close
cách
cách cách cách cách cách

6 chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp không nên bỏ qua

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc phát triển thương hiệu là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi đây sẽ là nền tảng để tạo dựng niềm tin cũng như kết nối với khách hàng một cách hiệu quả. Vậy, làm thế nào để có thể phát triển thương hiệu thành công? Cùng tìm hiểu 6 chiến lược phát triển thương hiệu mang đến lợi ích bất ngờ mà doanh nghiệp không nên bỏ qua nhé.

1. Ý nghĩa của việc phát triển thương hiệu thành công?

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu có ý nghĩa như thế nào? Thấu hiểu được điều này bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn về tầm quan trọng của các chiến lược phát triển thương hiệu. 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, để có thể chống chọi trong thị trường đầy khốc liệt là rất khó khăn. Nhất là khi cá lớn nuốt cá bé là điều dễ hiểu khi doanh nghiệp nhỏ không thể tạo dựng được chỗ đứng cho mình. Vì thế mà việc xây dựng một thương hiệu vững chắc đủ để có cho mình một thị phần nhỏ khách hàng cũng sẽ là cách giúp doanh nghiệp có cho mình một chỗ đứng nhất định.

Phát triển thương hiệu có ý nghĩa gì
Phát triển thương hiệu có ý nghĩa gì

Đối với các doanh nghiệp lớn, hình ảnh thương hiệu có ý nghĩa lớn khi giúp doanh nghiệp cho thấy được sự ảnh hưởng của mình trên thị trường. Đồng thời, đây cũng là cách để doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng và có thêm thị phần cho mình khi thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa dựa trên sự tin tưởng đã có.

Theo các cuộc khảo sát được tiến hành thì hơn 60% khách hàng cảm thấy thích sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp phản ánh được niềm tin và sự hy vọng của họ. Và cũng hơn 60% người tiêu dùng sẽ lựa chọn các sản phẩm đến từ những doanh nghiệp có sự xác thực về thông tin tổ chức cũng như giá trị đạo đức.

Điều này cho thấy được rằng một thương hiệu đủ để nhận diện, ghi nhớ trong lòng công chúng là rất quan trọng và đóng góp không nhỏ vào quyết định mua hàng của họ. Có thể nói rằng, thương hiệu tạo nên một luồng khí bay quanh sản phẩm để khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi sử dụng và sẵn sàng chi trả thêm để được dùng. Do vậy mà việc có những chiến lược phát triển thương hiệu là rất quan trọng để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như thúc đẩy mang đến nguồn doanh thu và lợi nhuận khổng lồ.

Gia tăng sự nhận diện và doanh thu
Gia tăng sự nhận diện và doanh thu

2. 6 chiến lược phát triển thương hiệu

Với ý nghĩa và sự hiệu quả của việc phát triển thương hiệu mang lại thì doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho danh tiếng của mình. Và tiếp theo đây sẽ là 6 chiến lược phát triển thương hiệu mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu thông thường gồm có logo, slogan hay banner,.. Đây là những điều để khách hàng nắm bắt, ghi nhớ và nhận diện được thương hiệu của từng doanh nghiệp. Được xem là những gì đặc trưng nhất và thể hiện được định hướng kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu thường có sự bất biến theo thời gian. Tuy nhiên, điều gì cũng có sự ngoại lệ.

Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu sẽ là một bước đi mà rất nhiều doanh nghiệp không nghĩ tới và nó có thể mang đến sự hiệu quả bất ngờ khi hình ảnh mới cho thấy được sự phát triển của doanh nghiệp cũng như định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Ví dụ nhìn vào Mastercard bạn sẽ nhận thấy được điều này khi tổ chức này quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với việc xây dựng nên hệ thống thiết kế với dấu hiệu mới, phản ánh được sự phát triển theo hướng hiện đại hóa của tổ chức. Điều này đã giúp Mastercard nâng tầm thương hiệu của mình để trở nên phù hợp hơn với xu thế phát triển của thời đại.

6 chiến lược phát triển thương hiệu
6 chiến lược phát triển thương hiệu

Cùng với đó, việc tạo nên một logo trực quan sẽ giúp khả năng ghi nhớ, nhận diện tốt hơn bởi 65% dân số trên thế giới học theo cách trực quan. Và đó cũng là lý do mà Infographic có sự thống trị trên thế giới ở thời điểm này. 2 màu chủ đạo của Mastercard là cam và vàng đã không hề thay đổi, giúp khách hàng vẫn nhận diện thương hiệu này một cách vô cùng chính xác.

2.2. Khơi nguồn cảm hứng từ thiết kế gốc

Đối với logo thương hiệu thì việc thay đổi hoàn toàn không là một phương án hay. Bởi khi khách hàng đã quá quen với thiết kế cũ thì sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tiếp nhận và ghi nhớ được thương hiệu mới. Chính vì vậy mà việc lấy cảm hứng từ logo cũ cho logo mới sẽ là điều giúp doanh nghiệp vẫn vô cùng quen thuộc trong mắt khách hàng của mình.

Ví dụ như hãng bia đã có hơn 200 năm phát triển là Guinness đã có sự thay đổi về logo. Tuy nhiên, không chạy theo xu hướng của đại đa số, Guinness vẫn giữ nguyên thiết kế hình cây đàn của mình để cho thấy sự đặc trưng của họ vẫn không thay đổi. Điều này cho thấy được bản chất và sự tinh túy của Guiness vẫn được giữ nguyên. Họ vẫn luôn trung thành với cội nguồn và mọi sự thay đổi đều dựa trên những gốc gác đặc trưng của Guinness.

2.3. Tận dụng sức mạnh của social media và người dùng

Sức mạnh của social
Sức mạnh của social

Trong thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão thì các doanh nghiệp nên có sự tận dụng tối đa điều này để lan tỏa giá trị của mình một cách mạnh mẽ hơn. Và một trong 6 chiến lược phát triển thương hiệu không thể thiếu đó chính là lợi dụng sức mạnh của social media cũng như người dùng.

Cụ thể hơn thì doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược “user generated content” (nội dung do chính người dùng sáng tạo) với việc để người dùng tự xây dựng các nội dung về thương hiệu với việc sử dụng chính các sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu. Hoạt động này nếu có sự sáng tạo và hấp dẫn cao thì sẽ mang đến sức lan tỏa vô cùng lớn.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là GoPro khi có rất nhiều người dùng đã đăng tải và chia sẻ các hình ảnh, video được ghi lại bằng chính sản phẩm của GoPro. Điều này đã giúp thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn trên các trang mạng xã hội và thu hút được các khách hàng mới vô cùng dễ dàng. Qua đó, hãng đã thu về nguồn doanh thu, lợi nhuận vô cùng khổng lồ mà không cần tốn quá nhiều công sức.

2.4. Thanh toán đơn giản và ưu đãi hấp dẫn

Việc tối giản hóa quy trình thanh toán cũng là cách giúp khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn bởi họ sẽ có xu hướng đến với những nơi mà mọi thứ được đơn giản hóa một cách tốt nhất. 

Đơn giản quy trình thanh toán
Đơn giản quy trình thanh toán

Starbucks với hơn 40 năm phát triển không chỉ được yêu thích bởi thức uống mà còn ở dịch vụ của hãng. Đây cũng là thương hiệu đi đầu trong việc áp dụng và triển khai việc thanh toán qua di động với các phương thức thanh toán điện tử toàn diện nhất. Điều này đã mang đến sự tiện lợi tối đa cho khách hàng cũng như cho thấy được sự cập nhật nhanh chóng của thương hiệu với xu hướng phát triển toàn cầu.

Không những vậy, Starbucks còn có chế độ tích lũy điểm thưởng qua mỗi hóa đơn dành cho khách hàng thân thiết. Nhờ vậy mà trong những lần mua sau, khách hàng có thể được sử dụng các đãi ngộ mà không phải bất cứ ai cũng có. Chính chiến lược này đã giúp Starbucks có thể nhận được rất nhiều điều trong chặng đường phát triển của mình. 

2.5. Gia tăng sự tương tác trực tuyến với người dùng thông qua mối quan hệ hợp tác

Một trong những chiến lược mạo hiểm nhất cũng như có khả năng mang đến thành công dữ dội nhất chính là việc xây dựng UX UI một cách hiệu quả. Và tiêu biểu nhất chính là Google.

Gã khổng lồ về công nghệ đã có sự chuyển mình cực lớn vào tháng 8/2015 với việc tái cơ cấu để chuẩn bị cho việc hình thành công ty mẹ là Alphabet. Các thiết kế của tập đoàn này đã phải nghiên cứu trong hàng trăm giờ đồng hồ để tìm ra sự giao tiếp giữa người dùng với thương hiệu đa màu sắc trên các thiết bị ra sao. Cùng với đó là việc triển khai các buổi test thử để có kết quả phản ánh một cách chính xác nhất. Việc tập trung tìm kiếm để tạo ra UX UI tốt nhất chính là điều mà gã khổng lồ hướng đến để gia tăng trải nghiệm và sự tương tác với người dùng một cách đa màu đa nhiệm nhất. Và doanh thu hơn 74 tỷ USD trong năm 2015 chính là đáp án cho quá trình nỗ lực của Google trong suốt thời gian nghiên cứu.

Tạo UX UI hiệu quả
Tạo UX UI hiệu quả

2.6. Xây dựng văn hóa thương hiệu

Xây dựng văn hóa thương hiệu chính là chiến lược cuối cùng trong 6 chiến lược phát triển thương hiệu được đề cập trong bài viết hôm nay. 

Doanh nghiệp tiêu biểu cho chiến lược này chính là RedBull khi hãng đã có sự tăng tốc một cách bứt phá trong 10 năm phát triển. Từ con số tiêu thụ là 6 lon trong năm 1996 thì đã tăng lên đến 300 triệu lon trong năm 2006. Và điều này đã giúp hãng trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh nước uống tăng lực.

Điều này chính là nhờ chiến lược xây dựng văn hóa thương hiệu của RedBull khi hãng góp mặt thường xuyên trong các sự kiện thể thao, âm nhạc, nghệ thuật mang tính viral để quảng cáo thương hiệu. Đặc biệt là những sự kiện thể thao mạo hiểm thì nhà tài trợ RedBull khó mà vắng mặt.

Trên đây là những chia sẻ về 6 chiến lược phát triển thương hiệu gửi tới các bạn. Hy vọng rằng bạn đã có được cho mình thông tin chi tiết và hữu ích khi tìm hiểu về những chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả.

Hành vi mua hàng là gì và những thắc mắc liên quan?

Hành vi mua hàng là gì? Tâm lý của khách hàng ảnh hưởng tới hành vi mua hàng ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hành vi mua hàng là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.