close
cách
cách cách cách cách cách

Những yêu cầu cần có của kiến trúc sư chuyên nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một số người nghĩ rằng công việc kiến trúc sư là việc làm khá đơn giản mà mức lương lại rất cao. Tuy nhiên đây có phải là công việc dễ dàng? Yêu cần có của kiến trúc sư là gì? Nếu bạn có khả năng và là người yêu thích nghệ thuật muốn tìm kiếm công việc kiến trúc sư thì hãy tham khảo bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về công việc này nhé.

1. Công việc chính của kiến trúc sư là làm gì?

1.1. Thiết kế bản vẽ công trình

Công việc đầu tiên cũng là quan trọng với kiến trúc sư đó là thiết kế bản thảo dự án, công trình xây dựng. Trước khi bắt đầu vào vẽ bản thiết kế các kiến trúc sư phả khảo sát thực tế nắm tình hình về đường sá, điện nước, dân cư và điều kiện sống. Sau đó trao đổi cùng khách hàng để đưa ra ý kiến và ý tưởng sau đó hoàn thành sơ đồ thiết kế. Thiết kế dự án là giai đoạn khá lâu và cũng là bước khó khăn để có thể chung hòa ý kiến đi đến thống nhất các ý tưởng. Kiến trúc sư cần gặp khách hàng để trao đổi vấn đề, ý tưởng gợi ý cho khách hàng để bản thiết kế có thể hoàn thiện đúng mong muốn và đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Công việc của kiến trúc sư

Công việc của kiến trúc sư

Kiến trúc sư có thể vẽ bằng nhiều phương pháp hợp lý như vẽ tay, vẽ bằng ứng dụng trên máy tính, các phần mềm hỗ trợ,... Dù là vẽ bằng hình thức nào thì cũng phải đảm bảo bản thiết kế sau khi hoàn thành phải dễ nhìn, khách hàng có thể hình dung ý tưởng và dễ dàng điều chỉ lại những phần chưa như ý muốn. 

1.2 Xem xét mức độ khả thi của dự án.

Kiến trúc sư sẽ cùng các bộ phận, chuyên gia liên quan giúp kiến trúc sư đánh giá được tính khả thi của dự án như mức độ vững chắc của nền đặt móng, hướng gió, khu vực xung quanh để có thể xem về độ thích hợp của dự án. Dựa trên những phân tích để hoàn thiện bản thiết kế. 

1.3 Chuẩn bị thủ tục về pháp lý.

Để có thể tiến hành dự án đúng quy trình và tiến độ kiến trúc sư cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục, quy định về luật xây dựng, Chủ động xin những giấy tờ cấp phép quy hoạch và tìm hiểu từ bộ phận cấp pháp lý. Tất cả những thủ tục này giúp dự án được tiến hàng và đảm bảo tính khả thi. 

1.4. Giám sát tiến độ dự án.

Kiến trúc sư phụ trách cần giám sát chặt chẽ công trình từ khi thu công cho đến khi dự án hoàn thành đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng dự kiến và xây dựng đúng theo bản thiết kế. Kiến trúc sư phối hợp cùng các bộ phận liên quan để theo sát tiến độ của công trình. Yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót trong quá trình thi công. 

Ngoài ra Kiến trúc sư phải xác định nguyên vật liệu xây dựng tránh xảy ra sai sót. Lên kế hoạch dự trù để có nhiều lựa chọn nhà cung cấp vật liệu tránh trường hợp trục trặc trong quá trình xây dựng. Tham gia các cuộc họp với bên khách hàng để có thể báo cáo tiến trình và chịu trách nhiệm cho dự án trong quá trình thi công.

1.5. Báo cáo và đề xuất giải pháp.

Kiến trúc sư có trách nhiệm báo cáo đánh giá tình hình và độ khả thi tư khi thiết kế, đến bước tiến hành thi công và nghiệm thu công trình. Viết báo cáo tiến độ công việc, chỉ định yêu cầu của dự án, đưa ra quan điểm cá nhân và giải háp khi có sự cố xảy ra. Sau khi bàn bạc cùng các bên liên quan và khách hàng thì sẽ đưa ra giải pháp khắc phục sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình. 

2. Yêu cầu cần có của kiến trúc sư

Việc làm kiến trúc là công việc được nhiều người theo đuổi, tuy nhiên lại không hả ai cũng thực sự hiểu và đủ kiên trì theo đuổi. Dưới đây là những yêu cầu cần có của kiến trúc sư mà bạn nên biết để có thể chuẩn bị tìm việc cũng như trình bày trong CV kiến trúc sư.

2.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn và độ tuổi lao động

Đối với việc làm kiến trúc sư đầu tiên bạn phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành kiên quan đến kiến trúc, xây dựng. Sử dụng thành thạo các phần mềm, ứng dụng thiết kế như Autocad, photoshop,... Các kỹ năng thao tác trên máy tính, tin học văn phòng đó là yêu cầu tối thiểu đối với kiến trúc sư. Ngoài ra công việc này còn yêu cầu độ tuổi lao động đối với kiến trúc sư là từ 22 đến 55 tuổi có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc.Năng lực thực sự của kiến trúc sư và có thể áp dụng những kiến thức  được học vào thực tế công việc là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đến.

2.2 Năng lực, tư duy thẩm mỹ trong không gian

Để bắt đầu dự án, kiến trúc sư cần có khả năng tưởng tượng trong không gian trừu tượng để có thể tự vẽ ra ý tưởng rõ ràng trong đầu về các thành phần ba chiều. Tất cả các thiết kế kiến trúc đều có một lượng thông tin mà kiến trúc sư đã tạo ra một ý tưởng trừu tượng về không gian vật lý trước đó. Dưới sự phân tích đa chiều của kiến trúc sư về ánh sáng, vị trí, tỉ lệ, chất liệu, kết cấu,... đều được xem xét một cách kỹ lưỡng. 

2.3. Yêu cầu về kỹ năng mềm

Kiến trúc sư cũng phải có những kỹ năng mềm như khả năng thuyết hục, đàm phán, tính sáng tạo. Không chỉ làm việc với bản vẽ và những con số mà kiến trúc sư còn phải gặp gỡ, giao tiếp với khách hàng, nhà đầu tư, các bên liên quan vậy nên ngoài những kiến thức về chuyên môn thì nhà tuyển dụng cũng yêu cầu kiến trúc sư phải trang bị cho mình một số kỹ năng mềm cơ bản để có thể trình bày dự án, tổng hợp các ý tưởng và sử đổi khi cần.

2.4. Yêu cầu về tư duy thiết kế

Yêu cầu cơ bản cần có của tất cả kiến trúc sư đó là khả năng tư duy thiết kế, thể hiện tất cả ý tưởng, bố cục của bản vẽ tay hoặc trên máy tính. Thể hiện được khối lượng thông tin khổng lồ, tư duy kỹ thuật trên bản thiết kế giúp khách hàng hình dung ra ý tưởng của bạn một cách dễ dàng. Kiến trúc sư phải kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo với xây dựng theo một tư duy logic để thể hiện trên bản thiết kế. Nếu như một kiến trúc sư không có khả năng tư duy thiết kế thời tất cả những ý tưởng và khả năng tưởng tượng của bạn sẽ không thể truyền tải hết đến khách hàng hiểu, vậy nên các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm kiến trúc sư sẽ quan tâm đến khả năng thiết kế của bạn. 

2.5. Yêu cầu về phẩm chất cần có của kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người sẽ theo sát các công trình từ khi bắt đầu dự án đến khi hoàn thành. Trong suốt thời gian đó kiến trúc sư sẽ làm việc với khách hàng và các bên liên quan đồng thời cũng sẽ phải giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án vì vậy ngoài những yêu cầu về kỹ thuật, kiến thức thì kiến trúc sư cần phải có những phẩm chất như: yêu nghề,kiên trì với công việc, sáng tạo không ngừng, ham học hỏi, có bản lĩnh, tiếp thu ý kiến và không ngại khó khăn. Những phẩm chất này giúp kiến trúc sư hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Yêu cầu cần có của kiến trúc sư

Yêu cầu cần có của kiến trúc sư

2.6. Hiểu biết về phá luật

Có Kiến thức về pháp luật là điều kiện cần có của kiến trúc sư. Quy chuẩn về xây dựng, luật xây dựng ảnh hưởng đến bản thiết kế và kiến trúc của bạn. Để tăng tính  khả thi cho dự án và tránh xảy ra những tố tụng, sai phạm pháp luật thì kiến trúc sư cần thường xuyên cập nhật những thông tin pháp luật và kiến thức pháp lý về xây dựng. 

  3. Kỹ năng cần có của kiến trúc sư

Để trở thành một kiến trúc sư xuất sắc với nhiều công trình có giá trị thì kiến trúc sư phải trau dồi những kỹ năng chuyên sâu:

  • Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng mà kiến trúc sư cần có. Kiến trúc sư để thuyết phục được khách hàng, nhà đầu tư khi bạn trình bày ý tưởng, nội dung của mình phải có cách nói thu hút, rõ ràng và sử dụng từ ngữ chính xác. Đây là một kỹ năng cần phải thường xuyên rèn luyện và phát triển khả năng của mình.

  • Kỹ năng lắng nghe ý kiến: kiến trúc sư cần lắng nghe chắt lọc ý kiến từ đồng nghiệp, khách hàng để có thể hoàn thiện bản thiết kế một cách tốt nhất. 

  • Am hiểu về lịch sử, văn hóa: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa mỗi vùng miền để có thể kết hợp đưa vào thiết kế giúp bạn có thêm những ý tưởng độc đáo và có ý nghĩa.

  • Chịu được những áp lực, đương đầu với thử thách. Việc thức khuya dậy sớm để hoàn thành công việc đúng tiến độ là không thể tránh khỏi. Ngoài ra kiến trúc sư cũng sẽ phải đối mặt với những áp lực từ phía khách hàng liên tục đưa ra những yêu cầu và thay đổi trong quá trình thwujc hiện dự án. Chính vì vậy kiến trúc sư phải luôn giữ được sự bình tĩnh, kiên trì không bỏ cuộc, tìm ra giải pháp vượt qua những thử thách để hoàn thành công việc.

  • Kỹ năng sáng tạo giúp kiến trúc sư tạo ra các thiết kế khác biệt. Rèn luyện khả năng về thẩm mỹ, sáng tạo không ngừng cập nhật xu hướng  và ý tưởng từ môi trường làm việc, trải nghiệm và học hỏi từ những tác phẩm nghệ thuật. 

  • Kỹ năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi bạ phải có khả năng làm việc nhóm, dẫn dắt, phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng người, tránh xảy ra mâu thuẫn trong khi làm việc.

 

Nếu bạn yêu thích công việc kiến trúc thì hãy tìm hiểu, học hỏi những kiến thức và kỹ năng và những yêu cầu cần thiết để trở thành kiến trúc sư ngay từ bây giờ. Bởi cơ hội chỉ đến với những người có sự chuẩn bị.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.