Nhu cầu nguồn nhân lực trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,...được dự đoán là sẽ tăng cao trong những năm tới. Bởi vậy cơ hội việc làm ngành xây dựng luôn rất rộng mở cho những bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Việc làm ngành xây dựng rất đa dạng, phân chia theo địa điểm làm việc, kỹ sư xây dựng có thể lựa chọn công việc để làm việc trong văn phòng, làm việc ngoài công trường hay trong công xưởng.
Nếu bạn là người thích sự ổn định, ưa công việc trong văn phòng, ngồi trước máy tính mà không phải bươn trải nắng mưa ngoài công trường thì sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng, bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí như:
1. Thiết kế công trình
2. Kỹ sư dự toán
3. Tư vấn viên xây dựng
4. Giảng dạy, nghiên cứu tại các viện, cơ quan nghiên cứu.
Kỹ sư xây dựng khi làm việc trong công xưởng sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến thiết kế, thi công vật liệu xây dựng, quản lí chất lượng sản phẩm. Một số vị trí cụ thể mà kỹ sư xây dựng có thể tham khảo nếu muốn làm việc ở trong môi trường công xưởng như:
1. Kỹ sư Giám sát nội bộ
2. Kỹ sư quản lí chất lượng
3. Kỹ sư quản lí dây chuyền
Có lẽ địa điểm làm việc ngoài công trường là môi trường làm việc phổ biến nhất cho các kỹ sư xây dựng. Họ sẽ là người trực tiếp theo dõi, giám sát tiến độ công trình, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu.
Vị trí công việc của họ được gọi chung là kỹ sư hiện trường, làm việc cho các công ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lí xây dựng.
Công việc chính của kiến trúc sư ngành xây dựng là phát triển ý tưởng, thiết kế các công trình xây dựng. Đồng thời, kiến trúc sư cũng cần tính toán được khối lượng công việc, thời gian, chi phí và các nguồn lực, nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành công trình.
Kiến trúc sư cũng là người phối hợp với các phòng ban để đưa ra phương án thiết kế cho các dự án công trình, quản lí, bám sát tiến độ thiết kế của nhà thầu để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng dự án được giao.
Tùy theo đam mê và sở thích mà kiến trúc sư có thể làm việc trong các lĩnh vực như kiến trúc sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư thiết kế cảnh quan, kiến trúc sư quy hoạch đô thị, kiến trúc sư xây nhà cao tầng,...
Mức lương cho vị trí kiến trúc sư từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư vật liệu xây dựng phụ trách việc kiểm định chất lượng nguyên, vật liệu được sử dụng trong công trình xây dựng. Vật liệu được sử dụng phải đảm bảo chất lượng tốt, số lượng vừa đủ để hoàn thành công trình. Nếu có bất cứ hư hỏng, rạn nứt, thất thoát nguyên vật liệu nào, kỹ sư vật liệu xây dựng cần kịp thời xử lí để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Kỹ sư vật liệu xây dựng cần đảm bảo nắm vững được các tính chất vật lí, tính chất hóa học của vật liệu xây dựng, kết cấu công trình để có thể xử lí, khắc phục các tác động của vật liệu thi công đến môi trường xung quanh.
Mức lương cho vị trí này dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng. Kỹ năng tư duy phản biện, xử lí tình huống, kỹ năng quản lí, nhạy bén, tiếp thu công nghệ mới, thành thạo các phần mềm chuyên ngành là yêu cầu bắt buộc dành cho kỹ sư vật liệu xây dựng.
Kỹ sư công trình giao thông chịu trách nhiệm cho những công trình như cầu đường, đảm bảo kế hoạch thi công được diễn ra đúng tiến độ. Mỗi công trình cầu đường cần phải được khảo sát rất kỹ về địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn để đảm bảo độ bền vững.
Kỹ sư công trình giao thông cần có được hiểu biết chuyên môn về trắc địa, kết cấu, thủy lực, tính chất vật liệu bê tông cốt thép, kiến thức chung về thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lí thi công công trình. Để làm được công việc này, sự cẩn thận, nhanh nhẹn, biết cập nhật công nghệ và xu hướng mới, có tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là lợi thế. Kỹ sư công trình giao thông cũng sẽ nhận được mức lương từ 8-12 triệu đồng/tháng, tùy theo từng công trình và chế độ đãi ngộ của từng công ty, doanh nghiệp.
Kỹ sư giám sát an toàn lao động là người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn lao động trong quá trình thi côn, làm việc ở môi trường nguy hiểm như trên cầu cao, cẩu hàng, trên không gian hạn chế, nguy hiểm,...Kỹ sư giám sát an toàn lao động cần xuất hiện thường xuyên trên các công trình để kịp thời đưa ra những cảnh báo an toàn cho những người tham gia làm việc tại công trình.
Người làm việc ở vị trí này cần phải có hiểu biết sâu rộng về bảo hộ, an toàn lao động, an toàn điện, hệ thống cháy nổ, cẩu kéo, và các biện pháp sơ cấp cứu trên công trường. Mức lương cho kỹ sư giám sát an toàn lao động dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư thiết kế kết cấu tiến hành thiết kế, triển khai chi tiết bản vẽ. Công việc chính sẽ liên quan đến việc tính toán, phân tích kết cáu, bóc tách khối lượng công trình để đưa ra phương án xây dựng hợp lí. Kỹ sư thiết kế kết cấu giám sát tiến độ dự án, có thể chỉnh sửa thiết kế theo yêu cầu cụ thể và xử lí những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
Kỹ sư thiết kế kết cấu cần phải thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Auto Cad, Plaxis, Safe, Etabs, Microsoft Office,...Mức lương trung bình dao động từ 8-12 triệu đồng.
Mức lương công việc ngành xây dựng khác nhau tùy theo kinh nghiệm, trình độ của từng cá nhân. Ngoài ra, mức lương và chế độ đãi ngộ cũng phụ thuộc vào tính chất và môi trường làm việc cụ thể.
Ví dụ như với một sinh viên mới ra trường, vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động từ 6-8 triệu/tháng.
Cũng là sinh viên mới ra trường nhưng nếu bạn làm việc ngoài công trường, công việc vất vả hơn thì mức lương cũng sẽ cao hơn, từ 7-9 triệu/tháng.
Còn nếu làm việc trong các công xưởng, thì kỹ sư xây dựng nhận được mức lương trung bình từ 6-8 triệu. Và với một kỹ sư xây dựng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, được làm việc trong các công ty lớn thì mức lương có thể từ 30-40 triệu/đồng.
Dưới đây là danh sách một số trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội có đào tạo ngành xây dựng mà bạn có thể tham khảo:
Ở khu vực miền Bắc:
1. Đại học Công đoàn Hà Nội
2. Đại học Xây dựng Hà Nội
3. Đại học Giao thông vận tải
4. Đại học Bách khoa Hà Nội
5. Đại học Thủy Lợi
6. Đại học kiến trúc Hà Nội
7. Học Viện hậu cần
Ở khu vực miền Nam:
1. Đại học Bách khoa TP.HCM
2. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
3. Đại học Tôn Đức Thắng
4. Đại học Kỹ thuật- Công nghệ TP. HCM
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những cơ hội “việc làm ngành xây dựng”. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
MỤC LỤC
Chia sẻ