Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán. Đây là một việc quan trọng và cần thiết trong quy định của pháp luật. Để có thể hiểu hơn về quy định này bạn đọc hãy đọc bài viết của vieclam123.vn để tìm hiểu các nội dung ngay tại đây nhé!
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán với lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018.
Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán theo Công văn 1339/BTC-CĐKT năm 2014.
Quy định của chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập theo Nghị định 17/2012/NĐ-CP.
Theo hướng dẫn về các trường hợp, loại hình nhà nước quy định trong báo cáo tài chính theo hướng dẫn Điều 15 của Nghị định 17/2012/NĐ-CP cần phải có báo cáo kiểm toán đi kèm. Những đơn vị cần phải thực hiện kiểm toán đó là:
Các doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
Các tổ chức tín dụng bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thành lập và hoạt động theo Luật của các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tài chính về bảo hiểm như doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp.
Các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh phát hành chứng khoán.
Những doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán theo quy định của pháp luật liên quan.
Tất cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực bí mật nhà nước theo quy định pháp luật và được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm.
Các doanh nghiệp thực hiện dự án quan trọng dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước. Trừ những dự án thuộc bí mật nhà nước với quy định của pháp luật và được kiểm toán với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Những doanh nghiệp mà công ty nhà nước nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên thì thời cần được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở cũng cần phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm.
Kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán cần tuân theo các quy định được ban hành để thực hiện nộp báo cáo tài chính và nộp kèm theo báo cáo kiểm toán. Có thể thấy được đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính là rất rộng.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp và tổ chức kinh tế pháp luật đã quy định về kiểm toán độc lập nhưng không yêu cầu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Yêu cầu của công tác quản lý đối với vay vốn ngân hàng thương mại sử dụng vốn các tổ chức quốc tế để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức này theo các yêu cầu.
Nhà nước sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cùng với những công việc kiểm toán khác. Để có thể nộp cho cơ quan nhà nước trước khi công khai tài chính. Điều này được quy định trong Điều 10 của Luật Kiểm toán độc lập.
Bộ Tài chính đã triển khai các biện pháp để các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nói trên thực hiện các quy định về pháp luật hiện hành một cách nghiêm minh.
Trong Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ ban hành đã quy định về việc xử phạt về vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập. Trong đó đã quy định về việc đơn vị không thực hiện kiểm toán bắt buộc với báo cáo tài chính cùng với báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc khác của kiểm toán sẽ bị xử phạt hành chính.
Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được ban hành trong thông tư số 157/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc kiểm soát chất lượng cho việc kiểm toán.
Đối với các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo như quy định thì Bộ Tài chính cũng đã gửi văn bản lên các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền để nhận báo cáo tài chính của các đối tượng này. Các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính sẽ thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để việc quản lý nhà nước về hoạt động kế toán được thực hiện. Các cơ quan và các đơn vị sẽ không chấp nhận việc có báo cáo tài chính nhưng không có báo cáo kiểm toán kèm theo. Nếu như có những vi phạm về hoạt động kế toán và kiểm toán độc lập thì sẽ xử lý các vi phạm đúng với quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thì hầu hết hiện nay đã nắm được các quy định hiện hành về kiểm toán độc lập và thực hiện theo quy định này.
Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong Bộ, ngành và địa phương cùng với các cơ quan chủ sở hữu vốn. Việc này sẽ khiến cho công tác kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện một cách công khai, minh bạch và nghiêm minh.
Vậy nên, để tiếp tục nắm giữ một vai trò quan trọng như vậy thì các cơ quan liên quan cần phải tiếp tục phối hợp và thực hiện các biệt pháp tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Đồng thời tăng cường trong công tác kiểm tra và xử lý các biểu hiện sai phạm một cách nghiêm túc để các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 53 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 nếu như không tiến hành kiểm toán thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Mức phạt hành chính đối với việc không tiến hành kiểm toán theo quy định này về vi phạm quy định báo cáo tài chính, quyết toán và công khai báo cáo tài chính như sau: Các đơn vị sẽ bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không thực hiện kiểm toán bắt buộc với báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác được quy định theo pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan. Đối với hành vi không kiểm toán thì công ty có thể bị phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là các thông tin về các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này bạn bạn đọc có thể hiểu hơn về thông tin về việc kiểm toán bắt buộc phải kiểm toán của các công ty, doanh nghiệp theo như pháp luật quy định.
Các thông tin chính trong mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính gồm những gì? Làm thế nào để các mục tiêu được thể hiện rõ nhất? Đọc bài viết sau đây để hiểu hơn nội dung quan trọng này nhé!
Chia sẻ