Mỗi quốc gia đều sở hữu những giá trị văn hoá mang tính lịch sử nhất định. Cùng với sự hình thành và phát triển của mình, đất nước sẽ có những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời có cả giá trị hiện đại được cải tiến để phù hợp với từng giai đoạn. Trong đó truyền thống chính là giá trị được quan tâm nhiều nhất, vậy bạn hiểu truyền thống là gì? Truyền thống có những loại hình nào và được gìn giữ, phát triển ra sao?
MỤC LỤC
Để định nghĩa được truyền thống là gì, chúng ta phải dựa trên nhiều phương diện khác nhau, cụ thể như sau:
Nếu xét theo từ điển Hán Việt, truyền thống được hiểu là sự lan truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ trước qua tớ thế hệ sau.
Nếu xét theo từ điển của Trung Quốc, truyền thống lại được định nghĩa và hiểu là sức mạnh của cả tập quán xã hội, là sự lưu truyền lịch sử cho đến tận thời điểm hiện tại.
Từ những định nghĩa theo khía cạnh riêng nêu trên, có thể tóm lại nghĩa của truyền thống chính là những thói quen được hình thành từ lâu đời. Truyền thống bất biến trong nếp sống, suy nghĩ của nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó nó còn là những tư tưởng hay tình cảm của một cộng đồng được hình thành trong quá khứ, cứ như thế truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ sau có trách nhiệm gìn giữ và phát huy.
Về cơ bản, truyền thống được tồn tại dưới 2 hình thức đó là lịch sử vật thể và lịch sử tinh thần. Theo đó tuỳ vào từng tiêu chí mà có những loại truyền thống khác nhau, cụ thể:
- Nếu căn cứ vào nội dung của truyền thống: Ta có truyền thống dân tộc, truyền thống thể thao, truyền thống cách mạng hay truyền thống lao động,...
- Nếu căn cứ vào ý nghĩa tích cực của truyền thống thì có truyền thống tiến bộ, truyền thống lạc hậu, truyền thống tốt đẹp,...
Khi nói đến truyền thống, nghĩa là chúng ta đang nói đến những phong tục tập quán mang bản sắc riêng biệt của đất nước, đồng thời đó cũng là những lễ hội được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Ở Việt Nam, có không ít truyền thống tốt đẹp được cha ông gìn giữ và phát huy cho tới tận bây giờ. Tuy nhiên còn nhiều người chưa hiểu rõ cũng như nhận thức được những truyền thống đó để tiếp tục sứ mệnh duy trì. Hãy theo dõi nội dung sau đây, những truyền thống tốt đẹp sẽ được làm rõ, đừng quên cập nhật chúng nhé.
Tinh thần đoàn kết luôn là vấn đề được nhắc đến khi nói về tập thể, là một giá trị truyền thống lâu đời, đậm chất người Việt, trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn thì tinh thần đoàn kết của cả nước lại trỗi dậy.
Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mỗi khi miền Trung gặp lũ lụt, thiên tai, hoặc bất cứ nơi nào người dân gặp khó khăn thì Mạnh Thường Quân ở khắp nơi không quên việc quyên góp tiền, hiện vật để giúp đỡ.
Chính những hành động đó đã giúp đồng bào ta thể hiện truyền thống đoàn kết một cách mạnh mẽ, khốc liệt mà rất ít quốc gia trên thế giới làm được.
Một trong những truyền thống tốt đẹp được ca ngợi nhiều nhất phải kể đến là truyền thống yêu nước của người Việt. Kể cả trong lịch sử hay ở thời bình thì truyền thống ấy cũng không bị mai một theo thời gian.
Trong lúc cả nước bị xâm lăng điển hình là 2 trận kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thứ tinh thần này chính là vũ khí sắc bén giúp đồng bào vượt qua mọi gian nguy mà kẻ địch tạo ra.
Tất cả từ người già, trẻ nhỏ, trai hay gái đều xung phong đánh giặc, nhờ lòng căm thù giặc đến tận xương tuỷ, mong muốn mọi người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà đồng bào cả nước đã cùng chung 1 lòng dẹp tan kẻ địch, bảo vệ Tổ quốc.
Trong từng giai đoạn hay thời điểm cụ thể, đoàn TNCS Hồ Chí Minh hay sức trẻ nhiệt huyết luôn được thể hiện một cách sáng tạo, luôn đổi mới để phù hợp với thời cuộc. Đúng thật, thế hệ trẻ luôn là lực lượng nòng cốt công tác xây dựng và phát triển đất nước diễn ra ổn định.
Không dễ dàng khi truyền thống của đất nước lại được giữ gìn trong bối cảnh đất nước hội nhập, nhiều cái mới có thể nhanh chóng thay thế những quan điểm đã cũ nhưng những gì gọi là truyền thống vẫn cần được ưu tiên giữ gìn.
Để làm được điều này, mỗi cá nhân hay tập thể cần phải nắm rõ và áp dụng chắc 4 nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc 1: Cần loại bỏ, bài trừ những điều tiêu cực trái với chuẩn mực đạo đức, trái với sự phát triển trong thời hiện đại. Nói cách khác những tàn dư của quá khứ có ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của một quốc gia thì cần phải loại trừ.
- Nguyên tắc 2: Những giá trị tích cực cần được giữ gìn và phát huy một cách mạnh mẽ.
- Nguyên tắc 3: Không ngừng sáng tạo để đổi mới những giá trị văn hóa truyền thống đã cũ, để chúng phù hợp hơn với tình hình đất nước thời điểm hiện tại, tuy nhiên vẫn phải giữ được những giá trị cốt lõi, những nét tinh hoa trong nó.
- Với các bạn trẻ, không chỉ có nhiệm vụ là giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống từ lâu đời mà hơn thế còn phải tích cực tạo ra những giá trị mới văn minh, văn hoá và tích cực.
Bất kể cái gì cũng có 2 mặt của nó và truyền thống cũng vậy, hãy xem những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của truyền thống tới cuộc sống hiện tại như thế nào nhé.
Những tác động tích cực của truyền thống tới đời sống hiện tại phải kể đến như:
- Tạo ra sự phong phú cho văn hoá quốc gia, từ đó thu hút được khách du lịch tới tham quan và khám phá giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ.
- Việc gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của thế hệ trẻ. Từ hành động này lòng yêu nước sẽ được hình thành, tất cả có thể hiểu được công lao to lớn của những người đi trước.
- Giá trị truyền thống tốt đẹp còn có ảnh hưởng tới suy nghĩ, thói quen của mỗi cá nhân, đặc biệt là các bạn trẻ. Tất cả đều là tiền đề để con người sống tốt hơn cho xã hội và đất nước.
- Với những giá trị truyền thống tốt đẹp được lưu trữ từ đời này qua đời khác, chúng tạo ra sức mạnh để cả dân tộc vượt qua khó khăn một cách hiệu quả.
Ngoài những mặt tích cực, giá trị truyền thống cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống hiện tại. Cụ thể như:
- Truyền thống không chỉ là những giá trị tốt đẹp, nó còn là những giá trị đã cũ, lạc hậu tồn tại trong một bộ phận của dân tộc. Chúng là những giá trị đi ngược với chuẩn mực đạo đức, đi ngược với xu thế phát triển của đất nước. Nếu bị ảnh hưởng bởi những giá trị tiêu cực này thì hậu quả thật khôn lường.
- Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đi theo lối mòn, tư duy không thoát nổi những thứ cổ hủ cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
- Lợi dụng vào việc sáng tạo, đổi mới giá trị truyền thống, nhiều cá nhân, tổ chức đã tuyên truyền những tư tưởng sai lệch so với truyền thống quốc gia, điều này gây ra sự nguy hiểm nếu như cộng đồng không phân biệt được đúng sai.
Hiểu được truyền thống là gì hy vọng bạn sẽ nhận thức đúng đắn những việc mình đã và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Theo dõi website vieclam123.vn để cập nhật nhiều hơn những kiến thức mà bạn chưa biết nhé.
Văn hoá là cụm từ thường đi kèm với truyền thống, hiểu rõ truyền thống là gì vậy khái niệm văn hoá là gì bạn đã nắm rõ chưa? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn có kiến thức nhất định về thuật ngữ này, cùng tìm hiểu ngay nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ