Được mệnh danh là nhân sâm Ấn Độ và là một loại thảo dược rất hữu ích trong nền y học Ấn Độ, cây Ashwagandha mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không quá nhiều người biết tới loại cây này và nếu có biết thì lại không hề rõ lợi ích mà nó mang lại. Vì thế mà bài viết dưới đây gửi đến bạn thông tin chi tiết nhất về cây Ashwagandha. Cùng tìm hiểu Ashwagandha là cây gì ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Ashwagandha còn có những tên gọi cực phổ biến khác như sâm Ấn Độ, anh đào mùa đông và tên tiếng Anh là Poison Gooseberry. Bên cạnh đó thì Ashwagandha cũng có tên gọi khoa học là Withania Somnifera, thuộc họ Solanaceae.
Về bản chất thì Ashwagandha là một loại cây bụi mọc rất nhiều tại Ấn Độ cũng như các nước Trung Đông và các nước ở phía bắc của Châu Phi. Ngoài ra thì Yemen, Nepal hay Trung Quốc cũng là những quốc gia cho thấy được sự xuất hiện của loại cây này.
Tại Ấn Độ, cây Ashwagandha được coi như một loại thảo mộc khi tất cả các bộ phận của nó từ rễ, quả cho tới cây đều có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Vì thế mà với nền y học thế giới nói chung cũng như hệ thống y học Ayurveda của Ấn Độ nói riêng thì Ashwagandha là một thảo dược có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của con người. Loại thảo mộc này không chỉ tác động tới thể chất mà còn bao gồm cả tinh thần, vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu Ashwagandha là cây gì sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình bào chế và ứng dụng các bộ phận của cây trong y học.
Cây Ashwagandha thường mọc bụi ở những vùng đất khá khô cằn và nó có thể sinh sống trong điều kiện nhiều nắng chiếu vào hoặc ngay cả trong môi trường bóng râm.
Về đặc điểm chi tiết thì cây Ashwagandha có thể cao từ 35cm - 75cm, thân cây khá mềm và có nhiều cành mọc ra. Lá cây có màu xanh đậm, hình dáng của lá hơi bầu và giống hình elip. Hoa của cây Ashwagandha thường có màu xanh và quả mọc ở bên trong tạo thành hình những quả chuông nhỏ. Khi chín thì quả sẽ chuyển thành màu đỏ cam vô cùng nổi bật.
Về mùi vị thì khi nếm thử lá cây của Ashwagandha thì bạn sẽ thấy hậu vị của loại cây này khá ngọt, đồng thời, cơ thể cũng có cảm giác nóng lên một cách bất thường. Chính bởi đặc tính này mà với nền y học cổ truyền của Ấn Độ là Ayurveda thì Ashwagandha có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi chữa trị được khá nhiều loại bệnh khác nhau.
Cây Ashwagandha chứa những chất dinh dưỡng nào? Đây là điều mà khá nhiều người tò mò khi tìm hiểu về Ashwagandha là cây gì.
Tùy vào từng bộ phận mà các chất dinh dưỡng bên trong sẽ có sự khác biệt nhất định. Ví dụ với rễ của cây thì sẽ chứa tinh bột và thành phần là ancaloit. Trong khi đó thì lá và quả của cây Ashwagandha lại chứa các chất hoạt động như chất chống oxy hóa như flavonoid, tannin,... Bên cạnh đó thì Ashwagandha cũng chứa các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể như tryptophan, glycine, tyrosine hay axit glutamic,....
Về tổng quan thì đây là loại cây được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng khi chứa nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể. Mang đến một sự cung cấp khá toàn diện để có thể khỏe mạnh hơn và có sự thích ứng tốt hơn với môi trường tự nhiên.
Được mệnh danh là loại thảo dược quan trọng, vậy, những lợi ích cụ thể đến từ cây Ashwagandha là gì? Ngay sau đây sẽ là đáp án chi tiết dành cho bạn.
Ashwagandha được sử dụng như một loại thuốc an thần khi giúp con người giảm được sự căng thẳng và lo âu. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng thì cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone là Cortisol và nếu nồng độ của hormone này quá cao thì sẽ có thể dẫn tới các bệnh mãn tính và làm tăng lượng đường ở trong máu.
Với nhiều nghiên cứu được thực hiện thì Ashwagandha có khả năng ức chế được nồng độ của Cortisol, làm giảm đi được trạng thái lo âu, căng thẳng. Từ đó giúp tinh thần ổn định hơn và hạn chế được các bệnh mãn tính có thể xảy ra.
Đối với hệ tim mạch, Ashwagandha có những tác dụng như sau:
- Giảm được nồng độ cholesterol có trong máu
- Giảm nguy cơ cao huyết áp
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và giúp cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch.
Với những khả năng này thì tình hình của hệ tim mạch sẽ được cải thiện và đảm bảo hơn rất nhiều khi các nguy cơ có thể được ngăn ngừa hiệu quả.
Với việc chứa các chất chống oxy hóa thì Ashwagandha có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự xâm hại của các tế bào gốc tự do. Từ đó, giúp não bộ có thể hoạt động một cách ổn định, hạn chế được nguy cơ mất trí nhớ hay các bệnh liên quan tới não.
Đặc biệt Ashwagandha còn có khả năng làm chậm và ngăn ngừa sự thoái hóa và giảm chức năng não bộ khi về già hay những người bị thoái hóa thần kinh như các bệnh Parkinson, Alzheimer,....
Một trong những lợi ích quan trọng của Ashwagandha chính là giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở các vết thương. Qua đó, cơ thể có thể được bảo vệ tốt hơn khi viêm nhiễm là nguyên nhân dẫn tới khá nhiều căn bệnh khác nhau. Vì thế mà đây sẽ là cách để cơ thể gia tăng khả năng kháng khuẩn và nhiễm trùng dựa trên sự tiêu diệt của các tế bào tự nhiên.
Bên cạnh các lợi ích nêu trên thì Ashwagandha còn có tác dụng với việc điều trị bệnh trầm cảm, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới cũng như hỗ trợ tăng cơ hiệu quả. Tất cả những công dụng này đều đã được nghiên cứu và được nền y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda áp dụng cực kỳ hiệu quả. Điều này cho thấy được cây Ashwagandha mang đến rất nhiều công dụng khác nhau cho nền y học cũng như sức khỏe của con người. Vì thế mà đây đích thực là một loại nhân sâm quý báu khi mang đến những công dụng cực bất ngờ.
Việc sử dụng Ashwagandha cũng cần có những lưu ý nhất định để mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Bởi đây cũng là một loại thảo dược, nếu không sử dụng đúng cách thì rất có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhất định.
Thực tế thì tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng nhất định mà liều lượng Ashwagandha cần dùng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, hàm lượng phù hợp để sử dụng Ashwagandha trong ngày sẽ rơi vào khoảng từ 250 - 600 mg. Tuy nhiên, việc sử dụng Ashwagandha cần có sự kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Cùng với đó, hiện nay, Ashwagandha đã được bào chế thành những dạng viên nén hay thuốc dạng bột với liều lượng từ 250 - 1500 mg tùy từng loại. Điều này mang đến sự thuận tiện tối đa trong việc sử dụng Ashwagandha trong chữa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe.
Việc dung nạp Ashwagandha cần được xây dựng với mức liều lượng từ thấp đến trung bình. Việc sử dụng với liều quá cao sẽ dẫn tới những vấn đề buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hay dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn thì có thể tác động tới niêm mạc ruột, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Vì thế mà việc sử dụng Ashwagandha đúng liều lượng là rất quan trọng.
Khi sử dụng Ashwagandha thì bạn sẽ cần chú ý tới một số điều sau đây:
- Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì việc sử dụng Ashwagandha được khuyến cáo là không nên bởi có thể dẫn tới tình trạng sinh non, gây suy nhược thai nhi
- Khi sử dụng Ashwagandha không nên sử dụng với liều lượng quá cao, chỉ nên dùng ở mức vừa đủ mỗi ngày
- Khi mắc các bệnh nền thì việc sử dụng Ashwagandha cần được sự tư vấn từ bác sĩ
- Cần lựa chọn Ashwagandha ở những địa chỉ uy tín để tránh nhiễm đọc do loại cây này có thể truyền nhiễm một số kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen,...
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Ashwagandha gửi tới các bạn. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời về Ashwagandha là cây gì cũng như đặc điểm và công dụng của loại cây này.
Fish collagen là gì? Công dụng của fish collagen như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ