close
cách
cách cách cách cách cách

Việc làm ngành thực phẩm, học công nghệ thực phẩm ra trường làm gì

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành công nghệ thực phẩm là một trong những công việc hấp dẫn, thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học. Thực phẩm sạch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng rất cao. Để trả lời cho câu hỏi “việc làm ngành thực phẩm” như thế nào, chúng ta cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tìm hiểu về việc làm ngành thực phẩm

Ngành thực phẩm là ngành liên quan đến việc chế biến, bảo quản, đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Đồng thời biết cách vận dụng công nghệ kỹ thuật vào trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. 

Việc làm ngành thực phẩm là những công việc trong một số ngành chính như:

  • Công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát

  • Công nghệ chế biến sữa, sản phẩm từ sữa

  • Công nghệ sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt

  • Bảo quản và chế biến thủy sản

  • Bảo quản và chế biến rau quả

  • Bảo quản và chế biến lương thực

  • Sản xuất mía đường, bánh kẹo

  • Công nghiệp chế biến trà, cà phê

  • Công nghệ chế biến đồ hộp: thịt, cá, rau quả 

2. Top việc làm ngành thực phẩm hấp dẫn

2.1. Nhân viên kiểm định chất lượng

Nhân viên kiểm định chất lượng (QA-Quality Assurance) thường làm việc trong các công xưởng, nhà máy sản xuất thực phẩm. Vai trò của nhân viên kiểm định chất lượng là giám sát, quản lý chất lượng của một hệ thống sản xuất, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của công ty. 

Việc làm ngành thực phảm

Bên cạnh những hiểu biết chuyên sâu về ngành công nghệ thực phẩm, nắm chắc các quy chuẩn trong quy trình sản xuất, nhân viên kiểm định chất lượng cần phải là người có những kỹ năng quan trọng như kỹ năng quan sát, kỹ năng quản lí thời gian, ….

2.2. Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Chuyên viên nghiên cứu, phát triển sản phẩm thường làm việc trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Công việc chính của chuyên viên nghiên cứu là thực hiện thử nghiệm các nguyên vật liệu, xây dựng công thức, xác định chất liệu và kích thước bao bì cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng cần nghiên cứu thị trường, phân tích sản phẩm, mẫu mã của các công ty đối thủ trong và ngoài nước. Trong quá trình sản xuất thực phẩm, chuyên viên nghiên cứu cần theo dõi sát sao, thực hiện cải tiến theo yêu cầu của trường bộ phận. 

2.3. Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ đảm nhận công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến, nghiên cứu sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất, bảo quản sản phẩm, nguyên liệu được sử dụng để tạo thành sản phẩm. 

2.4. Giảng viên 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học thêm chứng chỉ sư phạm để ứng tuyển vào vị trí giảng viên chuyên ngành công nghệ thực phẩm tại các trường cao đẳng, đại học. Hoặc bạn cũng có thể học lên cao hơn để lấy tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ để có thể thuận lợi trở thành giảng viên trong các trường Đại học lớn. 

2.5. Một số vị trí khác

Một số vị trí khác mà sinh viên ngành công nghệ thực phẩm có thể tham khảo như nhân viên bếp, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ thuật viên sản xuất, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên bộ phận thu mua, nhân viên sản xuất, trình dược viên,...

Việc làm ngành thực phảm

3. Học ngành công nghệ thực phẩm ở đâu?

Một số trường Đại học trên cả nước có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm bạn có thể tham khảo để cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình như:

Ở khu vực miền Bắc:

1. Đại học Bách Khoa Hà Nội

2. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

3. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

4. Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên)

5. Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Ở khu vực miền Nam:

1. Đại học Công nghệ TP.HCM

2. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

3. Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)

4. Đại học Bách khoa (Đại học quốc gia TP.HCM)

5. Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng)

6. Đại học Nông lâm (Đại học Huế)

7. Đại học Công nghiệp TP.HCM

8. Đại học Nông lâm TP.HCM

9. Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Khi đã lựa chọn được trường học bạn cũng cần xác định cho mình chuyên ngành học cụ thể. Tùy theo sở thích và công việc bạn theo đuổi sau này để lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Một số chuyên ngành tiêu biểu như: ngành dinh dưỡng, ngành hóa sinh học thực phẩm, ngành vi sinh học thực phẩm, ngành quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, phân tích thực phẩm, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học thực phẩm, phát triển sản phẩm,...

Trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “việc làm ngành thực phẩm”. Dù học bất cứ ngành nào, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau dồi thêm kỹ năng cho mình thì cơ hội nghề nghiệp sẽ luôn luôn rộng mở với bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.