close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Bạn xử lý thất bại như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ai trong cuộc sống cũng có thể gặp thất bại. Tương tự, nhân viên ở mọi phòng ban, văn phòng đều có thể thỉnh thoảng mắc phải sai lầm hoặc thất bại. Chính vì vậy, các bạn không nên cảm thấy bất ngờ nếu được hỏi về khả năng xử lý thất bại của bản thân khi đi phỏng vấn xin việc.  Mặc dù câu trả lời của bạn không nhất thiết phải cho người phỏng vấn biết chính xác về cách bạn xử lý các vấn đề trong công việc, nó nên thể hiện cách suy nghĩ của bạn về những khăn đó cũng như khả năng vượt qua nghịch cảnh của bạn. Hơn nữa, nó cũng sẽ cho thấy liệu bạn có khả năng giải quyết các xung đột diễn ra trong cuộc sống hằng ngày không. Đương nhiên trong cuộc sống, sẽ không ai thích việc kể lể về thất bại của mình cho một người lạ nghe cả, tuy nhiên, chính thái độ khi trả lời câu hỏi này sẽ thể hiện khả năng vượt qua thử thách của bạn. 

1. Người phỏng vấn thật sự muốn biết điều gì?

Bạn xử lý thất bại như thế nào

Người phỏng vấn sẽ muốn biết cách bạn duy trì sự bình tĩnh, thái độ, năng lượng và sự tập trung khi gặp phải khó khăn. Họ cũng muốn xác định xem bạn có đủ tự tin để thừa nhận thất bại của mình, học hỏi từ những sai lầm đó và bước tiếp để tiến tới thành công không.

Chú ý: Loại câu hỏi này sẽ là một phương pháp hay giúp các nhà tuyển dụng khám phá ra điểm yếu của bạn, từ đó quyết định xem bạn có những yếu tố cần có, phù hợp với công việc của họ hay không. 

Thật sự thì việc thảo luận về những thành công sẽ dễ dàng hơn việc thảo luận về những thất bại. Tuy nhiên, có một số cách giúp bạn trả lời được loại câu hỏi phỏng vấn này mà không thể hiện rằng bản thân không thể xử lý công việc. Trên thực tế, khả năng đương đầu và vượt qua thất bại để bước tiếp có thể coi là một dấu hiệu cho thấy sự thành công trong công việc của bạn.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi "Bạn đối phó với sự thất bại như thế nào?"

Phương pháp tốt nhất để xử lý loại câu hỏi này là hãy chuẩn bị sẵn một vài tình huống, ví dụ cụ thể về việc bạn gặp thất bại trong công việc cũ của mình. Hãy chọn những ví dụ mà bạn là người chịu trách nhiệm chính cho sự thất bại của bản thân mình, từ đó học hỏi và tiến hành thực hiện các bước để tránh tái phát lỗi lầm tương tự. 

Thông thường, sẽ an toàn hơn nếu bạn đưa ra các ví dụ xưa rồi (những thất bại diễn ra không phải gần đây) và chúng không gây ảnh hưởng gì đến việc thể hiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Hãy sẵn sàng để miêu tả chi tiết về chiến lược tự hoàn thiện bản thân cũng như đưa ra những ví dụ cụ thể về sự thành công, các tiến bộ đạt được gần đây của bạn sau khi đã học hỏi và thực hiện những bước của chiến lược đó. 

2. Ví dụ về các câu trả lời mẫu tham khảo

Ví dụ về các câu trả lời mẫu tham khảo

Hãy tham khảo các câu trả lời mẫu hay nhất về việc xử lý thất bại trong công việc dưới đây, từ đó xây dựng câu trả lời phù hợp cho riêng bạn. 

Ví dụ 1: Tôi luôn sống với một châm ngôn là không ai hoàn hảo trong cuộc đời này, vì vậy tôi tương đối thoải mái với việc thừa nhận trách nhiệm cho lỗi lầm cũng như những thiếu sót của bản thân mình. Điều mà tôi quan tâm nhất là phải tìm ra được điểm mấu chốt có thể thay đổi để phòng tránh những trường hợp tương tự xảy ra. 

=> Câu trả lời này cho thấy bạn là người sẵn sàng thừa nhận những thất bại của bản thân cũng như có trách nhiệm sửa chữa chúng. Nếu bạn lựa chọn xây dựng câu trả lời của bản thân giống với ví dụ bên trên, hãy chuẩn bị những ví dụ cụ thể về khoảng thời gian bạn đánh giá thất bại đó cũng như đạt được những thành công sau này nhờ nó như thế nào để đưa ra ngay phía sau. 

Ví dụ 2: Khi nhận ra mình có thiếu sót trong bất kỳ lĩnh vực nào, tôi luôn tìm đến những nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó hoặc các đồng nghiệp trong công ty để tham khảo cách bắt kịp cũng như tiến bộ hơn. Tôi rất thích và năng nổ trong việc tham gia các cuộc hội thảo, chương trình đào tạo cũng như các buổi học hướng dẫn trực tuyến để nâng cao kỹ năng của mình.

=> Tập trung vào những điểm tích cực luôn là một điều tốt, được ưu tiên khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc. Câu trả lời trên đã thể hiện rằng bạn là người sẵn sàng chấp nhận các thiếu sót của bản thân trong một số tình huống nhất định. Hơn nữa, bạn cũng chủ động trong việc tìm cách tiếp cận, phát triển hơn những kỹ năng của bản thân, điều này sẽ giúp gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn. 

Ví dụ 3: Khi tôi còn là quản lý của một nhà hàng Pháp cao cấp, chúng tôi đã từng trải qua một năm không có sự tăng trưởng trong doanh thu sau nhiều năm luôn có sự phát triển đều đặn. Khi phân tích tình hình, tôi nhận ra rằng một bộ phận khách hàng của chúng tôi đang bị các nhà hàng cạnh tranh thu hút bởi những chương trình, chính sách quảng cáo, ưu đãi trực tuyến cũng như các chiến lược quảng bá trên mạng xã hội của họ. 

Từ đây, tôi nhận ra tầm quan trọng của sự cải cách, tân tiến cũng như các phương pháp tiếp thị trực tuyến mới. Tôi đã tham gia một số hội thảo thường niên, đăng ký học một lớp về tiếp thị trực tuyến cũng như thuê một thực tập sinh hiểu biết về công nghệ, quảng cáo để giúp tôi giới thiệu những chiến lược tiếp thị mới một cách hiệu quả hơn. 

Chúng tôi đã cải tổ lại trang web của nhà hàng, thiết lập một chương trình khách hàng thân quen, hợp tác với một nền tảng quảng cáo trực tuyến cũng như bắt đầu một chiến dịch quảng bá trên Facebook. Sau khi thực hiện những thay đổi này, doanh thu của chúng tôi đã tăng 15% trong quý tiếp theo.

=> Câu chuyện này thể hiện rằng bạn có khả năng nhận biết vấn đề cũng như phát triển được một kế hoạch để vượt qua chúng. Những số liệu cụ thể như 15% tăng trong doanh thu cũng sẽ để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người phỏng vấn. 

3. Mẹo để có được các câu trả lời hay nhất

Mẹo để có được các câu trả lời hay nhất

Hãy chia sẻ ví dụ về một thất bại mà bạn đã giải quyết thành công, hoàn toàn vượt qua nó.  Hãy chuẩn bị sẵn sàng một câu chuyện về sai lầm của bản thân mà khi đó bạn đã thành công giải quyết nó (xoay chuyển được tình thế, có kết quả tốt sau này) cũng như học được những bài học để thành công hơn nữa. Hầu hết những người phỏng vấn sẽ không hài lòng với câu trả lời chung chung về cách bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào, vì vậy hãy chuẩn bị trước một câu trả lời sao cho đầy đủ nhất. 

Hãy cụ thể nhất có thể khi nói về thành tích của bạn. "Doanh số bán hàng tăng lên 15%" sẽ tốt hơn "Doanh số bán hàng tăng lên". “Đã tiết kiệm được 10 triệu đồng trong quý đầu tiên” sẽ tốt hơn “Đã tiết kiệm được tiền trong quý đầu tiên”. Hãy chi tiết trong việc đưa ra thông tin như số phần trăm, số tiền,... để thể hiện sự thành công của bạn sau khi vượt qua khó khăn. 

3.1. Những điều không nên nói

Đừng tập trung vào những điều tiêu cực. Việc lựa chọn những điều để cho vào trong câu trả lời là một nhiệm vụ rất quan trọng. Tránh nhắc đến bất kỳ sự việc hay ví dụ nào có thể làm lộ điểm yếu cũng như hạn chế khả năng hoàn thành công việc của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Ngoại lệ duy nhất của trường hợp này là bạn muốn kể một câu chuyện thật hấp dẫn về cách bạn đã loại bỏ những điểm yếu lớn đó như thế nào. Nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng những điểm yếu đó đã được loại bỏ hoàn toàn (được thể hiện rõ trong câu trả lời của bạn) và chúng không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho hình ảnh của bạn, hãy lựa chọn biện pháp an toàn.

Chú ý: Bạn sẽ không muốn để lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn không có khả năng hoàn thành công việc, cho dù vô tình hay cố ý.

Đừng giả vờ khi kể về một thất bại. Bất kỳ ai tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời đều sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách hoặc thất bại. Đừng để sự tự ái hoặc xấu hổ ngăn cản việc bạn bước ra khỏi “vũng bùn” đó cũng như lỡ mất cơ hội gây ấn tượng với nhà phỏng vấn về khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua thất bại của bạn (miễn là sau đó bạn đã xoay chuyển được tình thế).

Hiện tại không phải là lúc để bạn thể hiện sự “láu cá” bằng cách khoe khoang về một thành công của bản thân dưới giọng điệu của một sự thất bại. Những câu trả lời như, "Tôi đã không thể tránh được việc tăng doanh số bán hàng lên ít nhất 10% mỗi quý!" sẽ khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm chứ không phải vỗ tay chúc mừng. 

3.2. Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo bạn nên chuẩn bị.

  • Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

  • Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? 

  • Bạn làm gì để giải tỏa căng thẳng?

  • Những quyết định khó khăn nhất bạn từng thực hiện là gì? 

  • Bạn định nghĩa thành công như thế nào?

  • Mục tiêu trong tương lai của bạn là gì?

4. Tổng kết

Đưa ra ví dụ, câu chuyện cụ thể: Trước khi đến với buổi phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị một câu chuyện cụ thể về khoảng thời gian gặp khó khăn cũng như cách giúp bạn vượt qua thất bại, xoay chuyển tình thế.

Hãy luôn lạc quan, tự tin: Hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn có một kết thúc tích cực và phản ánh tốt sự tiến bộ cũng như thành công hơn của con người bạn.

Cụ thể khi nói về sự thành công trong việc xoay chuyển tình thế: Hãy đưa ra những con số chi tiết để chứng minh luận điểm về sự thành công, tiến bộ của bản thân.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.