Thực tế nghiệt ngã trong sự nghiệp mà bất cứ ai cũng không muốn đối mặt đó chính là sự thăng trầm, bất ổn định. Với nghề lập trình viên, điều đó càng đáng sợ. Bởi lẽ, kiếm được một công việc lập trình đã khó, tìm được hướng phát triển phù hợp, đúng đắn và ổn định lại càng khó hơn. Nhưng nếu như bạn có thể nắm bắt được các cấp độ của lập trình viên cũng là cách giúp bạn vượt qua sự chông chênh của nghề nghiệp.
MỤC LỤC
Ngay dưới đây, vieclam123.vn sẽ giúp bạn nắm bắt hành trình phát triển của nghề lập trình viên theo các cấp độ.
TechCrunch đã nhắc đến một nghiên cứu nhằm khẳng định lại vấn đề rằng một lập trình viên chỉ có thể làm việc đạt tới hiệu quả tốt nhất trong một khoảng thời gian nhất định của tuổi nghề.
Công nghệ là một bài toán chứa nhiều ẩn số. Nó không ngừng thay đổi và cải tiến.
Những công nghệ ra đời trước sẽ nhanh chóng bị thay đổi bởi các công nghệ đời sau tân tiến, cao cấp hơn. Vì vậy, lớp lập trình viên của thế hệ kế tiếp là những người trẻ tuổi, sẽ theo đuổi kịp những công nghệ mới nhờ khả năng nhạy bén, tiếp thu nhanh và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự phát triển mở rộng của thời đại.
Tuy nhiên, dù ở thời nào đi chăng nữa, các thế hệ lập trình viên đều phải chạy theo sự phát triển của công nghệ để đáp ứng được đòi hỏi ở chính thời của họ. Hàng loạt các câu hỏi tự vấn bản thân về con đường lập nghiệp được đặt ra. Ba trong số đó chính là nỗi đau đáu của bất kể ai:
- Tương lai của một lập trình viên sẽ đi tới điểm phát triển nào?
- Hành trình sự nghiệp của lập trình viên sẽ phát triển theo hướng ra sao?
- Có những hướng phát triển sự nghiệp như thế nào? Mỗi hướng mang tới thành tựu gì cho bạn?
Chúng ta cũng biết rằng nghề nào cũng có cơ hội được thăng tiến, từ nhân viên lên các vị trí quản lý là điều hết sức bình thường nếu như cá nhân thể hiện được năng lực làm việc cũng như lãnh đạo. Với nghề lập trình cũng không ngoại lệ. Một người lập trình viên hoàn toàn có thể trở thành quản lý, lãnh đạo.
Và để có được thành quả này, buộc bạn phải có một sự chuẩn bị theo nguyên tắc “chạy sức bền”. Gom góp, cóp nhặt, tích lũy mọi kỹ năng cần thiết để tạo dựng sẵn cho mình tố chất lãnh đạo và cho tới khi thích hợp, bạn sẽ dần tiến đến được vị trí mong muốn trong sự nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải làm trong sự chuẩn bị của mình để đó là nắm bắt các cấp độ của một lập trình viên. Vì mỗi cấp độ có sự đòi hỏi riêng. Biết rõ lộ trình thăng tiến là cách bạn biết rõ ở giai đoạn nào thì cần phải đáp ứng điều gì: kỹ năng, kiến thức, trình độ, …
Dưới đây, vieclam123.vn sẽ bật mí đến bạn đọc một hành trình thăng tiến rõ ràng thể hiện qua các cấp độ của lập trình viên. Theo dõi để biết rõ bản thân nên bắt đầu từ đâu, các bước tiếp theo sẽ đi đến đâu và đi như thế nào.
Một lập trình viên sơ cấp thường chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp ở cấp độ của mình như sau:
- Có kinh nghiệm từ mới bắt đầu cho tới khoảng 3 năm làm việc sau tốt nghiệp.
- Có khả năng viết được những script cơ bản.
- Nắm bắt cơ bản về vòng đời của một ứng dụng công nghệ.
- Có kiến thức về cơ sở dữ liệu, dịch vụ ứng dụng.
Ở trình độ này, lập trình viên chưa thể nắm bắt được tất cả các khía cạnh sâu xa đối với loại ứng dụng phức tạp.
Có thể vì phần công việc đáp ứng vừa mới lạ, vừa đơn điệu cho nên dễ tạo cho lập trình viên cảm giác nản chí. Thậm chí còn có người tự ti khi nghĩ về các dự án quy mô, tự cho rằng bản thân không thể đủ khả năng để tham gia vào. Đó là tâm lý của một lập trình mới ra trường. Nhưng ở thời điểm hoạt động được 2 năm có lẻ, chắc chắn bạn sẽ nghĩ khác, rằng tại sao bản thân đã có tích lũy kinh nghiệm mà vẫn chưa được tăng cấp độ lên mức cao hơn hoặc chưa được thay đổi đặc trưng nghiệp vụ.
Đừng quá nôn nóng vì trong bức tranh tổng thể của nghề, bạn vẫn chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình này mà thôi. Muốn có được thành tựu lớn hơn chắc chắn sự đầu tư vẫn phải nhiều hơn và nhọc nhằn hơn nữa.
Điển hình lấy ví dụ về việc hiểu biết ngôn ngữ lập trình, phải một người đã có thâm niên làm lập trình viên mới có thể hiểu rõ nhất những mẫu thiết kế phần mềm vì đơn giản thôi, mảng kiến thức này là dạng tích lũy lâu năm. Cho dù các tân developer có đọc được nhiều sách về kiến thức đó nhưng chưa trải nghiệm thực tế để viết code nhiều lần hay gặp nhiều sự thất bại thì mọi thứ vẫn chỉ là lý thuyết suông.
Cấp độ này sẽ có đòi hỏi cao hơn cấp độ 1 với các tiêu chuẩn cơ bản sau: có từ 4 đến 10 năm kinh nghiệm, khả năng đã có thể viết code cho những ứng dụng phức tạp. Bên cạnh đó, senior cũng phải tích lũy được kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu, vòng đời ứng dụng hay dịch vụ ứng dụng; sử dụng thông thạo nhiều phần mềm khác nhau trong các ứng dụng.
Vì đã hành nghề lâu, trải qua nhiều khó khăn, những lần thất bại để rồi rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân, một người lập trình viên lâu năm hoàn toàn có thể được công nhận là giỏi về chuyên môn, kỹ thuật lập trình với khả năng tạo dựng nên nhiều ứng dụng tầm cỡ quy mô.
Lúc này bạn đã có thể nắm bắt được cơ hội thăng tiến để trở thành một Leader. Nhưng nếu không thích quản lý mà chỉ thích chuyên tâm viết code, bạn cũng có thể rẽ hướng để trở thành một lập trình viên cao cấp cho toàn bộ sự nghiệp của mình.
Ngoài ra, senior cũng là bước đệm cho bạn có nhiều ngã rẽ. Dễ dàng nhất chính là trở thành một CTO trong một doanh nghiệp startup. Hoặc có thể tự mình làm chủ.
Cấp độ này đòi hỏi bạn đã có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm, và vẫn nắm giữ các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng như một senior developer. Nếu trở thành leader, bạn sẽ giữ vai trò quản lý trung cấp. Còn nếu làm Architect thì bạn sẽ là một kỹ thuật viên thuần túy.
Hai con đường này tạo ra cơ hội được lựa chọn cho mỗi người: một bên trong chức vụ quản lý, một bên đã được công nhận về tài năng nhưng chỉ đơn giản là một nhân viên kỹ thuật IT thông thường. Tùy từng mục tiêu phấn đấu mà bạn có thể chọn cho mình vị trí phù hợp.
Từ vị trí kỹ sư, lập trình viên tiếp tục được cấp nhắc lên vị trí quản lý. Ở cấp 4 này, nhiều vị trí quản lý ngang hàng nhau nhưng được phân chia theo tính chất đặc thù của chuyên môn nghiệp vụ. Tùy theo bạn yêu thích nghiệp vụ nào và phụ trách chính nghiệp vụ nào mà được cân nhắc lên làm quản lý ở mảng đó. Chẳng hạn như quản lý dự án, quản lý sản phẩm.
Mid-level Manager đã có quyền tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên.
Họ là cấp trên của những quản lý cấp trung và báo cáo công việc cho Ban giám đốc. Trong quá trình xử lý công việc, nghiệp vụ của họ là đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển, yêu cầu phát triển thực tế. Các nghiệp vụ chuyên môn về lập trình lúc này càng bị phân tán ít đi, thay vào đó, các quản lý cấp cao sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho mọi vấn đề về con người để dẫn dắt con người, đội ngũ có thể làm tốt nghiệp vụ của một lập trình viên.
Nêu trên là 5 cấp độ của một lập trình viên. Ở cấp độ cao nhất là Senior leader, không ai sinh ra đã có được vị trí này ngay được mà phải bước từng bước qua các cấp độ trên. Tuy nhiên, đó là con đường cơ bản để giúp lập trình viên nhận thức sâu sắc, đúng đắn bản chất, vai trò của sự nghiệp đang theo đuổi thông qua những trải nghiệm đầy thăng trầm, sự tôi luyện nhiều khó khăn.
Không nhất thiết phải trở thành một người quản lý ở mức cao nhất thì mới được công nhận là người thành công. Sự nghiệp lập trình của bạn bắt buộc phải bắt đầu từ dấu mốc lập trình viên nhưng không nhất thiết phải với tới cấp độ cao nhất trên lộ trình thăng tiến. Chỉ cần vươn tới một vị trí nào đó giúp bạn thỏa mãn, đủ khả năng cống hiến là cũng coi như có một sự nghiệp đáng mơ ước rồi. Những người khác cũng có thể bỏ qua một vài điểm trong các cấp độ của lập trình viên để đến được vị trí cao hơn.
Nói chung, ở độ tuổi nào đó bạn sẽ thay đổi định hướng một cách bất ngờ. Chẳng hạn như khi 20, bạn vô cùng đam mê viết code nhưng đến tuổi 40, bạn thấy việc này nhàm chán, bạn thích đào tạo hơn, thích được quản lý con người nhiều hơn. Vì thế, tốt hơn hết, hãy dành thời gian đủ để vạch rõ bạn muốn gì và tự thiết kế cho mình một hành trình phù hợp nhất bằng cách cập nhật các cấp độ của lập trình viên. Khi đó, bạn sẽ biết được bạn cần đi tới mục tiêu nào, dừng lại ở chặng hành trình nào thì hợp lý.
Lập trình viên là người viết code, tạo ra bộ não của mọi ứng dụng công nghệ. Chỉ nghĩ đến thế thôi cũng khiến nhiều người cảm thấy nghề này cực kỳ khó làm. Nhưng thực tế thì thế nào? Nếu khó thật, liệu có nhiều người theo đuổi nghề này như hiện nay? Hãy đánh giá về nghề lập trình viên một cách khách quan nhất trước khi đưa ra quyết định chọn nghề này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ