close
cách
cách cách cách cách cách

Tư duy thiết kế là gì? Design thinking có vai trò như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhắc tới tư duy thiết kế nhiều người hẳn sẽ cho rằng đây là một kỹ năng cần có của những người làm việc trong ngành thiết kế. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Hiện nay, tư duy thiết kế đã có ứng dụng đa dạng hơn trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Vậy, chính xác thì tư duy thiết kế là gì? Lợi ích mà tư duy thiết kế mang lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tư duy thiết kế qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu chính xác về tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế trong tiếng Anh là “design thinking". Đây là một hoạt động được thực hiện liên tục để nghiên cứu về người dùng. Bao gồm việc đưa ra những giả định khác nhau và xác định lại vấn đề hướng tới, từ đo, điều chỉnh và tìm kiếm được giải pháp mang đến hiệu quả tối ưu hơn. Nói một cách cụ thể thì trọng tâm của tư duy thiết kế chính là việc thấu hiểu hơn khách hàng của mình, những người đang sử dụng, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tư duy thiết kế là gì
Tư duy thiết kế là gì

Với khái niệm về tư duy thiết kế là gì nêu trên thì design thinking sẽ là chìa khóa vàng cho doanh nghiệp nếu như biết tận dụng đúng cách. Bởi việc thấu hiểu khách hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán chiến lược cũng như cách thức thu hút được khách hàng hiệu quả. Qua đó, cải thiện được doanh số và lợi nhuận thu về cũng sẽ tốt hơn. 

Việc không ngừng đưa ra các câu hỏi, đặt ra những giả định sẽ là cách tư duy cực kỳ hiệu quả để có thể xác định và giải quyết những vấn đề chưa được định hình một cách rõ ràng. Chính vì thế mà tư duy thiết kế sẽ cực kỳ cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp hoạch định được chiến lược phù hợp để có hướng đi chính xác nhất thông qua sự phác thảo và thử nghiệm chi tiết.

Ví dụ cụ thể về tư duy thiết kế có thể kể đến chính là câu chuyện về một chiếc xe qua cầu. Do gầm cầu quá thấp nên một chiếc xe ô tô tải đã không thể vượt qua và bị kẹt cứng lại. Điều này gây nên tình trạng ách tắc giao thông cực kỳ nghiêm trọng. Rất nhiều đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ đã có mặt ở hiện trường để đề ra phương án giải quyết. Tất cả đều vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để tìm ra phương pháp mà chưa có một phương pháp nào hiệu quả. Khi đó, một người đàn ông đã vô tình lên tiếng là tại sao không xì hơi lốp xe? Điều này sẽ giảm được độ cao đáng kể của xe tải và giúp cho công tác cứu hộ cũng được dễ dàng hơn.

Ví dụ về tư duy thiết kế
Ví dụ về tư duy thiết kế

Ví dụ trên cho ta thấy được rằng những phương pháp hiển nhiên thường bị bỏ qua chỉ vì chúng ta thường áp đặt cho mình những suy nghĩ theo một hướng nhất định. Việc quá tập trung vào những kiến thức chuyên môn đôi khi sẽ không mang đến hiệu quả thay vì những cách thức đơn giản và hiển nhiên, dễ dàng. Tư duy thiết kế với việc mở ra góc nhìn đa chiều hơn, các nhận định được đặt ra nhiều hơn, từ đó những cách thức tiềm năng có thể được phát hiện một cách nhanh chóng hơn.

2. Vì sao cần có tư duy thiết kế và lợi ích cụ thể?

2.1. Tại sao cần phải có tư duy thiết kế?

Hiểu được tư duy thiết kế là gì thì theo bạn, chúng ta cần có tư duy thiết kế hay không?

Thực tế, trong quá trình phát triển, tư duy của con người được hình thành dựa trên việc tiếp nhận kiến thức và quá trình lặp đi lặp lại của những trường hợp áp dụng quen thuộc. Điều này giúp ta hình thành nên kinh nghiệm và có thể áp dụng một cách dễ dàng trong các tình huống tương tự. Tuy nhiên, điều này đã gây ra sự bất lợi đó là chúng ta có thể bị ngăn cản với việc tiếp cận những góc nhìn, những phương pháp mới hơn để hiểu và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn hơn.

Điều này chính là bởi sự quen thuộc sẽ dẫn ta đi theo một lối mòn nhất định. Và việc quá quen này khiến ta lười thay đổi cũng như ngại trong việc đi tìm những cách thức mới. Và đây được gọi là lối tư duy cấu trúc. 

Tại sao cần có tư duy thiết kế
Tại sao cần có tư duy thiết kế

Khi các yếu tố từ môi trường tạo ra các kích thích thì vô hình chung, não bộ đã đưa chúng ta đến với suy nghĩ quen thuộc nhất. Ví dụ như khi nhắc tới con chó thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới loài vật 4 chân cực kỳ quen thuộc với con người à không phải là một hình ảnh nào khác. Và đây có thể là yếu tố ngăn cản ta có những đánh giá mang tính khách quan hơn để đề ra phương án tối ưu hơn.

Tất nhiên, chỉ khi phương án cũ không phù hợp và mang đến hiệu quả cao thì bắt buộc ta cần có những sự thay thế. Và tư duy thiết kế chính là cách để tạo ra những sự tiếp cận mang tính đột phá hơn rất nhiều.

2.2. Lợi ích mà design thinking mang lại?

2.2.1. Nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ

Với lối tư duy thiết kế, vấn đề sẽ được nghiên cứu, xem xét và đánh giá dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Không bị áp đặt bởi một lối tư duy lặp lại, tư duy thiết kế giải quyết dựa trên các giả định ở nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra các thử nghiệm cụ thể để xác định tính hiệu quả và phù hợp. 

2.2.2. Xác định được nguyên nhân gốc rễ

Đối với tư duy thiết kế, mọi vấn đề đều được đào sâu nghiên cứu, điều này giúp cho việc tìm ra nguyên nhân vấn đề sẽ cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Nắm bắt được nguyên nhân sâu xa sẽ là cách để khắc phục và cải thiện vấn đề hiệu quả hơn. Do đó mà mọi yếu tố sẽ được giải quyết triệt để hơn rất nhiều.

Lợi ích của design thinking
Lợi ích của design thinking

2.2.3. Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo

Con người thường bị đi vào một lối mòn khi gặp những trường hợp, tình huống tương tự. Chúng ta bị định hình vào một lối tư duy cực kỳ quen thuộc mà vô tình quên đi những khía cạnh, góc khuất của vấn đề. Vì thế mà tư duy thiết kế sẽ mang đến một góc nhìn đa chiều hơn, từ đó, tăng cường khả năng đổi mới và sự sáng tạo từ những ý tưởng được đề ra. 

2.2.4. Đảm bảo được sự đáp ứng mục tiêu 

Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của tư duy thiết kế chính là việc thấu hiểu hơn về khách hàng, đối tượng mục tiêu cần nghiên cứu. Do đó mà tư  duy này đảm bảo được kết quả cuối cùng về sự đáp ứng các yêu cầu mà khách hàng đề ra. 

3. Đặc điểm của những người sở hữu tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế được hình thành trong mỗi cá nhân dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Và khả năng tư duy thiết kế của mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Những người sở hữu tư duy thiết kế sẽ có những đặc điểm cụ thể sau đây:

- Lấy con người làm trung tâm

Việc tập trung nghiên cứu đối tượng khách hàng sẽ là cách để định hình được các chiến lược, phương án cụ thể để đảm bảo sự phù hợp. Chính vì thế mà con người chính là yếu tố ràng buộc trong thiết kế để đảm bảo mọi thứ đúng hướng nhất trong quá trình tư duy.

Đặc điểm người sở hữu tư duy thiết kế
Đặc điểm người sở hữu tư duy thiết kế

- Khả năng hình dung

Với khả năng hình dung, người có tư duy thiết kế sẽ có thể định hình và mô tả về sản phẩm, chiến lược cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều. Nhất là khi trong đầu đã có cho mình những ý tưởng nhất định thì quá trình hình dung, mô tả cũng sẽ đi ngay sau đó.

- Đa chức năng

Vấn đề sẽ được xem xét, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau. Và việc nhìn vào bức tranh toàn cảnh là chưa đủ, người có tư duy thiết kế cũng sẽ đi sâu vào từng chi tiết để đánh giá cụ thể hơn.

- Sự hệ thống

Mặc dù có cái nhìn bao quát nhưng tư duy thiết kế vẫn mang tính hệ thống khi từ nhiều khía cạnh để xác định và tìm ra giải pháp mang tính tổng thể nhất.

- Sử dụng ngôn ngữ tốt

Không chỉ nghĩ ra được những ý tưởng sáng tạo, đột phá. Người có tư duy thiết kế còn biết cách diễn giải, giải thích ý tưởng của mình. Điều này giúp ích rất lớn trong việc trình bày, nêu rõ ý tưởng để tất cả đều có thể hiểu và đưa ra đánh giá phù hợp với đề xuất được trình bày. Chính điều này giúp họ có một kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm hiệu quả hơn rất nhiều.

- Không giới hạn bản thân

Không giới hạn bản thân
Không giới hạn bản thân

Những người sở hữu tư duy thiết kế không bao giờ cho rằng phương án họ có được là tốt nhất mà luôn cho rằng có những cách thức mới mẻ hơn mà họ chưa tìm thấy. Việc không giới hạn các giải pháp cho mình giúp họ có những tư duy mới mẻ và sáng tạo hơn rất nhiều.

4. Quy trình định hình tư duy thiết kế trong 5 bước

Việc xây dựng quy trình tư duy thiết kế hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên, đều sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất. Vì thế mà ở quy trình này, chúng ta sẽ tập trung vào quy trình tư duy thiết kế 5 bước được đưa ra bởi trường Đại học Stanford.

- Bước 1: Đồng cảm

Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu về khách hàng chính là sự đồng cảm. Đây là bước quan trọng trong tư duy thiết kế khi bạn sẽ gạt bỏ đi định kiến cá nhân để hòa nhập vào thế giới chung của những người gọi là khách hàng, từ đó, tìm kiếm và xác định nhu cầu của khách hàng là gì. Sự đồng cảm sẽ mang đến các đánh giá mang tính khách quan hơn khi các yếu tố được đưa ra dựa trên đám đông.

- Bước 2: Xác định

Dựa vào những thông tin thu được từ quá trình đồng cảm, bạn sẽ định hình và phân tích để có được những thông tin cần thiết khác. Điều này sẽ giúp việc xây dựng chân dung khách hàng trở nên rõ nét hơn. Qua đó có thể tiến hành điều chỉnh các vấn đề mang tính cốt lõi. 

Quy trình định hình tư duy thiết kế
Quy trình định hình tư duy thiết kế

- Bước 3 : Xây dựng ý tưởng

Từ những thông tin thu thập được ở 2 bước trên, bạn sẽ cần xây dựng ý tưởng để tạo nên một giải pháp mang lại sự hiệu quả tối ưu nhất. Đây là bước mà brainstorm sẽ phát huy được hiệu quả nhất.

- Bước 4: Thử nghiệm

Khi đã lên được cho mình giải pháp với vấn đề đặt ra thì bước tiếp theo chính là thử nghiệm. Bước này sẽ đánh giá và đo lường về sự hiệu quả mà giải pháp mới mang lại. Vì thế mà đây sẽ là bước cần được thực hiện nghiêm túc, cẩn thận.

- Bước 5: Kiểm tra

Kiểm tra là bước cuối cùng và cũng là bước không thể thiếu để bạn đánh giá lại toàn bộ quy trình và giải pháp được áp dụng. Quá trình kiểm tra sẽ giúp cho việc phát hiện được những vấn đề có thể nảy sinh, từ đó xem xét lại những vấn đề và đề ra các cải tiến mới hơn.

Trên đây là những chia sẻ về tư duy thiết kế. Mong rằng, thông tin trong bài đã giúp bạn làm rõ về tư duy thiết kế là gì cũng như lợi ích và vai trò của tư duy thiết kế trong hoạt động kinh doanh hiện nay.

Business intelligence analyst là gì và những thông tin chi tiết

Business intelligence analyst là gì? Vai trò và công việc của vị trí này ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay sau đây nhé!

Business intelligence analyst là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.