close
cách
cách cách cách cách cách

Việc làm ngành Luật, học Luật ra làm gì? Những công việc hot nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành Luật là ngành được chú trọng đào tạo ở nhiều trường Đại học cũng là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội việc làm dồi dào và mức lương hấp dẫn. Vậy định hướng tương lai như thế nào cho sinh viên tốt nghiệp ngành Luật? Cùng tìm hiểu việc làm ngành Luật hấp dẫn nhất qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Khái quát chung về việc làm ngành Luật

Ngành Luật là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong xã hội. Người làm việc trong ngành này có cơ hội xây dựng được uy tín và thương hiệu cá nhân, đồng thời có thể kiếm được một nguồn thu nhập khủng.

Tốt nghiệp ngành Luật, bạn không chỉ làm được một công việc duy nhất là trở thành luật sư mà còn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như thẩm phán, kiểm soát viên, công chứng viên, chuyên viên pháp lý, giảng viên ngành luật,...

Đặc biệt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động và phát triển tại Việt Nam, bởi vậy nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp luật để hỗ trợ pháp lý trong hoạt động điều hành và kinh doanh là điều thiết yếu. Hơn thế nữa, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Luật càng cao hơn bao giờ hết. 

2. Top việc làm ngành Luật hấp dẫn nhất

2.1. Công chứng viên

Để trở thành công chứng viên, bạn cần phải có bằng cử nhân ngành Luật, có thời gian làm việc liên quan đến pháp luật 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, cử nhân ngành luật cũng cần tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng mới có thể hành nghề. 

Công việc chính của công chứng viên là tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng, đồng thời là người soạn thảo, thẩm định hợp đồng theo quy định của pháp luật. 

Mức lương cho công chứng viên dao động từ 10-12 triệu đồng/tháng.

Việc làm ngành Luật

2.2. Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người cố vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Họ làm việc cho doanh nghiệp và pp doanh nghiệp giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến pháp lý bao gồm nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Đồng thời, để làm tốt công việc này, bạn cần phải là người giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục người khác và linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống phát sinh. 

Nắm rõ các quy định pháp luật cùng với tác phong chuyên nghiệp chính là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với vị trí này. Mức lương trung bình của chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp dao động từ 12-18 triệu/tháng.

2.3. Kiểm soát viên/Công tố viên

Công việc của kiểm soát viên, công tố viên là điều tra,truy bắt tội pháp và đưa ra mức xử phạt dành cho kẻ phạm tội trong các vụ án hình sự. Kiểm soát viên thường làm trong Viện kiểm sát và thường phải có mặt trong các phiên tòa xét xử.

Để có thể làm được công việc của kiểm soát, công tố viên, bạn cần phải là người am hiểu pháp luật, đồng thời nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Ở trước tòa, bạn cần phải là người có kỹ năng tranh biện, phân tích và xử lý thông tin.

Công tố viên, kiểm soát viên được biết đến là những người rất cứng rắn, có bản lĩnh vững vàng, liêm khiết, chính nghĩa. Mức lương cứng dành cho vị trí này dao động từ 10-15 triệu/tháng. Tuy nhiên, số tiền thực tế kiểm soát viên nhận được có thể lớn hơn nhiều, tùy theo từng vụ án cụ thể.

2.4. Luật sư

Luật sư có lẽ là công việc đầu tiên mà bất kỳ ai học ngành luật cũng mơ ước tới. Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Luật, bạn cần phải học thêm chứng chỉ hành nghề luật sư, làm nhiều năm ở những công ty luật để trau dồi thêm kinh nghiệm. Một luật sư giỏi là người có kỹ năng giao tiếp tốt, biết xử lý tình huống một cách hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn nỗ lực để bảo vệ thân chủ của mình. Luật sư cần phải thể hiện mình là người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, quyết đoán. 

Công việc chính của luật sư là nghiên cứu tài liệu, soạn thảo hợp đồng, văn bản theo yêu cầu được phân công. Khi có khách hàng yêu cầu, luật sư sẽ đại diện cho cá nhân, tổ chức để giành được quyền lợi trong các buổi tranh chấp, tố tụng.

Mỗi khi có “vụ”, công việc của luật sư thường rất nhiều, từ việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đến việc tự mình đi tìm hiểu, thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Những bằng chứng thu thập được sẽ được trình lên trước tòa và điều này đặc biệt có lợi đề giành được chiến thắng cho thân chủ.

Việc làm ngành Luật

Trong quá trình làm việc, luật sư cần không ngừng nghiên cứu về pháp luật, cập nhật những thay đổi pháp luật mới nhất. Tóm lại, người luật sư cần không ngừng trau dồi tay nghề và xây dựng uy tín của bản thân, đem pháp luật để đảm bảo lợi ích cho thân chủ.

Mức lương cứng cho vị trí luật sư dao động từ 12-18 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập của luật sư còn đến từ chính những người thân chủ của mình ở từng vụ án. Bởi vậy, cơ hội kiếm được thu nhập khủng từ công việc này là vô cũng lớn đấy nhé.

2.5. Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là người làm việc trong tòa án, nhiệm vụ là thực hiện ghi chép lại toàn bộ quá trình xét xử vụ án. Đồng thời, thư ký tòa án cũng là người tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ các vụ án. 

Một số kỹ năng yêu cầu bắt buộc đối với thư ký tòa án đó là am hiểu ngành luật, có bằng cử nhân ngành Luật, có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết trình, kỹ năng tin học văn phòng,...

Mức lương cơ bản của thư ký toà án là từ 8-10 triệu/tháng, cùng với một số khoản phụ cấp thêm vào theo quy định của nhà nước.

2.6. Giảng viên

Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, nếu học tốt (có bằng cử nhân loại Giỏi) bạn có thể được giữ lại để làm giảng viên Đại học tại chính ngôi trường mình theo học. Hoặc bạn cũng có thể xin làm giảng viên chuyên ngành Luật ở các trường Đại học khác trên cả nước. 

Bên cạnh kiến thức chuyên sâu, bạn còn cần phải là người có nghiệp vụ sư phạm, cùng với những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học văn phòng,...

Công việc giảng viên Đại học phù hợp với những bạn ưa thích công việc có tính ổn định, thích nghiên cứu chuyên sâu về ngành Luật, đồng thời có được mức thu nhập ở tầm trung từ 7-10 triệu/tháng. 

3. Học ngành Luật ở đâu?

Dưới đây là tổng hợp một số trường Đại học trên cả nước có tổ chức đào tạo ngành Luật cho sinh viên:

Khu vực miền Bắc:

1. Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Học viện Ngoại giao

3. Trường Đại học Công đoàn

4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5. Trường Đại học Luật Hà Nội

Việc làm ngành Luật

6. Trường Đại học Ngoại thương

7. Trường Đại học Thương mại

8. Viện Đại học Mở Hà Nội

9. Trường Đại học Vinh

Khu vực miền Nam:

1. Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

2. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

3. Trường Đại học Luật TP.HCM

4. Trường Đại học Sài Gòn

5. Trường Đại học Mở TP.HCM

6. Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

7. Trường Đại học Đà Lạt

8. Trường Đại học An Giang

9. Trường Đại học Cần Thơ

Có rất nhiều chuyên ngành Luật mà bạn có thể theo học tùy theo đam mê của bạn với công việc sau này. Ví dụ một số chuyên ngành tiêu biểu như: ngành Luật thương mại, luật Dân sự, ngành Luật hành chính, luật quốc tế, luật hình sự, quản trị Luật, Luật kinh doanh. 

Một số văn phòng, công ty Luật hàng đầu cả nước bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình địa chỉ làm việc tốt nhằm trau dồi kỹ năng và kiến thức chuyên môn như:

1. Công ty Luật Trí Minh

Địa chỉ 1, trụ sở tại Hà Nội: Tầng 8, Văn phòng Block - Tòa Tháp Việt, Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Địa chỉ 2, văn phòng tại TP.HCM: Phòng 804, Lầu 8, Số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

2. Công ty Luật ATS

Địa chỉ trụ sở tại Hà Nội: Tầng 6 Tòa nhà ATS, 252 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

3. Công ty Luật SB - LAW

Địa chỉ trụ sở tại Hà Nội: Tầng 18, Center Building, Hapulico Complex, Số 85, Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: Tầng 8, Tòa nhà PDD, số 162, Đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, T.P Hồ Chí Minh

4. Công ty Luật Minh Gia:

Địa chỉ văn phòng tại Hà Nội: Số 1A7 Ngõ 33 Phố Chùa Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

5. Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 8, đường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Công ty tư vấn luật Nam Sài Gòn

Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: 102 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

7. Công ty Luật TNHH SMiC

Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: 86 - 88 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Qua đây, Vieclam123.vn cũng chia sẻ đến các bạn một vài kênh giúp bạn tìm kiếm việc làm ngành Luật hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm qua các nhóm tuyển dụng trên facebook như “Sinh viên Luật và Việc làm”, “Legal Jobs- Việc làm ngành Luật”, “Hội Luật sư việc làm”, “Thư ký tòa án”, “nghề luật sư”,...Hoặc bạn có thể truy cập website Vieclam123.vn để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho mình. 

Như vậy, trên đây là cơ hội việc làm ngành Luật hấp dẫn bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn. Hãy theo dõi bài viết từ Vieclam123.vn thường xuyên hơn để có thể cập nhật những kiến thức hữu ích nhất nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.