close
cách
cách cách cách cách cách

AR trong Kế toán là gì? Thông tin hữu ích cho bạn về AR chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

AR trong Kế toán là gì? Nếu như bạn là dân sổ sách chắc hẳn thuật ngữ AR đã không còn quá xa lạ và vồng quen thuộc. Tuy nhiên đây không phải là một thuật ngữ ai cũng nắm rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và cách quản lý AR chuẩn xác nhất thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn ngay nhé!

1. Giải thích đến bạn AR trong Kế toán là gì?

Với những cá nhân làm việc trong ngành Kế toán lâu năm chắc hẳn đã không còn quá xa lạ về định nghĩa của AR trong Kế toán là gì. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng và gắn liền với bộ phận Kế toán mà bất cứ ai học và theo đổi ngành này đều phải nắm rõ.

AR trong Kế toán chính là viết tắt của Accounts Receivable nghĩa là các khoản phải thu. Đến đây thôi chúng ta có thể thấy rằng AR là một từ khá quen thuộc chẳng qua chỉ được viết tắt đi mà thôi.

AR trong Kế toán là gì
Giải thích đến bạn AR trong Kế toán là gì

Khoản phải thu chính là khoản mà bắt buộc phải thu từ chính khách hàng của doanh nghiệp. Khách hàng này có thể là cá nhân hoặc một doanh nghiệp khi mua sản phẩm, hàng hóa mà chưa thanh toán. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp mặc dù đã bán được hàng nhưng lại chưa thu được bất cứ một chi phí nào từ khách hàng của mình.

Với nền kinh tế hiện đại và những quy định được đặt ra trong các doanh nghiệp ngày nay thì AR chủ yếu được để ở dưới dạng tín dụng thời gian trong khoảng 1 thời gian cụ thể nào đó. Hầu hết các khoản phải thu này ở các công ty đại chúng sẽ được ghi nhận như là 1 tài sản ở trong bảng cân đối Kế toán vì thể hiện được quy chế của pháp luật.

Một doanh nghiệp mà có quá nhiều AR thì sẽ phải cần cân đối kể cả phần thu và chi trên bảng cân đối Kế toán. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được mức chi tiêu hợp lý và phù hợp. Dù là đã bán được hàng hóa hay các sản phẩm nhưng nếu vẫn chưa thu được các khoản thì Kế toán viên sẽ cần phải chú ý đến nó để không làm ảnh hưởng đến mục đích chung của doanh nghiệp đã được đề ra.

Khái niệm AR trong Kế toán
Khái niệm AR trong Kế toán chuẩn nhất

Các doanh nghiệp hiện nay để thuận lợi cho tình hình kinh doanh thì hầu như áp dụng hình thức bán hàng với thanh toán chậm để thu hút khách hàng. Nhưng điều này sẽ chỉ phù hợp với những khách hàng thường xuyên hay gửi hóa đơn định kỳ.

2. Tầm quan trọng của AR trong doanh nghiệp

Với những phân tích ở trên thì chắc hẳn quan đó bạn cũng đã hiểu được một cách chi tiết về khái niệm của AR trong Kế toán là gì. Từ đây, bạn cũng có thể thấy được rằng AR có một vai trò quan trọng lớn đối với doanh nghiệp.

Điều quan trọng của AR trong doanh nghiệp đó chính là thước đo tính thanh khoản của doanh nghiệp và những khả năng chi trả các nghĩa vụ mà không cần phải có dòng tiền đi kèm. Và tất cả những khoản phải thu đều chính là tài sản thực tiễn và đang tồn tại của doanh nghiệp.

Từ AR doanh nghiệp có thể đánh giá được một cách chính xác về những khoản phải thu và từ đó đánh giá được doanh thu ở mỗi kỳ Kế toán. Đây chính là một nhân tố vô cùng quan trọng khi mà phân tích, báo cáo các loại tài chính của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của AR trong doanh nghiệp
Chi tiết cho bạn về tầm quan trọng của AR trong doanh nghiệp

Cũng nhờ có AR thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc phân tích các doanh số bán và đo lường được thời gian thu tiền trong một thời gian cố định nào đó. Việc này sẽ đảm bảo được cân đối về thu và chi trong tình hình của các doanh nghiệp.

Trong trường hợp mà các doanh nghiệp hay là cá nhân không đủ chi phí để trả tiền thì AR lúc này sẽ được gọi là khoản phải trả. Khoản phải trả và khoản phải thu sẽ khác với nhau hoàn toàn về bản chất nhưng điều này sẽ thuận tiện Kế toán viên ở quá trình ghi chép hóa đơn.

Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng AR trong Kế toán là có một vai trò lớn lao đối với doanh nghiệp. Những Kế toán viên hoặc các sinh viên ngành Kế toán cần phải nắm vững điều quan trọng này thì mới có thể hiểu được tính chất của ngành và thực hiện công việc một cách tốt hơn.

3. Nguyên tắc hạch toán AR trong Kế toán

Khi đã hiểu được AR trong Kế toán là gì thì mỗi Kế toán viên, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nguyên tắc hạch toán sau đây để tránh được những sai sót:

Nguyên tắc hạch toán AR trong Kế toán
Nguyên tắc hạch toán AR trong Kế toán chuẩn nhất

- Mở sổ chi tiết để theo dõi những đối tượng có các khoản phải thu theo từng lần thanh toán cụ thể. Nếu các khách hàng giao dịch thường xuyên mà có những khoản phải thu lớn thì sẽ cần phải kiểm tra định kỳ và đối chiếu rõ ràng.

- Phân loại các khoản phải thu theo từng danh mục cụ thể, điều này sẽ làm căn cứ để trích lập dự phòng khó đòi cho doanh nghiệp.

- Tiến hành đưa ra những biện pháp để xử lý những khoản phải thu khó đòi.

4. Mẹo quản lý AR hiệu quả trong Kế toán

Nếu bạn là Kế toán viên có nghĩa vị quản lý trực tiếp về những giao dịch và các khoản phải thu phải AR trong doanh nghiệp thì việc quản lý chắc hẳn là điều cần phải được quan tâm. Để có thể đảm bảo được sự chuẩn xác về những tài khoản phải thu của doanh nghiệp thì bạn cần nắm vững những mẹo cơ bản sau đây:

4.1. Tiến hành tạo hệ thống theo dõi

Việc quản lý những tình hình nợ của khách hàng và đảm bảo được họ làm đúng theo những quy định đã được đặt ra về quá trình phải thu, trả tiền thì bạn cần phải tạo ra một hệ thống theo dõi về khách hàng thật hoàn chính. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý nợ dễ dàng hơn và kiểm soát được các thông tin của khách hàng.

Mẹo quản lý AR hiệu quả trong Kế toán
Mẹo quản lý AR hiệu quả trong Kế toán dành cho bạn

Để có thể tạo được hệ thống theo dõi khách hàng hoàn chính nhất thì bạn có thể thực hiện thông qua những phần mềm Kế toán hoặc là phần mềm excel. Hệ thống theo dõi này cần phải được ghi chép rõ về những công nợ thông qua các hợp đồng, phiếu và cần phải được theo dõi một cách thường xuyên.

4.2. Thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để có thể kiểm soát các khoản phải thu dễ dàng. Từ mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các khách hàng, các đối tác thì qua đó sẽ dễ nhắc nhở về các khoản nợ phải trả. Đồng thời từ đây sẽ khiến cho quá trình giao thương, nâng cấp mối quan hệ cũng khiến hai bên được đi lên và dẫn đến sự minh bạch về chi phí.

Việc điều phối thu chi trong nội bộ của doanh nghiệp cũng có sự liên quan đến AR trong Kế toán. Vì thế ở trong doanh nghiệp các Kế toán viên và những bộ phận khác cũng cần phải giữa được mối quan hệ tốt với nhau.

4.3. Doanh nghiệp cần đưa ra chứng cứ rõ ràng

Để tránh trường hợp nợ khó đòi từ khách hàng thì doanh nghiệp cần phải có những chứng minh cụ thể như là chứng từ hóa đơn, giấy vay nợ, cam kết nợ, đối chiếu công nợ,...Đây là những yếu tố để giúp cho việc quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Quản lý AR trong Kế toán
Quản lý AR trong Kế toán chuẩn nhất

Nếu như đã đến hạn cần phải trả các khoản thu thì để chuyên nghiệp Kế toán viên cần phải gửi ngay các chứng từ đến khách hàng của mình hoặc có thể là liên lạc để nhắc nhở họ. Từ điều này mối quan hệ của doanh nghiệp cũng như khách hàng cũng sẽ không bị rạn nứt và cũng giúp cho các khoản phải thi được trả một cách đúng thời hạn hơn.

Bài viết qua đây đã giải đáp một cách chuẩn xác cho bạn về AR trong Kế toán là gì. Hy vọng những thông tin liên quan đến AR trong Kế toán sẽ giúp cho bạn nắm bắt được nhiều thông tin hơn và giải quyết một cách nhanh gọn về những khoản phải thu.

Phương pháp chứng từ Kế toán

Phương pháp chứng từ Kế toán là một trong những phương pháp phản ảnh về những nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo Luật được ban hành. Để hiểu rõ hơn về phương pháp chứng từ Kế toán thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phương pháp chứng từ Kế toán

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.