Bộ nhớ đệm là một trong những thuật ngữ khá phổ biến. Với những người sử dụng hệ điều hành Android thì chắc hẳn biết qua về bộ nhớ đệm. Đây chính là tác nhân khiến cho bộ nhớ điện thoại giảm nhanh. Vậy bộ nhớ đệm là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những thông tin hữu ích về bộ nhớ đệm ngay bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trên thiết bị di động, laptop hay những trình duyệt web bạn sử dụng sẽ xảy ra tình trạng đầy dung lượng. Lúc này chắc bạn đã từng nghe qua về việc xử lý bộ nhớ đệm. Vậy bộ nhớ đệm là gì?
Bộ nhớ đệm là một vùng lưu trữ tạm thời của một thiết bị và giúp giữ lại một số loại dữ liệu nhất định. Trong tiếng Anh thì bộ nhớ đệm có nghĩa là cache và cách gọi này cũng vô cùng phổ biến.
Bộ nhớ đệm về cơ bản thì là khu vực lưu trữ dữ liệu hoặc những quy trình được sử dụng thường xuyên để có thể truy cập nhanh hơn. Việc này sẽ tiết kiệm được thời gian và tăng tốc độ hoạt động của thiết bị trong quá trình sử dụng.
Trong bộ nhớ đệm của ứng dụng thì nó sẽ giúp lưu lại những dữ liệu nền và khiến cho quá trình load được nhanh hơn. Nghĩa là bạn sẽ dễ dàng mở trình duyệt điện thoại ở lần thứ hai mà tự load không cần kết nối mạng. Đây chính là vai trò quan trọng của bộ nhớ đệm giúp cho người dùng sử dụng thiết bị.
Ở thiết bị smartphone thì bộ nhớ của nó sẽ nằm ở trong Folder Cache của từng ứng dụng cụ thể. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể xem được bố nhớ đệm thông qua các ứng dụng thường dùng hằng ngày. Những người dùng điện thoại hệ điều hành Android thì sau một quá trình dài sử dụng thì bộ nhớ đệm sẽ sinh ra và làm giảm tốc độ của máy. Những thao tác sử dụng sẽ không còn được nhạy như lúc mới sử dụng. Nguyên nhân này sẽ xuất phát từ việc bộ nhớ đệm tăng mạnh.
Về ưu điểm của bộ nhớ đệm thì bao gồm những điều sau đây:
- Giúp tiết kiệm được thời gian và gia tăng hoạt động của thiết bị. Đồng thời cải thiện được hiệu suất của toàn bộ hệ thống thiết bị.
- Làm cho quá trình sử dụng được truy cập một cách nhanh chóng hơn và giúp tiết kiệm được dữ liệu.
Bên cạnh ưu điểm thì bộ nhớ đệm còn có được những nhược điểm sau đây:
- Những dữ liệu lưu trữ tại bộ nhớ đệm sẽ bao gồm cả những dữ liệu cũ và mới cho nên sẽ chiếm đến nhiều không gian lưu trữ trên thiết bị của người dùng.
- Nếu như bộ nhớ đệm có trục trặc xảy ra thì những ứng dụng trên thiết bị sẽ hoạt động kém hiệu quả và đôi khi sẽ không khởi động được.
Vậy sau khi khám phá định nghĩa của bộ nhớ đệm là gì thì chúng ta cần phải hiểu gì về cách thức hoạt động của chúng? Bộ nhớ đệm được chia thành 3 level bao gồm L1, L2 và L3. Dụng lượng của 3 tầng này khá lớn và trong đó L3 có kích thước vô cùng lớn. Tốc độ của L1 sẽ là nhanh nhất. Trong đó thì L3 sẽ nhận dữ liệu từ RAM cắm vào mainboard của bạn, L2 là lớp chuyển tiếp còn L1 sẽ trực tiếp đổ dữ liệu đến các lõi CPU.
Khi mà một chương trình khởi động trên máy tính của bạn thì dữ liệu sẽ truyền từ RAM vào bộ nhớ đệm, lúc này L3, L2, L1 sẽ lần lượt rót trực tiếp dữ liệu cho CPU xử lý.
Để có thể dễ hiểu hơn thì bạn có thể tưởng tượng bộ nhớ đệm trông như là một cái phễu để đổ dữ liệu vào L1, L2 và L3. Khi chúng tăng tốc dữ liệu thì tốc độ sẽ nhanh hơn qua từng level. Từ đóm CPU sẽ được hoạt động tối đa công suất và phát huy được tối đa được sức mạnh xử lý dữ liệu.
Thực chất thì việc xóa bộ nhớ đệm sẽ không gây ra những ảnh hưởng hay bất cứ rắc rối nào cho thiết bị của bạn. Nhưng việc xóa bộ nhớ đệm đôi khi sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều. Những file lưu trữ trong thiết bị sẽ cho phép truy cập những thông tin tham chiếu mà không cần phải khởi tạo một cách liên tục.
Khi bạn xóa bộ nhớ đệm thì hệ thống sẽ tiến hành khởi tạo những loại file này. Vì thế việc xóa bộ nhớ đệm bạn không nên xóa khi không cần thiết.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp để giải phóng dung lượng bộ nhớ trong máy thì bạn cũng cần phải tiến hành xóa bộ nhớ đệm. Việc này sẽ khiến cho không gian lưu trữ bởi có đến những ứng dụng có nhiều GB mà bạn không cần đến nó.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp sau bạn cần xóa bộ nhớ đệm của mình như là: Tập tin bộ nhớ đệm của ứng dụng đang bị hỏng khiến nó hoạt động không đúng cách, khi muốn xóa những tập tin có thông tin cá nhân để đảm bảo sự riêng tư và khi dung lượng lưu trữ điện thoại đang quá tải và không muốn xóa các ứng dụng hoặc những tệp hình ảnh trong thiết bị.
Với điện thoại hệ điều hành android thì nó cũng được sản sinh ra sau một thời gian sử dụng và khiến cho điện thoại hoạt động chậm đi. Nguyên nhân xuất phát chính là do bộ nhớ đệm trong thiết bị tăng lên một cách đáng kể.
Thực thế thì bộ nhớ đệm trên những điện thoại thiết bị hệ điều hành android đề bị ẩn và người dùng sẽ không thể nào biết được. Lúc này bạn chỉ có thể truy cập và xóa nó khi mà điện thoại của mình đã được root và cài ứng dụng có quyền truy cập chính chủ vào hệ thống.
Với những thiết bị di động hệ điều hành android thì bạn chỉ nên xóa bộ nhớ đệm trong những trường hợp như:
- Máy hiện thông báo cảnh cáo bộ nhớ máy đang sắp đầy.
- Khi bản thân bản cần thêm nhiều dung lượng trống dành cho những nhu cầu liên quan đến chụp ảnh, quay phim,...
- Khi mà máy của bạn có bộ nhớ thấp.
Như vậy, việc xóa bộ nhớ đệm trên thiết bị của bạn sẽ khiến cho nó mất nhiều thời gian hơn để tải nội dung. Nhưng một khi mà đã xóa bộ nhớ đệm thì lúc chạy lại ứng dụng thì các thao tác trong thiết bị sẽ trở nên nhạy hơn rất là nhiều.
- Để có thể xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại android thì bạn làm theo những bước như sau: Chuyển đến phần menu cài đặt sau đó nhấn vào “Bộ nhớ” rồi chọn “dọn dẹp tập tin” (hoặc có thể là dữ liệu bộ nhớ cache, dữ liệu đã lưu, dọn dẹp tập tin,...). Sau đó bấm xác nhận để xóa là mọi thứ trong bộ nhớ đệm sẽ được dọn dẹp một cách nhanh chóng.
- Cách xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại iphone: Mở phần cài đặt sau đó chọn ứng dụng Safari rồi chọn “xóa lịch sử và dữ liệu web” rồi xác nhận là xong.
- Cách xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại oppo: Chọn cài đặt vào phần quản lý ứng dụng rồi chọn ứng dụng cần xóa, chọn lưu trữ rồi bấm vào “xóa cache”
- Chi tiết cách xóa bộ nhớ đệm trên máy tính hệ điều hành Win 10:
Trên máy tính thì khi mà sử dụng một trình duyệt bất kỳ thì nó sẽ lưu thông tin trong bộ nhớ đệm và cookie. Khi xóa bộ nhớ đệm cookie thì sẽ khắc phục được vài vấn đề như tải hoặc định dạng trang web.
Để xóa bộ nhớ đệm trong trường hợp này thì bạn là như sau: Mở trình duyệt chrome trên thiết bị. Sau đó nhấn vào biểu tượng 3 chấm rồi bấm vào “Lịch sử” và xóa dữ liệu duyệt web.
Như vậy, bài viết đã giải đáp chính xác cho bạn về bộ nhớ đệm là gì và những điều hữu ích cần biết. Mong rằng với bài viết thì bạn có thể biết cách xóa bộ nhớ đệm khi cần thiết để sử dụng thiết bị điện tử của mình một cách nhanh nhạy hơn.
Trong giới thời trang thì cụm từ hàng real là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá nhiều. Cùng khám phá ngay sau đây định nghĩa về hàng real và các kinh nghiệm mua hàng real chuẩn nhất nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ