Luật Giao thông vận tải ở Việt Nam ban hành nhiều loại bằng lái. Mỗi loại sẽ phù hợp để người dân được thực hiện điều khiển loại phương tiện phù hợp. Trong đó, người ta sẽ quen thuộc nhiều hơn với bằng B, bằng C nhưng lại ít khi tiếp xúc với khái niệm bằng D mặc dù hầu đều đã nắm được đây là một loại bằng các bằng lái xe ô tô tại Việt Nam. Vậy nên để có thêm hiểu biết về bằng ô tô nói chung, nhất là trả lời được câu hỏi bằng D lái xe gì và khi nào bạn cần thi lấy bằng D, chúng ta sẽ đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết thêm về bằng D nhé.
Bằng D là loại giấy phép lái xe ô tô phục vụ cho mục đích, nhu cầu lái xe ô tô và xe du lịch từ 30 chỗ trở xuống, bao gồm cả ghế lái. Ngoài ra còn phục vụ cho việc điều khiển cả phương tiện hạng nặng hơn 3,5 tấn. Sở hữu bằng D không quá khó khăn vì đây là một loại bằng được nâng hạng. Người tài xế phải nâng từ đối tượng đã có kinh nghiệm thời gian 3 đến 5 năm cầm vô lăng lái xe an toàn. Vì thế, khi thi cử diễn ra, bạn chỉ cần tập trung củng cố, bồi dưỡng tâm lý cũng như áp dụng mọi quy tắc.
Việc sở hữu bằng D đồng nghĩa với việc bạn có quyền hành nghề lái xe để kinh doanh. Vì thế việc học bằng D cũng là một cơ hội kiếm tiền ổn định cho tương lai.
Từ thông tin hiểu biết chung về bằng D, bạn có xác định được những loại phương tiện được phép điều khiển khi có bằng D hay không? Có lẽ nhiều người chưa có được đáp án cho nghi vấn này. Chúng ta cần căn cứ vào cơ sở pháp lý để đưa ra được câu trả lời chính xác nhất.
Cụ thể dựa trên cơ sở khoản 9, điều 16 của Thông tư 12 do Bộ Giao thông Vận tải quy định, những đối tượng đã sở hữu bằng D được phép điều khiển những phương tiện sau:
- Ô tô chở người có số chỗ ngồi bao gồm cả ghế lái là 10 đến 30 chỗ.
- Ô tô tải/ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có mức tải trọng lớn hơn 3,5 tấn
- Máy kéo có một rơ-mooc, tải trọng lớn hơn 3,5 tấn.
- Những loại xe giấy phép B1, B2 sẽ được điều khiển bởi người có bằng D.
Cụ thể, khi sở hữu bằng D bạn có thể điều khiển những phương tiện: xe ô tô các loại có từ 4 đến 9 chỗ. Xe khách các loại 9 -16 và mức tối đa là 30 chỗ ngồi, những phương tiện giao thông hạng nặng >< 3,5 tấn; toàn bộ xe số sàn, xe số tự động của bằng lái B1, B2.
Vì pháp lý quy định người sở hữu bằng hạng D được phép lái phương tiện ô tô từ 10 người vậy nên yêu cầu để sở hữu nó cũng khắt khe hơn so với các hạng khác như B hay C. Không giống như cách thi lấy bằng của các hạng khác, bằng D chỉ có được ở diện thi nâng hạng bằng từ bằng B2 hoặc bằng C lên bằng D.
Mỗi nhu cầu nâng từ hạng bằng nào lên D sẽ có quy định khác nhau. Nội dung quy định được nêu ra như thế nào?
Yêu cầu về kinh nghiệm lái xe an toàn từ ít nhất 5 năm trở đi với quãng đường đủ từ 100 nghìn km. Quãng thời gian 5 năm đủ để bạn chuẩn bị những điều kiện này đầy đủ và tốt nhất. Nếu như ngay từ đầu đã có dự định thi bằng D để phục vụ cho mục đích hành nghề lái xe thì chú ý tìm hiểu kỹ thông tin quy định của pháp luật về điều kiện thời gian và số km đường khi bạn đang ở mốc của bằng B2 nhé.
Từ giấy phép lái xe hạng C muốn nâng lên bằng D thì bạn đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có kinh nghiệm lái xe từ ít nhất 3 năm
- Lái đủ từ 50 nghìn km lái xe an toàn.
- Chuẩn bị bản sao có công chứng của bằng tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, giấy khám sức khỏe của người lái xe.
Cùng với các điều kiện chia theo hai loại bằng cấp cơ sở để nâng lên bằng D như trên thì chúng ta còn phải đáp ứng các yêu cầu khác, áp dụng cho cả hai loại.
Độ tuổi tối thiểu để bắt đầu thi bằng D đó chính là 24 tuổi, chú ý tính tuổi theo đúng ngay sinh với ngày tham gia thi. Bằng D không có khóa đào tạo trực tiếp. Học viên cần phải đăng ký học bằng D thông qua khóa học nâng hạng từ B2 và C.
Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe hạng D cũng được quy định rõ ràng tại văn bản pháp luật của Bộ giao thông vận tải ở Thông tư 12/2017 như sau:
Giấy phép hạng D phục vụ cho người điều khiển xe ô tô có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm, tính từ ngày cấp phép. Thời hạn bằng D cũng tương đương với thời hạn giấy phép của các lái xe hạng nặng khác. Khi hết hạn dùng, chủ sở hữu của bằng D cần gia hạn để sử dụng tiếp tấm bằng này.
Bằng D với giá trị sử dụng giấy phép trong vòng 5 năm, là bằng lái xe hạng nặng hơn bằng B và C. Sở hữu bằng loại này, bạn sẽ không được phép điều khiển những loại xe như xe kéo có rơ mooc tải trọng lớn, xe khách có nối thêm toa, ...
Do có sự hạn chế về mức độ đa dạng các xe được phép hành nghề cho nên đã có được bằng D trong tay mà muốn mở rộng thêm nhiều phương tiện có thể lái khác thì bạn cần phải nâng hạng từ bằng D lên hạng bằng được phép lái những phương tiện nặng hơn khác.
Mặc dù nằm trong phạm vi được phép lái xe tải trọng lớn và những phương tiện được phép của hạng bằng B1, B2 và C thế nhưng bằng D vẫn bị hạn chế nhiều như chúng ta đã nhắc ở trên so với các loại bằng FC, bằng E. Thế nên, dựa vào cơ hội phát triển của tương lai thì buộc người tài xế phải có thêm bằng cấp lái xe ở các hạng cao hơn là hạng D để đáp ứng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, người có bằng D được phép nâng hạng theo quy định ở Khoản 3, Điều số 7 thuộc Thông tư 12/2017.
Hạng D có thể thi nâng lên bằng lái xe hạng FC khi thỏa mãn điều kiện: thời gian hành nghề vận tải từ 3 năm trở lên, đạt 50 nghìn cây số đường lái xe an toàn.
Hạng D thi nâng lên được bằng lái xe hạng E với điều kiện tương tự như điều kiện nâng bằng lên hạng FC.
Trên đây, bạn đã được cập nhật thông tin bằng D lái xe gì. Cùng với đó, chúng tôi cung cấp thêm các nội dung liên quan khác để giúp bạn có kế hoạch sở hữu giấy phép lái xe phù hợp với đặc thù công việc của mình cũng như đảm bảo tuân thủ luật giao thông về điều khiển phương tiện giao thông.
Bạn có biết lái xe khách giường nằm thì cần phải có bằng gì hay không? Đọc bài viết dưới đây để cập nhật những quy định liên quan tới bằng lái xe cho nghề lái xe khách giường nằm.
Chia sẻ