thích giáo viên kể chuyện trong giờ học?  Đơn giản bởi vì điều đó giúp các em giải tỏa hết những căng thẳng, áp lực trong giờ học. Các em sẽ có những giây phút được tưởng tượng những gì thầy cô kể thay vì cứ nhìn vào sách giáo khoa, vào vở ghi,…khiến chúng rất nhàm chán. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là phải kể những cái gì và kể theo cách nào? Điều này sẽ phụ thuộc vào mỗi giáo viên. Chẳng hạn với môn lịch sử, đây là môn học khiến các em chán nản khi học vì đây là môn học phụ, không quan trọng bằng các môn học khác, thêm vào đó lại có nhiều mốc thời gian và sự kiện rất khô khan. Vậy phải làm sao để giáo viên có thể thu hút được sự chú ý của học sinh vào môn lịch sử?  Các bạn nên lồng ghép một cách linh hoạt những câu chuyện minh họa, đây chính là một trong những cách mà thầy cô nên chú ý. Có rất nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là giáo viên phải nhớ chính xác những câu chuyện có liên quan đến sự kiện mà bài học đang nói đến.

3. Cho các em kể chuyện để rèn tính trật tự

Ngoài việc giáo viên lồng ghép các câu chuyện minh họa vào các bài học thì kể chuyện có thể được thầy cô áp dụng vào các hoạt động ngoài giờ hay sinh hoạt trên lớp. Thầy cô có thể tổ chức cho các em đóng vai các nhân vật trong câu truyện để tăng sự phấn khích. Chắc chắn phương pháp này sẽ giúp cho các em rèn luyện được thói quen tập trung vào bài học trong khoảng thời gian dài, thông qua đó học sinh sẽ giữ trật tự trong suốt buổi học mà không cần phải gượng ép. Và khi các bạn đã khắc phục được tình trạng mất trật tự trong lớp học của học sinh, các em sẽ ngoan ngoãn hơn, học bài chăm chú hơn. Bài học trên lớp sẽ được các em tham gia một cách nhiệt tình, chính vì thế mà chất lượng giảng dạy ngày càng được cải thiện, hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao.

4. Tăng độ tương tác giữa thầy cô và học sinh

Trong giờ học giáo viên có thể giao lưu với học sinh bằng các cách khác nhau để tăng sự tương tác giữa hai bên. Có thể là giáo viên hỏi và học sinh trả lời hoặc giáo viên giúp các em thư giãn bằng cách nói chuyện với các em về các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến bài học nhất là các môn học xã hội.

Nói đến đây thì không thể không đề cập đến thực trạng lười xung phong phát biểu trong lớp của đại đa số học sinh hiện nay. Nguyên nhân thì có rất nhiều chúng ta có thể liệt kê như: các kiến thức thầy cô giảng dạy các em đã biết từ trước đó rồi hay là học sinh ngại với giáo viên sợ nói sai thầy cô cười đùa hay một số em trầm tính, ít nói ngại phát biểu,…Vì thế cho nên phần lớn các buổi học trên lớp ngày nay của học sinh vẫn chỉ là cô giáo nói và học sinh ngồi dưới lắng nghe, ghi chép, không hề có sự tương tác qua lại giữa hai bên nên tiết học kém thu hút điều đó dẫn đến việc học sinh làm việc riêng trong giờ học. Để có thể giải quyết được vấn đề này, giáo viên cần là người chủ động khơi gợi vấn đề giúp các em tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân của mình về bài học, hãy cho phép các em được tự do phát biểu ý kiến, tạo một bầu không khí trong lớp thật thoải mái, gần gũi giúp các em cởi mở nói hết những suy nghĩ của mình. Luôn đặt học sinh là trung tâm của buổi học. Mọi hoạt động diễn ra trong buổi học đều phải xoay quanh học sinh, lấy học sinh làm trung tâm còn giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ các em trong việc học tập.

5. Sử dụng hình ảnh vào nội dung bài giảng

Ngoài trò chơi, câu chuyện, hình ảnh cũng là thứ thu hút sự chú ý của các em học sinh trong bài học. Tại sao lại như vậy? đơn giản vì hình ảnh có rất nhiều màu sắc, sống động . Những bài giảng nếu chỉ đơn thuần là nghe cô đọc và ghi chép thì làm sao có thể gây hứng thú được, minh họa bằng những hình ảnh sẽ giúp các em không cảm thấy nhàm chán mà tập trung vào bài học hơn.

Ngoài ra sử dụng thêm máy chiếu cũng là một phương pháp học tập phổ biến hiện nay khi công nghệ điện tử ngày càng một phát triển mạnh mẽ. Giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng điện tử ở nhà không chỉ thuận lợi cho chính mình mà còn thu hút được các em học sinh.

sử dụng hình ảnh vào nội dung bài giảng

6. Giảng bài theo cách hài hước

Giảng bài theo phong cách hài hước chính là phương pháp giúp giáo viên nhanh chóng gần gũi, hòa đồng với học sinh. Vừa giúp các em bớt căng thẳng trong giờ học vừa tạo được bầu không khí thoải mái. Những giáo viên có khiếu hài hước lúc nào cũng gây được thiện cảm với học sinh và dần dần được học sinh yêu mến. Bạn cũng biết đấy,đôi khi dạy quá nghiêm túc cũng chưa chắc mang lại hiệu quả. Và một thực tế đã cho thấy rằng, những buổi học trầm lắng, căng thẳng có thể được khắc phục bằng những sự hài hước đến từ giáo viên.

7. Tạo hoạt động nhóm

Cho các em học sinh làm việc nhóm là một cách rất hay giúp giáo viên thu hút được bài giảng của mình đến với học sinh. Đúng là như thế, đôi khi vừa học vừa được thư giãn cũng là cách hiệu quả giúp các em tiếp thu bài học nhanh chóng.

Đặc biệt các em học sinh tiểu học vẫn ở độ tuổi ham chơi nên thầy cô không nên chỉ có dạy cả tiết học mà hãy cho các bé được thư giãn đầu óc. Hoạt động nhóm không phải là chơi mà nó vẫn là dạy học nhưng bằng cách phân chia nhóm nhỏ trong lớp cho các bé cùng nhau thảo luận. Làm việc nhóm sẽ giúp các em tự giác suy nghĩ, bên cạnh đó còn giúp các em gắn kết lại với nhau, tạo nên một tập thể đoàn kết.

Các em ở cấp dưới vẫn chưa ý thức được nhiều về việc học hành do đó các em vẫn còn tranh thủ làm việc riêng trong lớp, rủ rê các bạn khác trong lớp cùng nói chuyện không tập trung vào bài học do đó nhóm trưởng phải luôn tìm việc cho các bạn làm để các bạn luôn trong trạng thái “bận”. Giáo viên luôn hướng đến việc tạo cho các em tính tự giác cao, đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo trong việc học . Do vậy nhiệm vụ của nhóm được phân công có hoàn thành hay không phụ thuộc rất lớn vào tính tự giác của các thành viên trong nhóm.

Trong quá trình làm việc nhóm, giáo viên cần thường xuyên đến nhắc nhở, thúc giục và chia sẻ động viên các em kịp thời . Mỗi khi có giáo viên đến giúp đỡ các em sẽ thấy tự tin hơn và không ngại chia sẻ những khó khăn, vướng mắc các em đang gặp phải để giáo viên tháo gỡ. Giáo viên không nên đưa ra luôn câu trả lời trực tiếp mà đưa ra những lời gợi ý để các em tự tháo gỡ. Một điều rất quan trọng là các bạn giáo viên phải luôn bám sát các nhóm, hỗ trợ kịp thời vì các em sẽ không thể gây mất trật tự khi có cô giáo luôn bám sát thường xuyên nhắc nhở.

Khi bạn là một giáo viên bạn cần nắm rõ những học sinh “đặc biệt” ở trong lớp. Với những đối tượng đó, giáo viên phải có cách thức phù hợp để các em không bị cô lập và tách biệt với nhóm. Các em ấy cần phải được giáo viên và nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhiều hơn

8. Chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp

Chất lượng của bài soạn ở nhà ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bài giảng ở lớp hôm đó. Những bài giảng phải tóm gọn được những kiến thức chung nhất, súc tích nhưng không thiếu ý. Nhờ đó giúp các em nắm bắt giảng nhanh hơn là những bài giảng dài dòng, không có trọng tâm.

9. Trở thành “tấm gương” sáng cho học sinh noi theo

trở thành tấm gương cho lớp

Với các em học sinh thì không có một “thần tượng” nào tốt hơn giáo viên chủ nhiệm của các em – là người trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, theo sát quá trình học tập của các em. Bao giờ cũng vậy những người giáo viên tốt sẽ sản sinh ra những nhân tố tốt cho xã hội. Giáo viên là một tấm gương trong tất cả các lĩnh vực như học tập, cách giao tiếp, cách ăn mặc, cách  ứng xử,…một “lớp học tốt” chỉ có khi giáo viên có tấm lòng bao dung, tốt bụng, nhân hậu hết lòng vì các em học sinh. Khi có một giáo viên chủ nhiệm như thế thì chắc chắn các em học sinh sẽ luôn chăm ngoan, ham học, thích được đi đến lớp mỗi ngày từ đó sẽ giảm thiểu được tình trạng nói chuyện riêng hay mất trật tự trong lớp học.

Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để biến mỗi ngày đến lớp là một ngày vui của cả cô và trò.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.