Bốc xếp hàng hóa - một trong những hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Sở hữu vai trò quan trọng cho nên ngày càng nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Vậy bạn hiểu bốc xếp hàng hóa là gì và đâu là quy trình chuẩn trong bốc xếp hàng hóa?
Chắc chắn sẽ nhiều người quan tâm tới kiến thức này, và khái niệm bốc xếp hàng hóa cùng những thông tin liên quan sẽ được vieclam123.vn chia sẻ ở bài viết sau đây.
Bốc xếp hàng hóa là gì vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai quan tâm tới hoạt động kinh doanh bốc xếp hàng hóa. Tuy nhiên khái niệm này khá đơn giản và nó sẽ được giải đáp ngay ở phần thông tin dưới đây.
Thực chất, việc bốc xếp hàng hóa chính là tổ hợp các hoạt động như sắp xếp, nâng hay vận chuyển hàng hóa vào kho theo yêu cầu. Hoạt động này có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện cũng như công cụ khác nhau như xe nâng, xe đẩy hàng, dùng tay hoặc sử dụng xe vận chuyển chuyên dụng tùy vào từng loại hàng hóa, địa hình khác nhau.
Mỗi đơn vị kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa đều sẽ có những phương pháp riêng để đảm bảo hiệu quả công việc đạt mức tối ưu nhất. Vì là công việc nặng nhọc, cần nhiều sức lực cho nên nhân công được thuê phải đảm bảo yêu cầu cốt lõi về sức khỏe.
Ngoài ra, những người được tuyển vào vị trí bốc xếp hàng hóa cũng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định như chăm chỉ, có tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận, có sự chuyên nghiệp,... Như vậy mới đảm bảo được lượng công việc lớn và hạn chế làm hỏng hàng hóa.
Không giống như những hình thức bốc xếp hàng hóa khác, bốc xếp hàng hóa tại cảng chính là tổng hợp các công việc cần thực hiện như bốc dỡ hay vận chuyển hàng hóa từ trong đất liền ra cảng biển để tàu thuyền chở tới nơi theo yêu cầu.
Thông thường, nhóm bốc xếp hàng hóa này sẽ bao gồm: Bốc vác hàng hóa ở cảng; Sắp xếp, di chuyển hàng hóa hay hành lý của khách hàng lên hoặc xuống khỏi tàu.
Khi đã hiểu rõ bản chất của bốc xếp hàng hóa là gì, bạn có muốn tìm hiểu về vai trò của hoạt động bốc xếp hàng hóa trong nền kinh tế hiện đại không?
Việc bốc xếp hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là bốc xếp hàng hóa tại cảng biển.
Trong quy trình lưu thông hàng hóa bằng đường biển, không thể thiếu quy trình bốc xếp hàng hóa. Bởi lẽ hàng hóa không thể tùy tiện mà đưa lên tàu khi không được sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng và phân loại rõ ràng.
Vận tải hàng hóa trên biển luôn là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư kinh doanh phải lo lắng, khi mọi thứ đều ở trạng thái sẵn sàng thì không những hiệu quả công việc cao mà hơn thế còn giảm thiểu tổn thất cho bên kinh doanh dịch vụ.
Việc bốc xếp hàng hóa cần phải được thực hiện một cách an toàn, có sự tính toán cẩn thận về các phương án có thể xảy ra để gia tăng hiệu quả. Ngoài ra, phía nhà kinh doanh dịch vụ cũng cần đẩy nhanh tiến độ bốc xếp bởi nó ảnh hưởng tới kế hoạch giao hàng của khách hàng.
Vậy mới nói vai trò của quy trình bốc xếp hàng hóa không hề đơn giản, nếu như không có hoạt động này thì chắc chắn hàng hóa không được lưu thông thuận lợi.
Do yêu cầu khắt khe trong vận tải hàng hóa trên biển, cho nên tất cả những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo đường biển đều phải đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa.
Bằng cách đưa ra quy trình bốc xếp hàng hóa đúng chuẩn. Có quy trình này, không những đảm bảo được sự an toàn cho hàng hóa được vận chuyển mà hơn thế, nó còn giúp công nhân vận chuyển, bốc xếp làm việc chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn.
Quy trình bốc xếp hàng hóa sẽ được diễn ra theo tiến trình 3 bước, cụ thể như sau:
Hàng hóa sẽ được bốc lên xe trọng tải lớn, sau đó xe sẽ chở hàng từ cầu tàu vào cửa kho để chất hàng.
Lúc này, sử dụng xe nâng có nắp lan can để đặt hàng hóa vào sàn rồi nhân viên sẽ dỡ hàng hóa từ xe lên mâm. Ngay sau đó xe nâng sẽ xúc các mâm hàng này lần lượt vào kho và đặt đúng vị trí.
Công nhân tiếp tục nắp lan can lên mâm, dùng xe nâng với độ cao cần thiết để chất hàng lên cây.
Khi lấy hàng ra khỏi mâm, cần lấy theo thứ tự lần lượt từ ngoài vào trong, tuyệt đối không lấy lộn xộn để tránh làm rơi hỏng hàng.
Hàng trên mâm đã được lấy hết, lúc này xe nâng sẽ hạ mâm xuống và đương nhiên công nhân bốc xếp hàng hóa sẽ tháo lan can và tiếp tục những công việc khác theo nghiệp vụ của mình.
Khi nhập hàng, cần 2 - 4 nhân viên đứng trong thùng xe để đưa hàng lên mâm, đồng thời cũng cần có 4 - 5 người làm trong kho để bốc hàng xếp lên cây.
Ở khâu xuất hàng này, xe nâng sẽ xúc mâm hàng đặt lên sàn xe, sau đó nhân viên sẽ sắp xếp sao cho có hàng có lối.
Cứ vậy lặp lại thao tác cho tới khi trên xe chứa lượng hàng vừa đủ theo yêu cầu.
Với khâu xuất hàng này, cần ít nhất từ 2 - 4 nhân viên đứng trong thùng làm nhiệm vụ xếp hàng lên mâm và từ 4 - 5 người sẽ thực hiện bốc dỡ hàng từ cây xuống dưới mâm của xe nâng.
Trong quá trình bốc xếp hàng hóa cần lưu ý: Tuyệt đối không chất xếp các lớp đầu trên nền nhà kho, thay vào đó phải kê một lớp lót bên dưới để chống ẩm, chống nhập nước hay dính nước trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, công nhân bốc xếp hàng hóa cần thao tác nhẹ tay, không ném mạnh các thùng hàng để tránh việc trầy xước hoặc hỏng hóc.
Dù là công việc lao động chân tay, cần nhiều sức lực nhưng không phải ai có sức khỏe cũng có thể làm tốt. Công nhân bốc xếp cần đảm bảo các quy định về kỹ thuật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi làm việc, công nhân bốc xếp hàng hóa cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo yêu cầu của ngành
Thứ hai, trước khi làm việc, công nhân cần phải kiểm tra tất cả những công cụ, dụng cụ bốc dỡ xem có vấn đề gì hay không. Điều này hạn chế các rủi ro khi đang thực hiện nhiệm vụ
Thứ ba, khi bốc dỡ hàng bao thì cần lưu ý không nên moi ngang hay moi sâu chồng hàng vì rất dễ làm cho chồng hàng bị đổ
Thứ tư, đối với những loại hàng hóa cần sử dụng tới móc thì tuyệt đối khéo léo để không móc hỏng hàng
Thứ năm, với xe nâng thì cần phải lắp lan can để đảm bảo sự an toàn cho cả người lẫn hàng được bốc xếp. Bên cạnh đó, khi tháo lắp lan can thì công nhân cần hết sức lưu ý để tránh bị thương
Thứ sáu, làm việc cạnh xe nâng thì cần giữ khoảng cách an toàn từ 1 - 3 m, lái xe cần chấp hành mọi quy định về an toàn lao động, không làm ẩu, luôn cẩn thận và giữ tinh thần tỉnh táo trong giờ làm
Thứ bảy, khi mâm hàng được giữ ở tư thế chắc chắn và ổn định thì công nhân mới được phép bốc xếp hàng hóa
Những yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong bốc xếp hàng hóa đã khép lại bài viết của tôi ngày hôm nay. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ hiểu rõ bốc xếp hàng hóa là gì và làm tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bạn có từng thắc mắc về khái niệm FLC là gì? Nếu có thì hãy tham khảo những thông tin mà vieclam123.vn chia sẻ dưới đây ngay nhé.
Chia sẻ