Trong các doanh nghiệp, bán hàng là một hình thức quan trọng, quyết định tới lợi nhuận và sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược bán hàng thì mới có thể thành công. Tại sao lại như vậy? Có những loại chiến lược bán hàng nào? Cùng tìm hiểu các loại chiến lược bán hàng qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Khi doanh nghiệp có một chiến lược bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có khả năng bứt phá doanh thu và nắm giữ cánh cửa đi đến thành công, cũng như mở ra nhiều cơ hội bán hàng mới trên thị trường. Vậy vì sao doanh nghiệp nên xây dựng các loại chiến lược bán hàng?
- Giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp khi xây dựng được chiến lược bán hàng tốt sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ được quản lý, nhân viên hiểu rõ hơn. Qua đó, doanh nghiệp ngày càng có nhiều khách hàng ủng hộ sản phẩm hơn, gia tăng số lượng khách hàng trung thành.
- Nắm được khách hàng trong từng giai đoạn mua hàng: Có khá nhiều điểm giống nhau giữa khách hàng cũ và mới, vì vậy doanh nghiệp cần phải biết được khách hàng có hành trình mua hàng như thế nào, từ đó mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Khi doanh nghiệp có chiến lược bán hàng phù hợp, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tăng lên nhờ tiếp cận sản phẩm tốt tới tay người tiêu dùng.
- Xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp: Lợi ích tiếp theo phải kể đến khi doanh nghiệp sẽ xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng. Bởi lẽ, để bán hàng hiệu quả thì đội ngũ nhân viên chính là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên doanh nghiệp sẽ định hướng nhân viên bán hàng trau dồi các kinh nghiệm, kỹ năng để có thể bán hàng hiệu quả và đạt KPI.
Để gia tăng doanh số nhanh chóng, doanh nghiệp nên tối ưu lại mô hình kinh doanh của mình, đây là một việc làm khá cần thiết. Nhất là với những doanh nghiệp chưa có mức doanh thu đạt hiệu quả cao, điều đấy đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nên xem xét lại mô hình kinh doanh của mình và tối ưu lại chúng.
Một cách thu hút khách hàng khác và tăng doanh thu đó chính là thực hiện đa dạng hóa các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm với số lượng nhiều hơn. Một số hình thức khuyến mãi mà bạn có thể đánh vào tâm lý khách hàng đó là freeship, ưu đãi đặc biệt, giảm giá, đổi hoặc trả hàng miễn phí…
Tùy theo từng loại hình khuyến mãi, bạn có thể cân nhắc thiết lập nội dung để đưa ra những bài quảng cáo cuốn hút, kích thích khách hàng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy vậy, để tránh tình trạng doanh số gia tăng không đều, doanh nghiệp không nên lạm dụng hình thức này quá đà.
Chiến lược bán hàng Inbound Sales là một trong các loại chiến lược bán hàng hiệu quả, lấy trung tâm là khách hàng và tập trung chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề, nỗi đau của khách hàng. Thay vì tập trung vào lợi nhuận trước mắt, chiến lược Inbound Sales sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu theo từng giai đoạn mua hàng của họ.
Đây là chiến lược luôn tập trung vào khai thác thông tin của người dùng như thu thập phản hồi, ý kiến của khách hàng khi mua hành, trải nghiệm mua hàng, cách tương tác với thương hiệu, từ đó mới có thể có cách giải quyết hiệu quả. Khi áp dụng hình thức bán hàng Inbound Sales, người dùng sẽ nhận được các giá trị hữu ích, từ đó giúp họ tin vào mặt hàng mà doanh nghiệp bán và quyết định mua hàng.
Trong chiến lược này, nhân viên bán hàng, hay nhân viên kinh doanh có công việc chính là quan tâm, chăm sóc tới khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích mà họ cần về sản phẩm.
Thông qua các phương pháp như phát tờ rơi, gửi email, cold-calling, quảng cáo… chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ tập trung vào quá trình tiếp cận khách hàng mục tiêu. Với chiến lược này, nhân viên bán hàng cần tập trung tiếp cận khách hàng số lượng lớn, bao gồm cả các khách hàng không chắc mua hàng.
Tuy nhiên, khi thực hiện cách này, khách hàng không quan tâm tới sản phẩm sẽ cảm thấy bị làm phiền và khó chịu bởi những cuộc gọi của nhân viên bán hàng. Vì vậy, để khách hàng có ấn tượng với doanh nghiệp, bạn cần đưa ra chiến lược Outbound Sales phù hợp, điều này ảnh hưởng khá lớn tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Khi áp dụng chiến lược này, nhân viên bán hàng cần phải tiếp cận thật nhiều khách hàng, gồm cả những người không có nhu cầu mua sản phẩm và không hứng thủ hoặc những người chưa từng nghe tới thương hiệu của doanh nghiệp.
Bán hàng gia tăng (Upselling) là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm chất lượng vượt trội hơn và có giá cao hơn sản phẩm ban đầu. Ví dụ, khách hàng muốn mua iPhone 12 Promax, bạn có thể tập trung giới thiệu các dòng iPhone mới hơn như iPhone 13 Promax hoặc 14 Promax, với mức giá cao hơn và nhiều tính năng vượt trội hơn, đây chính là chiến lược bán hàng gia tăng.
Người bán muốn thực hiện chiến lược này thì nên trình bày thiếu sót, nhược điểm của sản phẩm ban đầu, cũng như giới thiệu các sản phẩm có tính năng nổi bật hơn, cao cấp hơn để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tối ưu hóa quảng cáo trên kênh Social cũng là một trong các loại chiến lược bán hàng hiệu quả, mục đích nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. Người dùng hiện nay đều sử dụng Facebook, Tik Tok, Instagram, Zalo với số lượng khá lớn, vì vậy bạn có thể tiếp thị trực tiếp, đồng thời chạy quảng cáo để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Để thu hút khách hàng, bạn cần đưa ra những hình ảnh, video quảng cáo độc đáo, giúp khách hàng kích thích thị giác. Thiết kế cũng đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo, giúp khách hàng biết được doanh nghiệp đang bán cái gì để họ tìm hiểu, tin tưởng và quyết định mua hàng.
Sẽ thật là thiếu sót nếu bạn không xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp của mình. Để sở hữu doanh thu cao, bạn nên lựa chọn một chiến lược tiếp thị phù hợp nhất với sản phẩm, đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Bạn có thể tham khảo một số hình thức phổ biến là Email Marketing, Social Media, Content Marketing…
Bên cạnh đó, bạn nên gia tăng trải nghiệm khách hàng để tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, nhất là với khách mua hàng online. Có thể sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thực sự chất lượng, thế nhưng nó lại không thể bán ra được nếu không đáp ứng được trải nghiệm của khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thêm trải nghiệm thực tế và công nghệ cho khách hàng, giúp họ cảm thấy hài lòng hơn.
Trên đây là các loại chiến lược bán hàng hiệu quả đỉnh cao được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tùy theo sản phẩm, hướng đi, quy mô của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong các chiến lược kể trên, hoặc có thể kết hợp nhiều chiến lược khác nhau để đem lại hiệu quả bán hàng cao nhất. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể bán hàng hiệu quả và khẳng định vị thế trên thị trường.
Layout Design hay thiết kế bố cục đặc biệt quan trọng trong thiết kế, quyết định phần lớn tới sự thành công của thiết kế và thu hút đối tượng công chúng. Vậy Layout Design là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về Layout Design là gì nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ