close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời câu hỏi bạn sẽ làm gì nếu không có được vị trí này?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi tham gia phỏng vấn cho một cơ hội thăng chức hoặc thuyên chuyển công việc trong công ty, bạn có thể sẽ gặp phải câu hỏi “Bạn sẽ làm gì nếu không nhận được vị trí này?”. Trong trường hợp như vậy, người phỏng vấn sẽ muốn biết rằng liệu điều bạn thật sự quan tâm đến là công việc, công ty hay là cơ hội thăng tiến. Theo lý tưởng thì họ sẽ muốn thăng chức một người mà vẫn sẽ tiếp tục phát triển với công ty theo thời gian chứ không phải sẽ liên tục muốn thăng tiến hoặc chuyển việc ngay lập tức khi có cơ hội khác mở ra. Đương nhiên, bạn cũng phải tự hỏi bản thân câu hỏi tương tự trước buổi phỏng vấn và xác định xem những kế hoạch tương lai của mình là gì, cũng như chuẩn bị tốt một câu trả lời cho câu hỏi này trước. Các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì? Bạn hy vọng sẽ được chuyển sang vị trí công việc nào tiếp theo và bạn dự định sẽ phát triển từ đó như thế nào? Bạn hy vọng sẽ đạt được những kỹ năng nào khi làm việc tại vị trí này? Bạn có thể thành công đạt được những điều bạn mong muốn ở vị trí này - hay bạn phải vươn xa hơn mới được?

Cách sắp xếp câu trả lời thông minh

Cách sắp xếp câu trả lời thông minh

Tất nhiên, ngay cả khi bạn xác định rằng bản thân sẽ phải rời khỏi công ty trong vài năm nữa, bạn sẽ không tình nguyện đưa ra thông tin đó trong buổi phỏng vấn (cho dù bạn có được nhận cho công việc cụ thể này hay không).

Thay vào đó, khi được hỏi rằng “Bạn sẽ làm gì nếu không nhận được vị trí này?”, bạn hãy xây dựng một câu trả lời tập trung giải đáp được các mối quan tâm của họ. Hãy cố gắng xác định được các mục tiêu của họ, cũng như của chính bản thân bạn. Sau đó, tìm kiếm sự trùng lặp, giống nhau giữa những mục tiêu của họ và các kế hoạch dài hạn của bạn. Đồng thời, hãy nhấn mạnh lòng trung thành của bạn đối với công ty.

Ví dụ, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ có thái độ tích cực, ủng hộ người nhận được công việc, cho dù bạn là người không được chọn.

Ví dụ một câu trả lời mẫu

“Tôi xin cam kết rằng bản thân sẽ gắn bó với công ty cùng sự thăng tiến của nó, vì vậy, cho dù tôi không được chọn, tôi sẽ làm việc cùng và hỗ trợ bất kỳ ai nhận được công việc này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng với kinh nghiệm của bản thân trong bộ phận và trong nhóm, tôi đủ điều kiện để trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí công việc.”

Lưu ý rằng với câu trả lời trên, trong khi thể hiện sự chuyên nghiệp cùng chín chắn của ứng viên, nó cũng đã có cơ hội nhắc nhở người phỏng vấn về những kỹ năng và năng khiếu cần có cho vị trí này.

Các câu trả lời mẫu khác bạn có thể dùng

Các câu trả lời mẫu khác bạn có thể dùng

Tất nhiên, câu trả lời của bạn sẽ thay đổi, tùy thuộc vào vị trí công việc, công ty và kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn có dự định tiếp tục tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng khác tại công ty, bạn có thể đề cập đến vấn đề đó với người phỏng vấn. Nếu bạn muốn phát triển một số kỹ năng nhất định hoặc muốn tích lũy thêm kinh nghiệm để trở thành một ứng cử viên sáng giá hơn cho các vai trò khác trong tương lai, hãy nhắc về điều đó trong buổi phỏng vấn. 

Ví dụ về các câu trả lời mẫu khác:

  • Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các vị trí khác phù hợp hơn với lịch trình và mục tiêu của mình trong lĩnh vực này.

  • Tôi sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin tuyển dụng cho những vị trí khác trong công ty cùng các cơ hội thăng tiến mới. 

  • Tôi đang tìm hiểu về các phương pháp đào tạo bổ sung cùng việc học thêm các chứng chỉ để nâng cao trình độ của bản thân cho các cơ hội thăng tiến sắp tới.

  • Tôi sẽ xem xét mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình sang một số ngành khác có tuyển dụng nhân viên làm việc bán thời gian.

  • Tôi cảm thấy vị trí này sẽ rất phù hợp với tôi, vì vậy tôi hy vọng rằng bản thân sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về nó!

Những lợi ích của việc ứng tuyển vào các vị trí nội bộ trong công ty

Những lợi ích của việc ứng tuyển vào các vị trí nội bộ trong công ty

Việc ứng tuyển vào một vị trí nội bộ trong công ty chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân trước những người phỏng vấn và các thành viên của hội đồng tuyển chọn. Bạn có thể sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm mà vị trí hiện tại của bạn không sử dụng đến. Người giám sát và các đồng nghiệp của bạn có thể cũng không biết rằng bạn đang sở hữu chúng. Việc cập nhật sơ yếu lý lịch cùng thể hiện bản thân thật tốt trong các buổi phỏng vấn thuyên chuyển nội bộ đích thực là một cách để bạn quảng cáo những tài năng chưa được bộc lộ của bản thân.

Bạn có thể phát hiện ra rằng vị trí mà bạn đang ứng tuyển không phải là công việc phù hợp nhất với bản thân hoặc có thể có một ứng viên khác mà công ty cảm thấy thích hợp hơn bạn. Bạn có thể sẽ không nhận được công việc theo như ý muốn nhưng hãy yên tâm là bạn đã không lãng phí thời gian cùng công sức của mình một cách vô ích. Với một màn “biểu diễn” tốt, những người phỏng vấn sẽ nhớ đến bạn mỗi khi có các sự kiện mới cùng những cơ hội thăng tiến phù hợp với bạn hơn trong tương lai. Thậm chí bạn còn có thể nhận được các cơ hội yêu cầu nộp đơn ứng tuyển cho một vị trí khác thích hợp hơn từ công ty.

Bạn cũng có thể sẽ nhận được những lời mời làm việc thay cho ai đó khi họ nghỉ phép hoặc đi du lịch. Từ đó, bạn có thể học tập, tìm hiểu những chức năng ở vị trí công việc mới. Đây có thể chính là một bước đệm để bạn thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công việc.

Những hạn chế của việc ứng tuyển vào các vị trí nội bộ trong công ty

Những hạn chế của việc ứng tuyển vào các vị trí nội bộ trong công ty

Đương nhiên, có một nhược điểm hiển nhiên mà chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt khi ứng tuyển vào một vị trí nội bộ trong công ty là: nếu bạn không được chọn, bạn sẽ phải gặp người hoặc những người đã từ chối bạn, có thể là hằng ngày. Đây là một tình huống rất khác so với một buổi phỏng vấn xin việc thông thường, nơi bạn có thể kết thúc buổi phỏng vấn, không được nhận và sẽ không phải gặp lại bất kỳ ai đã phỏng vấn bạn trong suốt quãng đời còn lại của mình (trừ khi vòng trái đất của bạn và người đó quá nhỏ).

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên nộp đơn xin thuyên chuyển công việc cho các vị trí trong nội bộ công ty. Chỉ là bạn nên chuẩn bị bản thân sẵn sàng để đối phó với một số tình huống khó xử có thể xảy ra sau đó. Ví dụ, nếu bạn biết rằng bản thân có thể sẽ bị mất tinh thần khi không được lựa chọn, bạn sẽ phải tìm ra cách để đối phó với sự thất vọng đó; ngăn ngừa chúng trở thành sự chán nản, không hài lòng trong sự nghiệp lâu dài của bạn.

Hãy cân nhắc xem liệu bạn sẽ xử lý những cảm xúc của mình như thế nào khi không được lựa chọn cho vị trí công việc. Và hãy đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thành điều này trước khi nộp đơn đăng ký cho bất kỳ vị trí nào trong nội bộ công ty. Hơn nữa, bạn có thể sẽ phải làm việc cùng hoặc dưới trướng người nhận được công việc đó. Chuẩn bị trước cảm xúc và cách ứng xử của bản thân sẽ cho phép bạn thuận lợi gây được ấn tượng đối với đồng nghiệp cũng như có thể giúp bạn tiếp tục thăng tiến dễ dàng hơn trong tương lai.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.