Biên bản kiểm tra tài chính là văn bản được dùng thường xuyên và áp dụng đối với tất cả các cơ quan, đơn vị từ nhà nước tới tư nhân. Có thể nói đây là một biểu mẫu quan trọng để giúp nhà quản trị có cơ sở nắm bắt sát sao tình hình thực hiện công tác tài chính của doanh nghiệp. Qua đó có những phương án điều hành doanh nghiệp tốt hơn với sự tối ưu chi phí hiệu quả hơn.
MỤC LỤC
Để sử dụng mẫu biên bản này hiệu quả. bạn đọc theo dõi cách soạn thảo dưới đây.
Biên bản kiểm tra tài chính là văn bản được dùng trong các doanh nghiệp, đơn vị để ghi chép lại hoạt động kiểm tra việc doanh nghiệp, đơn vị thực hiện công tác tài chính như thế nào. Mẫu biên bản này cần phải được thực hiện minh bạch, công khai. Đồng thời cần có sự xác nhận, nhất trí của các bên liên quan cũng như sự xác nhận từ bộ phận tiến hành kiểm tra.
Liên quan đến vấn đề tài chính, bất kể lúc nào cũng là điều quan trọng. Nhất lại là vấn đề tài chính doanh nghiệp. Nếu không thường xuyên kiểm tra thì với nhiều hạng mục, nhiều khoản cần chi sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể kiểm soát để cân đối thu chi. Và nếu không lập biên bản kiểm tra tài chính ghi nhận việc kiểm tra đó thì sẽ không có bất cứ cơ sở nào để khẳng định các hoạt động thực hiện tài chính là minh bạch.
Nói một cách khác, biên bản kiểm tra tài chính sẽ cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra tài chính. Đồng thời cũng chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm khi doanh nghiệp triển khai các hoạt động tài chính. Dựa vào đây, người quản lý sẽ có thể đánh giá mức độ sử dụng tài chính để có sự cân nhắc, điều chỉnh sao cho phù hợp ở những giai đoạn tiếp theo.
Với những nhiệm vụ và lợi ích trên, biên bản kiểm tra vấn đề tài chính thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Để lập biên bản này, bạn cần nắm bắt những điều gì? Sau đây hãy cập nhật những hướng dẫn chi tiết liên quan tới mẫu biên bản kiểm tra về tài chính để thuận lợi trong quá trình soạn thảo nhé.
Biên bản kiểm tra tài chính có hai loại dựa theo đối tượng, tính chất kiểm tra bao gồm: Biên bản tự kiểm tra tài chính và biên bản kiểm tra việc thực hiện tài chính. Đối tượng chính là tài chính nhưng cách mà hai biên bản thể hiện sẽ khác nhau.
Trước khi khám phá cụ thể về cách viết của từng loại, bạn có thể tải biểu mẫu của từng loại về máy trước:
Mẫu biên bản tự kiểm tra tài chính là văn bản được lập để xác nhận về việc doanh nghiệp đã tự kiểm tra, rà soát lại các vấn đề tài chính của đơn vị mình. Theo đó, ban kiểm tra sẽ là các thành phần do chính công ty, đơn vị cử ra để kiểm tra tài chính và lập biên bản.
Vậy ở mẫu này, chúng ta trình bày như thế nào?
Bạn trình bày theo form mẫu có sẵn được tải từ biểu mẫu ở trên về máy. Sau đó điền nội dung vào những khoảng trống để hoàn thiện biên bản. Vì đã có biểu mẫu nên vấn đề về hình thức trình bày sẽ không có quá nhiều lo lắng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý để đảm bảo giữ cho văn bản tổng thể được ngay ngắn, chỉn chu.
Áp dụng những nguyên tắc trình bày sau đây để giữ cho hình thức của mẫu văn bản dễ nhìn.
- Có thể đánh máy để điền những nội dung thông tin còn khuyết hoặc tải biểu mẫu biên bản về máy, In ra và sau đó viết tay để điền thông tin. Ở trường hợp thứ hai, bạn chú ý nên dùng màu mực trùng với màu mực in của văn bản để tạo ra sự đồng thuận.
- Chú ý cân đối nét chữ và cô đọng nội dung trọng tâm để điền nội dung vào ô trống không gây tình trạng chữ quá nhỏ hoặc viết phải dày để đủ diễn đạt. Điều đó sẽ gây khó đọc và ảnh hưởng tới hình thức ngay ngắn của biên bản.
- Nếu dùng biểu mẫu đánh máy, bạn có thể cắt bỏ bớt hoặc thêm vào các hạng mục kiểm tra theo đúng thực tế kiểm tra tài chính đã thực hiện.
Chú ý thực hiện đúng những điều này để đem đến cho mẫu biên bản hình thức hoàn chỉnh. Sau đó kết hợp thêm nội dung đầy đủ nữa sẽ giúp bạn dễ dàng tạo được một biên bản tự kiểm tra tài chính hoàn hảo. Sau khi nắm rõ các nguyên tắc trình bày hình thức của biên bản tự kiểm tra tài chính, bạn sẽ học cách điền nội dung thông tin tại bài viết bên dưới đây.
Những nội dung và cách điền trong biên bản bao gồm các mục sau đây:
- Điền tên đơn vị thực hiện kiểm tra tài chính ở góc bên trái biên bản, nằm ở trên cùng.
- Ghi rõ địa điểm, thời gian biên bản tự kiểm kê tài chính được lập
- Sau tên văn bản, bạn đưa ra ngay căn cứ xác đáng để lập biên bản tự kiểm kê tài sản.
Tiếp đến, cần trình bày thông tin của người đại diện và ban kiểm tra, gồm những ai, giữ chức vụ gì.
Trên đây đều là những thông tin dẫn dắt, mở màn cho nội dung biên bản. Khi đã hoàn thiện chúng, bạn đi vào trình bày nội dung chính của biên bản. Vì là phần quan trọng nhất của biên bản cho nên sự đầu tư thời gian và thông tin nội dung cũng nhiều hơn và phải được trình bày chi tiết tỉ mỉ.
Bạn cần nêu rõ từng hạng mục kiểm tra tài chính, các biến động về tài chính trong mỗi hạng mục bao gồm chi bao nhiêu, thu bao nhiêu, đang còn bao nhiêu và tình hình thu chi diễn ra cụ thể như thế nào.
Có thể nói, đây là phần trình bày, diễn giải. Mọi thông tin sẽ được đưa ra “rõ như ban ngày” để người tiếp nhận biên bản nắm bắt được thực trạng về tài chính hiện tại.
Ngoài ra, sau khi nêu đủ mọi thông tin tài chính trong biên bản tự kiểm tra tài chính, người lập còn phải đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm, các vấn đề còn tồn tại và đề xuất cả phương án khắc phục nếu tình hình sử dụng tài chính không tối ưu hoặc quá tốn kém.
Ở phần cuối cùng của biên bản phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện và các thành viên trong ban kiểm tra tài chính. Sau đó có thể kết thúc mẫu biên bản với sự chuẩn chỉ từ hình thức đến nội dung.
Mẫu biên bản này được lập của ban kiểm tra tài chính đến từ một cơ quan chức năng, có thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với một cơ quan đơn vị, doanh nghiệp chịu sự quản lý. Mục đích của việc kiểm tra cũng như lập biên bản này là để nhằm xác định việc thực hiện công tác kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp do cơ quan chức năng thực hiện. Với biểu mẫu này, bạn trình bày rõ thành phần của đoàn kiểm tra bao gồm những ai. Các đối tượng kiểm tra sẽ được phân chia thành trưởng đoàn, phó đoàn, thư ký nên bạn viết đúng các vai trò của từng người.
Tiếp theo, trình bày trong biên bản về kết quả của buổi làm việc, kiểm tra tài chính tại đơn vị. Mọi kết quả đều phải nêu thật chi tiết, đầy đủ. Không viết kết quả một cách chung chung, số liệu không cụ thể.
Cuối cùng trong biên bản là nội dung kiến nghị. Bạn cần kết luận rõ kết quả của buổi làm việc, đưa ra đánh giá, nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm và trình bày kiến nghị đề xuất.
Như vậy, để hoàn thiện văn bản biên bản kiểm tra tài chính, bạn lưu ý áp dụng hướng dẫn nêu trên để dễ dàng hoàn thiện văn bản nhé. Hy vọng qua thông tin chia sẻ, vieclam123.vn sẽ đồng hành cùng bạn vượt qua những vấn đề khó xử lý khi bạn cần soạn thảo một văn bản nào đó.
Biên bản kiểm kê tài sản được lập như thế nào để hiệu quả? Hãy đọc những chia sẻ bên dưới đây để tìm ra đáp án giúp bạn giải quyết tốt nhất băn khoăn trên. Bài viết đặc biệt dành cho những ai mới lần đầu được giao nhiệm vụ kiểm kê tài sản, chưa biết phải lập biên bản như thế nào.
MỤC LỤC
Chia sẻ