Với các bạn sinh viên y khoa thì bác sĩ nội trú là một khái niệm vô cùng quen thuộc. Hơn hết, đây còn được xem là ước mơ của mọi sinh viên y khoa chính quy với việc trở thành bác sĩ nội trú trong tương lai. Vậy thực tế thì bác sĩ nội trú là gì và làm thế nào để có thể trở thành bác sĩ nội trú? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến bác sĩ nội trú nhé!
MỤC LỤC
Bác sĩ nội trú là gì? Đây là một khái niệm mà bất cứ ai theo đuổi ngành ý cũng biết. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo thì bác sĩ nội trú khá xa lạ và có phần khó hiểu. Vậy, chính xác thì bác sĩ nội trú là gì?
Về cơ bản thì bác sĩ nội trú được hiểu là chương trình đào tạo nâng cao sau đại học. Khi sinh viên đã hoàn thành chương trình 6 năm đại học y khoa chính quy của mình thì có thể học nâng cao bằng cách thi Cao học hoặc bác sĩ nội trú. Và giữa hai sự lựa chọn này thì bác sĩ nội trú được đánh giá là khó hơn hẳn.
Lựa chọn bác sĩ nội trú, bạn sẽ phải dưới 27 tuổi và được thi duy nhất chỉ 1 lần trong đời. Nếu trượt bác sĩ nội trú thì bạn sẽ không có cơ hội lần thứ 2. Việc học bác sĩ nội trú nhằm mục đích chuyên môn hóa về chuyên ngành y khoa mà bạn lựa chọn, theo đó, bạn sẽ tập trung cho việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu hơn nữa về chuyên ngành của mình để trở thành một trong những chuyên gia y tế hàng đầu về lĩnh vực đó. Đây là lý do mà hầu hết các chuyên gia y khoa trên cả nước đều xuất phát từ bác sĩ nội trú do chương trình chọn lọc nghiêm ngặt và quá trình học cũng vô cùng gian nan.
Bản chất của bác sĩ nội trú chính là chỉ việc sinh hoạt ngay trong bệnh viện mà không được đi đâu cả. Quy định này ban đầu được đặt ra để đảm bảo sinh viên theo học bác sĩ nội trú có thể tiết kiệm thời gian di chuyển, sinh hoạt để tập trung nhiều hơn cho việc nghiên cứu, học tập chuyên môn. Nó cho thấy được sự khắc nghiệt và cực khổ để trở thành một bác sĩ nội trú trong tương lai của sinh viên y. Tuy vậy, hiện nay, việc bắt buộc ở trong viện là không còn. Thế nhưng, sự vất vả, khó khăn để trở thành bác sĩ nội trú vẫn không hề thay đổi hay thuyên giảm.
Để tham dự kỳ thi và trở thành bác sĩ nội trú thì bạn sẽ cần thỏa mãn được những điều kiện sau đây:
- Là sinh viên Y khoa hệ chính quy
- Dưới 27 tuổi
- Đã tốt nghiệp Đại học và hoàn thành 6 năm đào tạo tương ứng. Tốt nghiệp bằng khá trở lên và không có bất cứ môn nào phải thi lại. Có giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với năm thi
- Có điểm tổng kết các môn ôn thi nội trú từ 7.0 trở lên
- Điểm môn chuyên ngành từ 8.0 trở lên
- Có đạo đức tốt và không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong 6 năm học
Với những điều kiện dự thi như trên, có thể thấy rằng để tham dự được kỳ thi bác sĩ nội trú thì bạn phải đạt được các yêu cầu khá cao và khắt khe. Điều này đòi hỏi ngay từ những năm đầu tiên, bạn cần xác định cho mình mục tiêu thi bác sĩ nội trú để có động lực phấn đấu và thái độ học tập nghiêm túc nhất. Đây chính là cơ sở để bạn có thể đặt tay vào ước mơ trở thành bác sĩ nội trú của mình.
Khi đã biết được điều kiện dự thi bác sĩ nội trú thì sẽ khá nhiều bạn quan tâm tới hình thức thi của quá trình đào tạo này.
4 môn chính là tổng số môn thi mà các bạn sẽ phải trải qua khi tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú. Bao gồm 2 môn thi chuyên ngành (môn 1 và 2), 1 môn thi cơ sở (môn 3) và 1 môn thi ngoại ngữ (có thể chọn tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Pháp).
Cụ thể thì môn thi chuyên ngành sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành mà bạn đăng ký khi học nội trú. Môn thi cơ sở sẽ là đề tổng hợp về các lĩnh vực như Giải phẫu, Sinh lý học, y học di truyền và Hóa sinh y học. Còn môn thi ngoại ngữ thì các bạn sẽ đăng ký khi nộp hồ sơ thi, kết quả sẽ được tính tương đương là bậc 3/6 dựa trên khung năng lực chuẩn ngoại ngữ được áp dụng tại Việt Nam.
Hình thức thi của các môn trên sẽ là thi trắc nghiệm và thời gian làm bài cho mỗi môn là 90 phút.
Khi thi bác sĩ nội trú thì chuyên ngành là 2 môn thi bắt buộc. vậy có những chuyên ngành bác sĩ nội trú nào bạn có thể lựa chọn?
Thực tế hiện nay thì chuyên ngành bác sĩ nội trú khá đa dạng. Và những chuyên ngành phổ biến có thể kể đến như:
- Chuyên ngành hệ nội: Tim mạch, Da liễu, Truyền nhiễm, Nội khoa, Nhi khoa, Hồi sức cấp cứu, Tâm thần,...
- Chuyên ngành hệ ngoại: Răng hàm mặt, Nhãn khoa, Phụ sản, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh,....
- Chuyên ngành y học cơ sở và dự phòng: Y học dự phòng, Vi sinh, Giải phẫu bệnh,...
Tùy thuộc vào từng trường cũng như khả năng mà bạn sẽ lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với mình khi lựa chọn bác sĩ nội trú.
Chi phí học bác sĩ nội trú như thế nào là điều mà rất nhiều bạn sinh viên quan tâm khi tìm hiểu về bác sĩ nội trú.
Thực tế thì chi phí học cho chương trình học nội trú sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành bạn đăng ký. Mỗi một chuyên ngành sẽ có mức phí khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì chi phí này sẽ không quá cao mà vừa tầm cho đa số các bạn sinh viên y khoa có ý định học bác sĩ nội trú.
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thì nhiệm vụ chính của bạn là học vì thế mà mức lương nhận được chỉ là sự hỗ trợ của bệnh viện với các bác sĩ theo học nội trú mà thôi, vì thế mà bạn không nên quá hy vọng vào khoản lương nhận được này. Thay vào đó, bạn có thể hy vọng mức lương của mình sau khi hoàn thành chương trình học bác sĩ nội trú.
Để có thể trở thành bác sĩ nội trú thì bạn sẽ phải trải qua một hành trình gian nan, vất vả và khó nhằn. Tuy nhiên, liệu học bác sĩ nội trú có phải chỉ giúp bạn giỏi hơn hay không?
Thực tế thì giỏi hơn chính là yếu tố cốt lõi để bạn có thể hành nghề bác sĩ một cách lâu dài. Khi bạn học nội trú tức là bạn đã được đào tạo chuyên khoa một cách kỹ lưỡng. Con đường trở thành bác sĩ chuyên nghiệp của bạn dài hơn với người khác khi bạn mất 6 năm để học kiến thức của 1 bác sĩ và mất thêm 3 năm nữa cho việc đào tạo chuyên sâu, tổng cộng là 9 năm. Trong khi đó, nếu lựa chọn cao học thì con số sẽ chỉ còn 8 năm.
Bên cạnh đó, bác sĩ nội trú được xem là khóa đào tạo nhân tài ngành y cho cả nước. Vì thế, các trường đào tạo bác sĩ nội trú sẽ dành điều kiện tốt nhất cho các bạn sinh viên theo học khóa đào tạo này. Nhất là khi ở độ tuổi còn trẻ sẽ là quá trình giúp bạn có thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất. Do vậy mà bác sĩ nội trú sẽ giúp bạn hoàn thiện cả về tri thức lẫn kỹ năng chuyên ngành mà bản thân lựa chọn.
Sau khi ra trường, những bạn được cấp bằng bác sĩ nội trú đều được ưu ái hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm cho dù là bệnh viện công hay tư. Bao gồm cả việc thi tuyển viên chức bác sĩ trong bệnh viện tông để có môi trường làm việc ổn định, lâu dài của bác sĩ nội trú. Đặc biệt, mức lương hay chế độ đãi ngộ của bác sĩ nội trú cũng cao hơn so với bác sĩ thông thường. Vì thế mà quá trình gian khổ đó xứng đáng với những gì mà bạn sẽ nhận được ở trong tương lai.
Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo đó, bác sĩ nội trú được xem là giai đoạn học việc để bác sĩ trở nên toàn diện hơn về chuyên môn và kỹ năng của mình ở một chuyên ngành nhất định.
Bác sĩ chuyên khoa là người đã được cấp bằng, chứng chỉ đầy đủ và được phép làm việc tại tất cả các cơ sở y tế nào theo đúng chuyên ngành, lĩnh vực của mình.
Về bản chất, để trở thành một bác sĩ chuyên khoa thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua giai đoạn bác sĩ nội trú. Vì thế mà bác sĩ nội trú đóng vai trò là giai đoạn bồi dưỡng cũng như nâng cao về chuyên môn để bác sĩ có thể hành nghề hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết và cụ thể nhất về bác sĩ nội trú. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bác sĩ nội trú cũng như tầm quan trọng của giai đoạn đào tạo này trong sự nghiệp theo đuổi ngành y của các bạn sinh viên.
Y học dự phòng là gì? Y học dự phòng có ý nghĩa ra sao và công việc cụ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ