Bảo hiểm xã hội có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là người lao động hiện nay. Việc tham gia bảo hiểm xã hội đang ngày càng được khuyến khích cũng như nhận được sự quan tâm lớn hơn của người lao động. Vậy, cụ thể thì bảo hiểm xã hội là gì? Lợi ích và những quy định pháp luật liên quan tới bảo hiểm xã hội ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội nhé!
MỤC LỤC
Bảo hiểm xã hội là gì? Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe nói đến bảo hiểm xã hội, đặc biệt là với những bạn sắp, đã và đang đi làm tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để có thể đưa ra một khái niệm chuẩn về bảo hiểm xã hội là gì thì chắc hẳn không phải ai cũng nói rõ được.
Nói đến định nghĩa bảo hiểm xã hội là gì thì điều này đã được nêu rõ tại khoản 1 điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Dựa vào khái niệm trên, ta có thể thấy rằng, bảo hiểm xã hội chính là yếu tố thể hiện chế độ an sinh xã hội của một quốc gia. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm sẽ được nhà nước hỗ trợ trong các trường hợp được quy định dựa vào hình thức tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng.
Bảo hiểm xã hội có sự bảo trợ của Nhà nước cũng như của pháp luật, vì thế mà đây sẽ là sự đảm bảo cho đời sống của người lao động cũng như của gia đình họ. Đồng thời, sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội cũng chính là sự bảo đảm cho an toàn xã hội khi đây được xem là yếu tố mang tính trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, bao gồm Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội thực tế đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Các chế độ của bảo hiểm xã hội được cho rằng là đã có mặt trước khi thuật ngữ an sinh xã hội được ra đời. Điều này cho thấy được các quốc gia trước đó đã chú trọng nhiều hơn tới vấn đề đảm bảo an toàn xã hội cũng như đời sống của người lao động trong thời điểm đó.
Theo ghi nhận thì hệ thống bảo hiểm xã hội ra đời lần đầu tiên chính là tại nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức hiện nay) vào năm 1850, ở thời điểm mà Thủ tướng Otto Von Bismarck còn đương nhiệm. Cho đến giai đoạn năm 1883 - 1889 thì đã được hoàn thiện hơn với việc bổ sung thêm các loại bảo hiểm như ốm đau, rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Cùng với đó chính là sự hiện diện của 3 đối tượng chính liên quan tới bảo hiểm xã hội bao gồm Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.
Bắt đầu kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, chế độ này được làn dần qua các nước châu Âu như Pháp vào năm 1918, năm 1919 là tại Ý hay Anh vào năm 1991,... Sau châu Âu chính là các quốc gia ở châu Mỹ latinh, Hoa Kỳ, Canada vào những năm sau 1930. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước châu Phi, châu Á giành được độc lập thì bảo hiểm xã hội cũng được tiếp cận tại đây.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội gồm 2 loại chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Theo đó, cả người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Đúng như tên gọi của loại bảo hiểm này thì trường hợp thuộc đối tượng mà luật bảo hiểm xã hội quy định thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cũng tương tự như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên, điểm khác biệt là người lao động có thể tự lựa chọn mức đóng cũng như phương thức đóng sao cho phù hợp nhất dựa trên thu nhập của bản thân. Cùng với đó, Nhà nước cũng sẽ cần hỗ trợ để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Vì là bảo hiểm xã hội tự nguyện nên người lao động sẽ không bị bắt buộc mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tùy theo nhu cầu, nguyện vọng của bản thân.
Tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ nhận được những chế độ ra sao? Đây là thông tin cần thiết và quan trọng khi tìm hiểu bảo hiểm xã hội là gì mà bạn cần chú ý.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì các chế độ nhận được bao gồm:
Chế độ ốm đau là chế độ người lao động phải nghỉ làm khi bị ốm, tai nạn mà không phải tai nạn lao động và được chứng thực bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định. Bên cạnh đó, chế độ này cũng sẽ bao gồm trường hợp người lao động cần phải nghỉ ở nhà để chăm sóc con cái dưới 7 tuổi bị đau ốm và được xác nhận bởi cơ sở y tế, khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Xét trên mặt bằng chung thì ở chế độ này, người lao động sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần. Mức hưởng chế độ sẽ được tính theo tháng và dao động từ 50% - 100% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng nghỉ.
Đây là chế độ dành cho cả người lao động nam và nữ khi mang thai, sinh con, triệt sản, tránh thai hay nhận con nuôi. Tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và trường hợp nghỉ cụ thể mà người lao động sẽ được xét các chế độ hưởng khác nhau.
Về cơ bản, lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng chế độ trước và sau khi sinh là 6 tháng, thời gian hưởng chế độ trước khi sinh không quá 2 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì bắt đầu tính từ con thứ 2, mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Với lao động nam đang thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản từ 5 - 14 ngày làm việc và thời gian nghỉ sẽ được tính trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh.
Người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khi gặp vấn đề thuộc 1 trong các trường hợp được nêu ra dưới đây.
- Bị tai nạn trong giờ làm việc và tại nơi làm việc
- Bị tai nạn ngoài giờ làm việc và ngoài nơi làm việc nhưng thực hiện công việc do người sử dụng lao động yêu cầu.
- Bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc trong khung giờ và tuyến đường hợp lý.
Chế độ này cũng sẽ áp dụng cho trường hợp người lao động bị giảm khả năng lao động do gặp tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên từ mức 5% trở lên.
Chế độ này sẽ được hưởng khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian yêu cầu là 20 năm và đủ tuổi về hưu theo quy định. Trường hợp được xét về hưu sớm hoặc lớn hơn tuổi nghỉ hưu thì vẫn được hưởng chế độ trong trường hợp không quá 5 tuổi theo quy định.
Được hưởng khi người lao động chết. Chế độ này sẽ bao gồm trợ cấp cho việc mai táng và trợ cấp tuất.
- Trợ cấp mai táng: Thân nhân, người lo hậu sự cho người lao động chết sẽ được hưởng trợ cấp mai táng. Mức được hưởng của trợ cấp này sẽ tính bằng 10 lần mức lương cơ sở của tháng mà người lao động mất.
- Trợ cấp tuất: Là khoản trợ cấp hàng tháng cho thân nhân của người lao động mất. Tùy vào từng trường hợp mà mức trợ cấp sẽ dao động từ 50% - 70% mức lương cơ sở.
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hưởng 2 chế độ chính là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Theo đó, các mức hưởng của 2 chế độ này cũng sẽ giống như mức hưởng khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động là bao nhiêu? Đây là thông tin quan trọng mà các bạn cần tìm hiểu để xác định đúng trường hợp của mình.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội trên một tỷ lệ nhất định dựa trên tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Cụ thể:
+ Với lao động Việt Nam: người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5%. Tổng cộng là 32%.
+ Với lao động nước ngoài: Người sử dụng lao động đóng 6,5% và người lao động đóng 1,5%. Tổng là 8%.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tính theo tháng sẽ được áp dụng công thức sau:
Mức đóng BHXH = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH - Số tiền Nhà nước hỗ trợ
Đối với số tiền nhà nước hỗ trợ thì khoản tiền này sẽ được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hàng tháng. Cụ thể thì hộ nghèo là 30%, hộ cận nghèo là 25% và trường hợp khác là 10%.
Trên đây là thông tin cơ bản về bảo hiểm xã hội. Mong rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu được bảo hiểm xã hội là gì cũng như các chế độ và mức đóng bảo hiểm xã hội tương ứng.
Bảo hiểm nhân thọ là gì? Lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết nghé!
MỤC LỤC
Chia sẻ