Ước tính kế toán được dùng trong quy trình lập báo cáo tài chính. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đối với mức lợi nhuận ở kỳ kế toán. Vì thế doanh nghiệp coi yếu tố này là công cụ đắc lực để tạo ra lợi nhuận khủng. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng sử dụng hiệu quả ước tính nếu không hiểu rõ ước tính kế toán là gì.
Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp không thực sự hiểu rõ thế nào là ước tính kế toán thì nhất định phải làm sáng tỏ. Cùng My khám phá những chia sẻ chi tiết nhé.
Dựa vào quy định trong Luật kế toán, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa ước tính kế toán là gì như sau: ước tính trong kế toán chính là việc dựa vào các thông tin mới và đáng tin nhất để xét đoán ngay tại chính thời điểm tiến hành ước tính. Việc ước tính thường diễn ra vào dịp cuối năm tài chính. Ước tính kế toán diễn ra khi những mục không thể xác định rõ ràng trong báo cáo tài chính nên thiếu độ tin cậy.
Hiểu một cách đơn giản hơn cho những kế toán viên mới vào nghề thì ước tính kế toán chính là một giá trị được thể hiện ở trong bản báo cáo tài chính chỉ được tính toán ở mức gần đúng. Giá trị này được ước tính khi trong thực tế có sự phát sinh chỉ tiêu không kèm số liệu đúng hoặc vẫn chưa tìm được một phương pháp tính nào nào khác để đảm bảo giá trị được chính xác hơn.
Khi đã hiểu ước tính kế toán là gì, chúng ta sẽ thuận lợi hơn để tìm kiếm những nội dung liên quan đến nó và hoàn thiện hơn kỹ năng nghiệp vụ cho mình.
Sử dụng những ước tính kế toán cho mục đích nêu ra những sự sai lệch về mặt thông tin tài chính tạo ra một nguy cơ nhưng vì sao doanh nghiệp không tìm ra những cách thức nào đó để loại chúng mà thay vào đó, ước tính được coi là công cụ đắc lực trong quá trình làm báo cáo tài chính. Điều này cho thấy rõ việc áp dụng ước tính sẽ mang tới lợi ích nhất định.
Khi doanh nghiệp sử dụng những ước tính kế toán phục vụ cho quá trình lập báo cáo tài chính thì sẽ phải tính toán cẩn thận các tài sản, nợ cần trả nhằm lấy được giá trị đáng tin nhất. Chúng có thể là những ước tính về thời gian mà tài sản được dùng, ước tính dự phòng cần thu nhưng ở tình trạng khó đòi nợ, các vấn đề thách thức hơn nữa như ước tính tổn thất các khoản đầu tư. Hầu hết những ước tính vừa nêu đều không có gì chắc chắn, độ rủi ro lớn. Vì thế phải thực hiện ước tính.
Dù tiềm tàng nhiều rủi ro nhưng ước tính kế toán lại không thể bị loại bỏ bởi vì những lý do dưới đây.
Thứ nhất, các ước tính bị loại đi hoàn toàn sẽ không khả thi, hiệu quả kinh tế thấp. Bạn thử tưởng tượng khi doanh nghiệp không được phép tự xác định mức khấu hao tài sản của chính doanh nghiệp mình thì lúc đó đòi hỏi cực cao, cực chi tiết đối với chế độ kế toán. Nó chi tiết đến mức toàn bộ những tình huống đều cần được liệt kê ra. Về cả kinh tế hay mặt kỹ thuật thì điều này không hề khả thi.
Trong khi hoạt động kinh doanh mỗi ngày một thay đổi, nếu không có ước tính, phía doanh nghiệp sẽ phải đối chiếu mọi quy định một cách cẩn trọng để thay đổi mức khấu hao một cách kịp thời. Đồng thời, cơ quan hành pháp cũng không nhàn nhã gì nếu không muốn nói là rất vất trong việc đảm bảo doanh nghiệp phải tuân thủ chế độ pháp luật nghiêm ngặt.
Khi mà mới chỉ thực hiện mỗi khâu khấu hao tài sản đã phức tạp đến thế thì việc tạo dựng cả một hệ thống chi tiết về điều luật đối với toàn bộ khoản mục trong báo cáo tài chính là một việc không hiệu quả và chẳng có khả thi.
Một chế độ kế toán không dành cơ hội cho những xét đoán, ước tính chủ quan trong quá trình lập báo cáo tài chính thì sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện.
Thứ hai, nếu doanh nghiệp được dùng ước tính thì sẽ thuận lợi cung cấp các thông tin cần đáp ứng. Bên cạnh đó cũng tránh việc bạn phải để lộ các nội dung thông tin gây ra bất lợi đối với việc cạnh tranh của doanh nghiệp ở trên thị trường.
Chẳng hạn như vốn hóa các khoản đầu tư cho dự án mới thay vì phải mở cuộc họp báo, đủ để công bố các thông tin đến cổ đông, giảm thiểu sự tốn kém về khâu tổ chức cũng như nguy cơ để thông tin bị lộ.
Thứ ba, dựa vào lý thuyết đại diện, khi cả đôi bên gồm bên lập và bên dùng báo cáo tài chính đều có thể hiểu rõ giá trị của ước tính kế toán khi lập báo cáo thì sẽ đưa cả việc ước tính vào thỏa thuận, nhờ vậy mà sẽ dễ dàng sở hữu được bản hợp đồng tối ưu. Việc lại cũng giúp giảm lo ngại cho phía lập báo cáo về việc bên kia có thể làm lợi cho họ và làm bất lợi cho phía mình.
Chẳng hạn với bản hợp đồng vay vốn, ngân hàng hoàn toàn có thể yêu cầu không thay đổi phương pháp kế toán trong suốt thời gian đang vay. Tuy nhiên vẫn có thể cho phép bên vay dùng quyền của mình đối với nghiệp vụ lập báo cáo tài chính đúng luật. Ngân hàng cũng dựa vào đó hoàn toàn có thể đưa đến yêu cầu về lãi suất cao nhằm bù lại các nguy cơ về rủi ro thông tin.
Khi phía đơn vị vay nhận thấy lãi mà ngân hàng đưa ra cao mà vẫn phù hợp với lợi ích thì cũng chấp thuận dễ dàng. Đây là giải pháp cực hiệu quả để không bên nào phải chịu thiệt.
Thứ tư, khi đơn vị hoàn toàn có thể xây dựng chế độ kế toán một cách hoàn hảo, chi tiết không có chỗ để những ước tính chủ quan được thực hiện thì bạn vẫn nên chủ động làm ước tính để lường cả những trường hợp phía còn lại cố ý lách luật.
Nhìn chung, ước tính kế toán không thể trở thành một giải pháp tuyệt vời để doanh nghiệp sử dụng cho mục đích nâng cao chất lượng của các nguồn tin về tài chính nhưng nó lại không thể thiếu trong việc lập báo cáo tài chính thế nên không thể loại bỏ hoàn toàn biện pháp này. Bạn có thể vừa sử dụng ước tính vừa kết hợp những giải pháp nâng cao hoạt động kiểm toán trong nội bộ và độc lập, vai trò của hội đồng quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, đặc biệt chú trọng tới vai trò được cho là quan trọng nhất đó là thị trường.
Như thế, bài viết đã chứng tỏ cho bạn thấy giá trị quan trọng của ước tính kế toán dựa vào những lý giải chi tiết ước tính kế toán là gì. Hy vọng đây sẽ là một nội dung quan trọng để bạn có thể hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ kế toán của mình.
Cập nhật ngay những ví dụ nêu lên các sai sót thường gặp trong quá trình làm nghiệp vụ kế toán để giúp bạn có quá trình học hỏi chuyên ngành hiệu quả hơn. Những sai sót là minh chứng cho thấy nếu không cẩn thận, bạn sẽ không làm tốt công việc kế toán của mình, đồng thời cũng đem tới cơ hội để lường trước những khả năng có thể dẫn tới sai sót. Vì thế nên, đây là một phần rất quan trọng trong việc giúp bạn học nghề và hành nghề nhanh chóng đạt được hiệu quả.
Chia sẻ