close
cách
cách cách cách cách cách

Các Việc làm ngành Dược Và ngành Dược có dễ xin việc không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành dược là một trong những ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê hóa học, sinh học và sự pha trộn giữa các thành phần nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm hữu ích. Vậy tốt nghiệp ngành Dược xong thì có thể làm công việc gì, cơ hội nghề nghiệp ngành Dược ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Khái quát chung về việc làm ngành Dược

Dược học là ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với thuốc, cách sử dụng từng loại thuốc trong điều trị bệnh cho con người. Ngành dược học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, duy trì sức khỏe cộng đồng.

2. Top những việc làm ngành Dược hấp dẫn nhất

2.1. Dược tá

Dược tá là người làm việc trong các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước, chịu trách nhiệm cung ứng số lượng thuốc đầy đủ cho bệnh nhân. Dược tá sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc kê đơn, lấy toa thuốc, cảnh báo tương tác và hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng. 

Ngoài ra, các dược tá cũng là người quản lý kho thuốc, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ về sự thay đổi của số lượng thuốc trong kho. Dược tá cần phải là người có khả năng giao tiếp tốt, biết cách chăm sóc khách hàng và có kinh nghiệm trong việc quản lý hàng hóa, cụ thể ở đây là số lượng thuốc. Đồng thời, dược tá cũng cần phải có kỹ năng tin học văn phòng cơ bản để có thể lưu trữ, kê khai số lượng thuốc trên máy tính và lập báo cáo lên cấp trên khi được yêu cầu. 

2.2. Bào chế, sản xuất thuốc

Nhân viên bào chế thuốc là người làm việc tại các cơ sở sản xuất thuốc, trực tiếp tham gia vào quá trình tạo thành từng viên thuốc. Hoặc dược sĩ tại các cơ sở sản xuất thuốc sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc, dạng bào chế thuốc, theo dõi quy trình sản xuất thuốc để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng.

Việc làm ngành Dược

2.3. Phân phối thuốc (Trình dược viên)

Dược sĩ có thể làm việc tại các cơ sở kinh doanh, các nhà bán lẻ, bán buôn hoặc các công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thuốc. Trong quá trình nhập khẩu thuốc, người dược sĩ có trách nhiệm kiểm định chất lượng thuốc, nhanh chóng phát hiện những lô thuốc giả, thuốc kém chất lượng để kịp thời đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. 

Khách hàng của trình dược viên có thể là bác sĩ, các nhà thuốc hoặc bệnh nhân. 

2.4. Giảng viên Đại học, cao đẳng

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Dược với tấm bằng Giỏi/Xuất sắc có thể sẽ được giữ lại trường để làm Giảng viên chuyên ngành Dược. Tuy nhiên, bạn cần phải học thêm chứng chỉ sư phạm mới có thể chính thức trở thành Giảng viên được. 

Ngoài ra, một người Giảng viên giỏi cần phải là người liên tục nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức của mình, có kỹ năng thuyết trình tốt để truyền đạt kiến thức cho sinh viên, đồng thời biết sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ, phần mềm tin học để hỗ trợ cho quá trình Giảng dạy.

Mức lương cho vị trí Giảng viên ngành Dược có thể dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng. 

2.5. Nghiên cứu thuốc

Với công việc nghiên cứu này, bạn sẽ phải nghiên cứu để phát triển ra những dược phẩm mới. Địa điểm làm việc của bạn có thể là ở các viện Dược liệu, viện kiểm nghiệm thuốc, viện dịch tễ, viện y học cổ truyền hoặc phòng ban nghiên cứu tại các công ty Dược phẩm.

Sau khi đa nghiên cứu được một công thức, dược sĩ cần phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên động vật, sau đó mới tới con người. Khi thử nghiệm lâm sàng thành công và đạt được những kết quả như mong muốn thì thuốc mới được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường. 

2.6. Quản lý Dược

Sau nhiều năm làm việc trong ngành Dược, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, bạn có thể được cất nhắc để làm việc ở bộ phận liên quan đến quản lý chất lượng thuốc. Cụ thể công việc của bạn là kiểm tra chất lượng thuốc đang được lưu thông trên thị trường. 

Việc làm ngành Dược

2.7. Chuyên viên dịch thuật ngành Dược

Am hiểu về ngành Dược là một lợi thế cho bạn để ứng tuyển vào vị trí chuyên viên dịch thuật tại các công ty Dịch thuật. Những tài liệu chuyên ngành Dược nước ngoài yêu cầu những người phải thực sự am hiểu về lĩnh vực này mới có thể truyền tải thông tin một cách chính xác. 

Tuy nhiên, chỉ có kiến thức chuyên ngành thôi thì chưa đủ, bạn còn cần phải là người thành thạo một loại ngôn ngữ nhất định ví dụ như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp,...

2.8. Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức y tế quốc tế 

Sức khỏe là vấn đề mà tất cả mọi người trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức y tế quốc tế hoạt động vì sức khỏe cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, bạn có thể ứng tuyển vào những tổ chức phi chính phủ này.

Mức lương khi làm việc tại các tổ chức này tương đối cao. Đồng thời, bạn cũng có nhiều cơ hội được đi nhiều, trải nghiệm nhiều và mang kiến thức của mình để giúp đỡ cho cộng đồng. Tuy nhiên, thêm một điều kiện mà bạn cần phải đáp ứng khi làm việc ở những tổ chức này đó chính là bạn cần phải giỏi ngoại ngữ, thành thạo tiếng Anh giao tiếp. 

3. Những trường đào tạo ngành Dược tốt nhất

Việc lựa chọn cho mình một ngôi trường tốt để vun đắp ước mơ và biến chúng trở thành hiện thực là vô cùng cần thiết. Dưới đây là danh sách những trường Đại học đào tạo ngành Dược tốt nhất:

1. Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên)

2. Đại học Dược Hà Nội

3. Đại học Y Dược (Đại học Huế)

4. Đại học Thành Tây

5. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

6. Đại học Y Dược Cần Thơ

Ngoài ra, còn một số trường Cao đẳng cũng rất nổi tiếng trong việc đào tạo ngành Dược, như:

1. Cao đẳng dược (Trường Cao đẳng Y Hà Nội)

2. Cao đẳng Y Dược Hà Nội

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “việc làm ngành Dược”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý sau khi tốt nghiệp ngành Y Dược. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.