close
cách
cách cách cách cách cách

Animation là gì? Tìm hiểu về các loại Animation dành cho Video

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Animation là gì? Đây là một thuật ngữ để tạo nên những chuyển động cho Video. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về thuật ngữ này và cách sử dụng của những thuật ngữ đó thì bạn hãy đọc bài viết này của vieclam123.vn để hiểu hơn về các thông tin bạn nhé!

1. Tìm hiểu về Animation

1.1. Thế nào là Animation?

1.1.1. Animation trong tiếng Việt

Animation là gì? Loại hình nghệ thuật liên quan đến diễn hoạt hình ảnh trong các chương trình quảng cáo, trò chơi điện tử hay phim hoạt hình và nhiều thể loại khác hiện nay được gọi là Animation. Nó được hiểu một cách đơn giản là những hình ảnh dựa vào một nội dung hay một câu chuyện nào đó để thể hiện một cách chân thực và sống động qua các chuyển động.

1.1.2. Animation trong PowerPoint

Nếu bạn đã từng sử dụng PowerPoint thì chắc hẳn bạn đã biết  Animation trong PowerPoint là hiệu ứng về hình ảnh dành cho văn bản, hình khối. Khi sử dụng Animation trong PowerPoint thì các thông tin sẽ được chuyển động một cách linh hoạt và sống động hơn. Cũng dựa vào hiệu ứng này mà người xem có thể chú ý vào những nội dung mà bạn đang muốn truyền tải. Việc sử dụng Animation trong bài thuyết trình sẽ khiến cho khán giả có thể  tương tác tốt hơn những nội dung trong  PowerPoint. Hiệu ứng Animation tương đối đa dạng trong phần mềm Animation. Bạn có thể lựa chọn hiệu ứng chuyển tiếp hoặc ảnh động ở trong phần mềm Animation.

Một số cách hiểu về Animation
Một số cách hiểu về Animation

1.1.3. Video Animation

Sản phẩm được tạo ra từ hiệu ứng Animation cũng có Video Animation. Việc tạo ra các Animation sẽ cho ra được những chuyển động về hình ảnh có nội dung cụ thể để tạo thành một thước phim. Khi đó các hình ảnh được truyền đi một cách chân thực sẽ thu hút được người xem một cách tốt nhất.

1.1.4. Phần mềm Animation

Để tạo ra được các sản phẩm video chất lượng thì người dùng cần phải sử dụng một công cụ hỗ trợ để tạo ra được các Animation đó chính là phần mềm Animation. Có rất nhiều phần mềm khác nhau để bạn có thể lựa chọn đó là: Phần mềm Scratch, Adobe After Effects, Autodesk 3DS Max, iClone,... Bạn có thể lựa chọn một trong các phần mềm phù hợp với bản thân để có thể sử dụng.

1.2. Phân loại video Animation

1.2.1. Video Animation truyền thống

Animation là gì và phân loại thế nào? Animation Truyền thống còn gọi là 2D Animation nó là sự kết hợp của các hình họa dạng phẳng của không gian 2D sau đó tạo nên các chuyển động cho các nhân vật và bối cảnh. Đây là một kỹ thuật truyền thống và mang tính cổ điển nhất. Tuy nhiên nó vẫn được ưa chuộng khi dùng để sản xuất video và phim ảnh ví dụ như các video hoạt hình, video quảng cáo,... Sở dĩ loại này vẫn được ưa chuộng là bởi nó đem lại sự thuận tiện và có tính linh hoạt cao.

Khi làm các video theo hình thức truyền thống này thì  từng khung hình chuyển động sẽ được vẽ hoàn toàn bằng tay. Việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể hoàn thiện sản phẩm. Nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ cùng với các công cụ kỹ thuật số thì quy trình để làm video 2D Animation cũng đã nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Dựa vào điều trên thì sự phát triển của ngành công nghiệp 2D Animation truyền thống được thể hiện qua sự phổ biến của thể loại hoạt hình Anime (phim hoạt hình Nhật Bản). Các cái tên nổi tiếng được xuất hiện đó là Doraemon, Naruto,... hay các bộ phim Gumball, We’re Bears,...

Phương pháp có tính linh hoạt và sự thuận tiện cao
Phương pháp có tính linh hoạt và sự thuận tiện cao

1.2.2. Video 3D Animation

Từ khi có sự xuất hiện của 3D Animation đã thấy được một cuộc cách mạng mới đối với ngành này. 3D Animation đã cho phép phát triển các tuyến nhân vật từ “thực” cho tới “siêu thực” một cách sinh động. 3D Animation được mô phỏng cho các thiết kế và kiến trúc. Ngoài ra ở các sản phẩm mang tính chất sáng tạo như: phim điện ảnh, quảng cáo video thương mại hay chiến dịch marketing,... thì  3D Animation thường được ứng dụng. Nếu bạn thực hiện một dự án video đơn giản thì không nên dùng 3D Animation vì nó sẽ mất rất nhiều kinh phí và cần rất nhiều thời gian đầu tư.

1.2.3. Video Stop Motion Animation

Animation là gì với Stop Motion Animation? Stop-motion là một trong những thể loại xuất hiện lâu đời nhất. Nó được gặp phổ biến ở các loạt phim chuyển động cổ điển như Shaun the Sheep (2007), Caroline (2009),... Để có thể làm được video theo hình thức này thì bạn cần phải thiết kế một chuỗi các bức ảnh. Sau đó xâu chuỗi các bức ảnh đó lại với nhau để kết nối chúng và tạo ra các chuyển động. Kinh phí để sản xuất một video stop-motion không quá đắt. Nó chỉ cần những trang thiết bị đơn giản để sản xuất và không tốn quá nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người xem.

Thể loại đã xuất hiện từ lâu đời
Thể loại đã xuất hiện từ lâu đời

1.2.4. Video Rotoscope Animation

Đây là một kỹ thuật dùng để vẽ lại các cảnh hình chuyển động từ khung hình qua khung hình để tạo ra chuyển động thực. Cũng giống với Animation truyền thống thì Rotoscope Animation sẽ yêu cầu họa sĩ diễn hoạt lại cảnh phim trên lớp kính. Loại hình này được sử dụng trong trường hợp người làm phim muốn đem lại được cảm giác chân thực cho người xem. Bở khi sử dụng hiệu ứng này thì các chuyển động giống như được tương tác thật với môi trường xung quanh. Thêm vào đó thì kinh phí dành cho việc sản xuất loại hình Animation sẽ rẻ hơn sản xuất một 3D Video Animation tiêu chuẩn.

1.2.5. Video Motion Graphics

Video Motion Graphics hay còn được gọi là đồ họa chuyển động. Nó không được phát triển từ nghệ thuật hoạt hình và nó cũng có định nghĩa khác so với Animation vì liên quan đến thiết kế đồ họa nhiều hơn.

Các motion graphics được phát triển và sử dụng tùy theo nội dung mà nó muốn truyền tải đến ngành công nghiệp hoạt hình. Bạn có thể bắt gặp graphic animation trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và quảng cáo nhờ vào quy trình sản xuất không quá phức tạp với mức chi phí hợp lý.

Xuất hiện nhiều trong lĩnh vực truyền thông
Xuất hiện nhiều trong lĩnh vực truyền thông

1.2.6. Video Typography Animation

Animation là gì với Typography Animation? Đây là video dưới dạng tạo chữ chuyển động. Có thể thấy được các Typography Animation được dùng khi giới thiệu đầu phim, danh đề phim và trong các video thuyết trình, video thương mại,...

1.2.7. Video Claymation

Claymation có nghĩa là từ được kết hợp giữa Clay (đất sét) và Animation (Hoạt hình diễn hoạt. Nó được sử dụng từ việc nặn các mảnh đất sét để tạo thành các nhân vật trong phim. Những người sáng tạo đó sẽ là biến đổi hình dạng của chúng để tạo sự chuyển động liên tục để tạo thành video dưới dạng Claymation. Hình thức này thường được sử dụng cho các video trẻ em bởi nó mang lại phong cách trẻ trung, vui tươi và các màu sắc độc đáo. Qúa trình để thực hiện Animation rất công phu nên hình thức này sẽ phù hợp với các dự án phim ngắn.

1.2.8. Video Cut-Out Animation

Giống với Claymation thì Cut-Out Animation là một dạng khác của stop-motion. Nhưng thay vì sử dụng đất sét thì Cut-Out Animation sẽ sử dụng vật liệu là giấy để gắn kết các nội dung với nhau và tạo nên được bối cảnh cho toàn bộ nội dung video.

Sử dụng giấy và đất sét để làm video
Sử dụng giấy và đất sét để làm video

2. Các phương pháp tạo hiệu ứng với Animation

2.1. Vẽ bằng tay Animation 2D

Vẽ bằng tay Animation 2D là phương pháp vẽ bằng tay các hành động liên tiếp của nhân vật để tạo ra sự chuyển động nếu các ảnh được chạy với tốc độ cao. Sau khi vẽ xong thì các hình ảnh này sẽ được đưa vào để xử lý trên máy tính sao cho trở nên đẹp mắt nhất và tạo ra được chuyển động như thật trên màn hình. 

2.2. Vẽ bằng máy tính Animation 2D

Animation là gì và được vẽ như thế nào? Nếu bạn không muốn sử dụng cách viết tay sau đó đưa lên máy tinh thì bạn có thể sử dụng phương pháp vẽ bằng máy tính để tiết kiệm thời gian hơn. Việc này còn tạo ra được những hình ảnh có tính thẩm mỹ hơn. Khi sử dụng phương pháp này thì Animator sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng cho Animation để sáng tạo nhân vật. Tại đây có thể vẽ thêm các phong cảnh và lồng với nhạc nền. Đây là các kỹ thuật sử dụng con rối, các mô hình, các đối tượng 3D và sẽ chụp lại chuyển động của chúng. Các bức ảnh sẽ được chụp liên tục và lắp ráp để tạo ra chuyển động trong Video Animation. Kỹ thuật này đã có từ khá lâu nhưng vẫn được rất nhiều người ưa thích bởi tạo ra được một cảm giác thích thú cho người xem. 

2.3. Vẽ đồ họa 3D

Nếu muốn nhân vật chuyển động trong không gian 3 chiều thì bạn cần sử dụng cách này. Các nhân vật khi được tạo ra sẽ được chuyển động trong không gian có chiều sâu. Việc này sẽ mang đến một cảm giác chân thực hơn. Công nghệ phát triển thì việc vẽ đồ họa 3D sẽ ngày càng trở nên phổ biến và được lựa chọn để dựng phim hoạt hình, thiết kế Game,…

Phương pháp đem lại tính chân thực cao
Phương pháp đem lại tính chân thực cao

3. Các bước để làm một video Animation chuẩn

Để có thể làm được một sản phẩm Video Animation bạn cần thực hiện theo 5 bước như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng và sáng tạo kịch bản. 

Bước 2: Tạo Storyboard cho Video Animation của bạn. 

Bước 3: Lựa chọn thể loại để dựng cho Video Animation của mình. Bạn có thể lựa chọn các loại như: Video motion graphics, Video TVC animation 2D, 3D, Sử dụng nhân vật hoạt hình. 

Bước 4: Chọn loại Video cần dựng và dựng Video.

Bước 5: Xem lại Video và chỉnh sửa các lỗi để hoàn thiện Video Animation.

4. Công việc của Animator là gì?

Animation là gì người làm công việc này cần làm những gì? Để có thể trở thành một Animator và có thể sản xuất ra các Animated thì những người này cần có tính sáng tạo cao, luôn tập trung và kiên trì trong công việc. Đối với một Animator thì họ sẽ là những người làm việc với các bản vẽ qua các phần mềm chuyên dụng. Hoặc công việc của bạn là chụp lại các chuyển động theo từng giai đoạn của mô hình con rối. Để từ đó đưa ảnh trình chiếu với tốc độ cao và tạo ra các chuyển động một cách chân thực nhất.

Các Animator có thời gian làm việc khá tự do, không bị gò bó về thời gian để họ có thể sáng tạo nghệ thuật một cách  tốt nhất. Một người Animator chuyên nghiệp cần có các yếu tố khác nhau như là có khả năng vẽ, thành thạo IT, có khả năng sáng tạo nội dung và hình ảnh, có khả năng quan sát, giải quyết vấn đề, có thể tập trung tốt trong công việc.

Trên đây là các thông tin về Animation là gì. Hy vọng với những thông tin mà bài đọc đã cung cấp sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích về Animation để có thể vận dụng trong tương lai.

Thông tin về thế hệ Millennials

Thế hệ Millennials có những đặc điểm gì nổi bật? Có thể sử dụng cách thức nào để tiếp cận được thế hệ Millennials? Bài viết bên dưới sẽ cho bạn biết các thông tin về Millennials nhé!

Millennials là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.