close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn: Bạn có kế hoạch làm việc ở đây trong bao lâu?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với một số người, các buổi phỏng vấn xin việc có thể sẽ là một trải nghiệm căng thẳng, đặc biệt là khi họ đã tìm kiếm công việc mới trong một khoảng thời gian dài. Và họ sẽ càng cảm thấy bất ngờ, bối rối, căng thẳng hơn nếu gặp phải những câu hỏi phỏng vấn như “Bạn có dự định làm việc ở đây trong bao lâu nếu được tuyển?”. Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời trong buổi phỏng vấn. Bạn sẽ không muốn thể hiện rằng bản thân có dự định nhảy sang một công việc B ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên với công ty A, khi mà bạn còn chưa biết bản thân có được tuyển hay không. Nhưng bạn cũng sẽ không muốn tỏ ra là một người an nhàn, không có kế hoạch hay bất cứ suy nghĩ dài hạn gì cho sự nghiệp tương lai. Việc suy nghĩ trước về cách bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào trước khi thật sự bước vào phỏng vấn chính thức sẽ đảm bảo rằng bạn không bị bất ngờ và có thể trả lời câu hỏi một cách tự tin, bài bản; từ đó gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Những điều người phỏng vấn thực sự muốn biết

Những điều người phỏng vấn thực sự muốn biết

Người phỏng vấn có thể sẽ thay đổi cách đặt câu hỏi theo một số ví dụ sau:

  • Bạn mong muốn được tiếp tục làm việc với công ty này trong bao lâu nữa?

  • Bạn nghĩ rằng bản thân sẽ đảm nhận vai trò, vị trí này trong bao lâu?

  • Bạn nghĩ rằng bản thân sẽ đang ở đâu sau năm năm nữa?

Đừng mất cảnh giác. Đôi khi, vì quá căng thẳng, các ứng viên sẽ thốt lên rằng họ chỉ đang tìm kiếm một công việc ngắn hạn vì họ muốn có cơ hội tham quan khắp đất nước hoặc có ý định quay trở lại trường học. Trên thực tế, những câu trả lời như vậy nghe thì có vẻ hay đấy, nhưng chúng sẽ không có khả năng gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn và bạn có thể sẽ bị loại khỏi danh sách các ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng. 

Tuyển dụng và đào tạo các nhân viên mới là một quy trình tốn kém, cả về sức lực và tiền bạc. Một công ty chấp nhận tuyển dụng bạn có nghĩa là họ đang đầu tư một số tiền và khoảng thời gian lớn vào bạn. 

Chú ý: Nhà tuyển dụng muốn biết rằng các khoản đầu tư của họ sẽ gặt hái được kết quả thành công, chứ không phải là tiền của họ sẽ bị lãng phí vì bạn có ý định nghỉ việc chỉ sau sáu tháng.

Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm việc ở đây trong bao lâu?"

Nếu người phỏng vấn đưa ra câu hỏi, "Bạn mong muốn được làm việc với công ty này trong bao lâu?", đừng hấp tấp kể ra ngay tất cả những suy nghĩ mà bạn đang có trong đầu. Hãy dừng một chút và sắp xếp lại câu trả lời mà bạn đã chuẩn bị trước khi phỏng vấn về câu hỏi này. Sau đó hãy bình tĩnh, tự tin đưa ra câu trả lời một cách chắc chắn. Nếu bạn muốn được nhận vào làm việc, đừng trả lời những câu như làm việc ở đây chỉ là một trải nghiệm ngắn hạn đối với bạn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên nói dối hoặc đưa ra một nhận định sai lầm rằng bạn sẽ ở lại công ty lâu dài với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, mặc dù bạn không thực sự có ý định như vậy. Thay vì việc trình bày sai ý định của bản thân, bạn có thể tập trung câu trả lời của mình vào một điều gì đó tích cực của nhà tuyển dụng, ví dụ như mức độ gắn bó và sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí công việc đó.

Chú ý: Hãy cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao bạn lại muốn đầu quân cho công ty của họ. Hãy chỉ ra những khía cạnh cụ thể trong công việc mà bạn cảm thấy rất hay và hứng thú. Hơn nữa, chúng còn là những động lực khuyến khích, khiến bạn muốn ở lại lâu dài với công ty. 

Nếu bạn biết rằng bản thân sẽ chuyển đến một thành phố khác trong hai năm tới và bạn đang làm việc, ví dụ như, trong lĩnh vực bán lẻ, bạn nên nói rõ như vậy với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn (Tuy nhiên, bạn cũng có thể nói thêm với người phỏng vấn rằng bạn hy vọng, nếu bạn có những biểu hiện xuất sắc trong lúc làm việc cho cửa hàng của họ ở hiện tại, chuỗi cửa hàng bán lẻ có thể tìm cho bạn một vị trí ở cửa hàng nơi bạn sẽ chuyển tới sau hai năm nữa - giống như thuyên chuyển địa điểm làm việc thôi).

Mọi kế hoạch luôn luôn có xác suất của nó, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn thật sự trung thực về những điều mà nhà tuyển dụng có thể mong đợi ở bạn. Mặt khác, nếu bạn dự định sẽ làm việc ở đây trong một khoảng thời gian dài, hãy nói như vậy.

Khi gặp phải những loại câu hỏi như, "Bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm việc ở vị trí công việc này trong bao lâu?" hoặc “Bạn nghĩ rằng bản thân sẽ đang ở đâu sau năm năm làm việc nữa?”, bạn có thể đề cập đến việc bạn hy vọng rằng sẽ có các cơ hội thăng tiến cho bạn trong sự nghiệp ở công ty.

Cách trả lời câu hỏi Bạn dự định làm việc ở đây trong bao lâu?

Các ví dụ về câu trả lời mẫu hay nhất

Hãy tham khảo những ví dụ dưới đây để xây dựng câu trả lời cho riêng bạn. Hãy lưu ý rằng các ví dụ sau đều là những câu trả lời mang tính an toàn. Chúng sẽ không đưa ra một mốc thời gian cụ thể, nhưng đều thể hiện được sự nhiệt tình và mong muốn của bạn đối với vai trò công việc và công ty.

Ví dụ 1: Tôi rất có hứng thú với những nghiên cứu và đổi mới mà công ty của bạn đã thực hiện trong vòng vài năm qua. Tôi đang tìm kiếm một vị trí công việc ở một công ty có môi trường làm việc năng động, liên quan nhiều đến cộng đồng và công ty của bạn rất phù hợp với những điều mà tôi mong muốn. Tôi nghĩ rằng vị trí công việc này sẽ rất phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của tôi. Hơn nữa, nó sẽ cho tôi một cơ hội để phát triển theo cách chuyên nghiệp hơn. Tôi hy vọng rằng tôi có thể làm việc ở đây cho đến khi bản thân không thể đóng góp được gì cho công ty nữa thì thôi. 

=> Câu trả lời này rất hay vì nó thể hiện rằng ứng viên đã tìm hiểu cũng như liên kết những kế hoạch, công việc trong tương lai của công ty với những kỹ năng mà ứng viên sở hữu, từ đó cho thấy đôi bên sẽ cùng có lợi như thế nào nếu ứng viên đó được thuê. Hơn nữa, ứng viên cũng cho người phỏng vấn thấy rằng ứng viên nguyện ý ở lại làm việc cho đến khi đôi bên không còn phù hợp nữa mới thôi. 

Ví dụ 2: Bởi vì vợ/chồng tôi đang ở trong quân đội, chúng tôi có thể sẽ phải di chuyển trong vòng vài năm tới, nhưng từ giờ cho đến lúc đó, tôi muốn làm việc ở đây thật ổn định.

=> Câu trả lời này ổn vì ứng viên đang rất trung thực với người phỏng vấn về hoàn cảnh của bản thân, đồng thời thể hiện được sự khao khát và mong muốn của ứng viên đối với công việc. 

Ví dụ 3: Tôi muốn được làm việc ở đây lâu dài, nếu có thể. Tôi rất thích chính sách giờ làm việc linh hoạt của quý công ty. Điều này sẽ rất phù hợp, thuận tiện cho những phần trách nhiệm khác của tôi, ví dụ như việc học (hoặc con cái, gia đình,...).

=> Đây là một câu trả lời tốt vì nó thể hiện được sự hòa hợp giữa ứng viên và văn hóa công ty.

Ví dụ 4: Thật ra thì tôi không có bất kỳ kế hoạch lớn nào để chuyển việc hay chuyển đi nơi nào khác nữa. Tôi muốn một công việc ổn định, cho tôi cơ hội để phát triển như một thành viên trong nhóm. 

=> Câu trả lời thể hiện sự cam kết gắn bó của ứng viên đối với công việc và nhóm đồng nghiệp mà ứng viên có thể sẽ làm việc cùng. Đồng thời, câu trả lời cũng cho thấy ứng viên có ý định ở lại lâu dài với công ty. 

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Tập trung câu trả lời vào những điều tích cực. Hãy nói một điều gì đó tích cực về công ty, rằng bạn rất hào hứng khi được phỏng vấn cho vị trí công việc này và bạn sẽ rất vui nếu được nhận vào làm việc.

Chú ý: Hãy đề cập đến những khía cạnh hấp dẫn, khiến bạn muốn gắn bó với công ty lâu dài, của công việc.

Đề cập đến văn hóa làm việc công ty. Hãy thể hiện rằng bạn rất phù hợp với văn hóa làm việc của công ty.

Thảo luận về những thay đổi, sự phát triển gần đây. Hãy nói về một thay đổi hoặc sự phát triển trong ngành mà bạn đang công tác hay của công ty gần đây và thể hiện điều đó phù hợp với mục tiêu phát triển của bạn như thế nào.

Hãy trung thực. Cho dù bạn đang ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào, hãy luôn trung thực về khả năng, kinh nghiệm cũng như mục tiêu, hoài bão của bạn. Bạn sẽ không muốn nói dối bất kỳ điều gì vì trong tương lai, nếu được nhận vào làm, bạn có thể sẽ phải nhờ họ viết thư giới thiệu công việc hay nhận xét hiệu suất. Hơn nữa, việc trung thực cũng sẽ có lợi và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả đôi bên. 

Những điều không nên nói

Đừng thể hiện sai lệch ý định của bạn. Trên tất cả mọi thứ, đừng bao giờ nói dối. Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân thay vì phải nơm nớp lo sợ, sống không thật với bản thân trong một môi trường làm việc căng thẳng. 

Đừng đưa ra quá nhiều thông tin hoặc các thông tin quá chi tiết. Cùng lúc với việc trung thực, hãy trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng. Bạn đừng nên đi vào giải thích sâu xa, dài dòng về các kế hoạch trong tương lai của bạn, nhà tuyển dụng cũng không muốn biết điều đó. Hãy giữ cho câu trả lời của bạn tập trung vào công việc mà bạn đang ứng tuyển cùng với những điều bạn sẽ đóng góp được cho công ty nếu được nhận. 

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo trong buổi phỏng vấn. 

  • Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu trong vòng năm năm nữa?

  • Bạn hy vọng sẽ đạt được những điều gì khi làm việc ở đây?

  • Khát vọng hay mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? 

Tổng kết

Hãy chuẩn bị sẵn sàng một câu trả lời

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc chính thức, bạn hãy chuẩn bị trước một câu trả lời cho riêng mình để tránh bị bất ngờ dẫn đến việc thể hiện không được tốt. 

Hiểu rõ các mục tiêu nghề nghiệp của chính bạn

Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi về các nguyện vọng nghề nghiệp lâu dài trong tương lai của bạn.

Hãy linh hoạt và trung thực

Hãy trung thực khi trả lời tất cả các loại câu hỏi phỏng vấn xin việc vì chuyện thay đổi kế hoạch hoặc mục tiêu trong tương lai dài là chuyện có thể hiểu được và đôi khi những việc bất ngờ sẽ xảy ra khiến tất cả mọi thứ thay đổi. 

Giữ cho câu trả lời tích cực nhất có thể

Hãy tập trung câu trả lời của bạn vào những mặt tích cực và những điều khuyến khích bạn ở lại, gắn bó lâu dài với công việc, công ty. 

Nhà tuyển dụng không muốn tuyển những ứng viên thường xuyên nhảy việc nhưng cũng không muốn một ứng viên thích sống an nhàn không cầu tiến. Hãy chuẩn bị thật tốt cho câu hỏi "Bạn có kế hoạch làm việc ở đây trong bao lâu? nếu được hỏi nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.