close
cách
cách cách cách cách cách

Hướng dẫn cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khôn ngoan nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là một trong những kỹ năng mà ứng viên thông minh trang bị cho mình. Trong buổi phỏng vấn, câu hỏi mà ứng viên đưa ra cho nhà tuyển dụng sẽ thể hiện mức độ khôn khéo của họ. Điều này cũng khiến nhà tuyển dụng hài lòng và đánh giá cao ứng viên hơn. Vậy cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào là khôn ngoan nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Tại sao bạn cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Ứng viên cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho nhà tuyển dụng vì những lí do sau đây:

1.1. Thể hiện sự quan tâm đến công việc

Những ứng viên khi được hỏi “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không” và trả lời luôn rằng “tôi không có câu hỏi nào” thường khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thực sự quan tâm và mong muốn có được công việc này. 

Khi bạn đặt câu hỏi đồng nghĩa với việc bạn muốn biết nhiều hơn thông tin về vị trí ứng tuyển và về công ty.

1.2. Thể hiện cách tiếp cận công việc của bạn

Cách bạn đặt câu hỏi trực tiếp thể hiện những điều bạn quan tâm và cách bạn tiếp cận vấn đề trong công việc. Nếu bạn đặt câu hỏi quá hiển nhiên, hỏi về những vấn đề bạn dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội, trên website của công ty thì nhà tuyển dung chắc chắn sẽ không đề cao bạn đâu nhé. 

cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Tại sao bạn cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

2. Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thông minh

Vậy những câu hỏi phỏng vấn nào ứng viên nên đặt cho nhà tuyển dụng và đó có thực sự là những câu hỏi khôn ngoan?

2.1. Câu hỏi về công việc

Trước khi ứng tuyển, chắc hẳn bạn đã nhận được JD công việc. Tuy nhiên, bạn lại muốn biết chi tiết hơn về những trách nhiệm bạn cần đảm nhận, vậy thì hãy đặt những câu hỏi liên quan đến công việc cụ thể như:

  • Anh chị có thể nói cụ thể hơn về công việc không?

=> Nếu chi tiết hơn: bạn có thể chỉ rõ những phần công việc bạn không thực sự hiểu rõ khi được mô tả trong CV

  • Một ngày điển hình của công việc này sẽ diễn ra như thế nào?

=> Bạn muốn biết một ngày của bạn khi đảm nhận vị trí này sẽ trôi qua như thế nào, từ đó cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp không.

  • Thời điểm nào vị trí công việc này nhiều việc nhất trong năm

=> Bạn muốn biết thời điểm nào trong năm mình cần làm thêm giờ, tăng ca không hay công việc đều đều, không có tính thời vụ.

  • Yếu tố nào cần thiết nhất để hoàn thành công việc ở vị trí này?

=> Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến vị trí này và muốn hoàn thiện bản thân để đảm bảo hoàn thành được công việc.

  • Điều gì khó khăn nhất trong công việc?

=> Bạn muốn biết vì sao những nhân viên cũ ở đây không thể gắn bó lâu dài với công việc. Lường trước những khó khăn cũng giúp bạn chủ động hơn trong việc xác định mình có thực sự phù hợp với công việc hay không.

  • Bạn có thể nói một chút về công việc hàng ngày của vị trí này không?

  • Tại sao chức vụ này lại còn trống - công ty mới có nhu cầu ở vị trí này sao? Nếu không thì tại sao nhân viên đó lại nghỉ việc?

  • Nếu tôi được nhận, bạn muốn tôi đạt được mục tiêu gì ở những tháng đầu tiên?

  • Cơ chế đánh giá hiệu suất làm việc của công ty là gì và khi nào tôi nhận được đánh giá chính thức đầu tiên? Theo bạn, yếu tố nào quan trọng nhất để làm tốt công việc này?

  • Những yêu cầu công việc của vị trí này bạn đã đề cập đầy đủ trong mô tả công việc chưa? Nếu chưa bạn có thể nói rõ hơn về điều này không?

  • Ứng tuyển vị trí này phải trải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn?

  • Bên cạnh những kỹ năng cứng thì kỹ năng mềm nào theo bạn là quan trọng nhất để thành công trong vị trí này?

cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thông minh

2.2. Câu hỏi về công ty

Dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng trên các website, mạng xã hội nhưng vẫn có những thông tin khác bạn muốn biết mà không thể tìm thấy. Vậy thì đây là cơ hội cho bạn để hiểu hơn về tổ chức:

  • Có bao nhiêu người trong bộ phận của bạn?

=> Từ đó bạn có thể nắm được quy mô công ty lớn hay nhỏ

  • Người làm việc lâu nhất trong bộ phận là thời gian bao lâu?

=> Môi trường làm việc tốt sẽ giữ chân được nhân tài. Nếu nhân viên trong công ty thường xuyên nhảy việc thì có khả năng môi trường làm việc không thực sự tốt.

  • Hướng đi của công ty trong những năm tiếp theo là gì?

=> Bạn cần xác định xem hướng đi của bạn trong tương lai có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.

2.3. Câu hỏi về người phỏng vấn bạn

Để có câu trả lời mang tính chủ quan, bạn có thể hỏi trực tiếp người phỏng vấn bạn những câu hỏi như:

  • Anh/chị đã gắn bó với công ty bao lâu rồi?

  • Điều gì ở công ty khiến anh chị hài lòng nhất?

  • Điều gì giúp anh/chị thành công ở công ty như vậy?

2.4. Câu hỏi về quy trình tuyển dụng tiếp theo

Bạn cần biết sau vòng phỏng vấn này bạn sẽ nhận được kết quả tuyển dụng luôn hay còn cần phải trải qua những vòng phỏng vấn, kiểm tra sức khỏe nào nữa không.

Bạn có thể hỏi rõ hơn về thời gian nhận kết quả phỏng vấn, thời gian bắt đầu làm việc nếu như bạn trúng tuyển. 

Bạn cũng có thể hỏi về cách thức liên lạc với nhà tuyển dụng để biết thêm thông tin tuyển dụng khi cần thiết.

Ví dụ đặt câu hỏi như:

  • Tôi có thể biết được bước tiếp theo của quy trình phỏng vấn này là gì không?

  • Tôi có thể liên lạc với anh/chị bằng cách nào?

3. Những câu hỏi nên tránh

cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Những câu hỏi nên tránh

Bên cạnh những câu hỏi được đánh giá là thông minh, khéo léo, thì cũng có những câu hỏi rất “phí thời gian” là những câu hỏi dễ dàng tìm kiếm được trên google và không liên quan trực tiếp đến vị trí công việc của bạn. Ví dụ như: 

  • Công ty này của ai?

  • Công ty được thành lập từ bao giờ?

  • Thời gian làm việc của công ty là như thế nào?

  • Ai là người trực tiếp quản lí tôi

Bạn cũng nên tránh những câu hỏi liên quan quá nhiều đến hoạt động vui chơi ngoài giờ như:

  • Công ty có thường xuyên tổ chức du lịch, nghỉ mát không

  • Giờ nghỉ trưa trong công ty mọi người thường có hoạt động gì không

  • Giữa giờ có được đi ăn, đi chơi không...

Những câu hỏi mang tính cá nhân liên quan đến nhà tuyển dụng bạn cũng nên tránh, ví dụ như:

  • Anh/chị đã lập gia đình chưa?

  • Mức thu nhập hiện tại của anh/chị là bao nhiêu?

Bạn cũng không nên đặt quá nhiều câu hỏi hoặc câu hỏi có nội dung khó trả lời. Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho bạn, bạn cũng nên để ý thái độ của họ. Nếu nhà tuyển dụng đang sắp xếp giấy tờ để rời đi hoặc thường xuyên nhìn vào điện thoại, đồng hồ thì bạn cũng không nên cố đưa ra nhiều câu hỏi để họ trả lời. Bạn nên biết cách dừng lại đúng lúc. 

Tránh được những câu hỏi tương đối “khó chịu” này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Hy vọng với những thông tin trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã tự tin hơn trong cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công vượt qua các vòng phỏng vấn để có được công việc như ý. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.