close
cách
cách cách cách cách cách

Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics ngày càng tăng cao tại Việt Nam

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành Logistics tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nguồn lực kinh tế của đất nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của Covid-19, tốc độ tăng trưởng ngành Logistics bị “chững” lại khá nhiều. Tuy nhiên trong khoảng thời gian tới đây, Logistics được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh, đem lại nguồn lực kinh tế cao.

1. Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics ở mức cao

Trong năm 2021, ngành Logistics đã có những bước tiến mới và so với năm 2018 tăng tới 3,34 điểm thay vì 3,27 điểm như trước. Trong năm 2022 tới những năm 2030, tốc độ tăng trưởng ngành Logistics được đánh giá khá cao và là một trong những ngành trọng điểm kinh tế của nước nhà.

Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics ở mức cao
Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics ở mức cao

Trung bình, tốc độ tăng trưởng Logistics từ 14 tới 16% trong một năm, đây được xem là tốc độ tăng trưởng cao, và Việt Nam nằm trong Top 10 Chỉ số Logistics trong những thị trường mới nổi.

Kể từ năm 2010 tới nay, tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tới nay đã tăng lên khá cao, tới hơn 3,6 lần. Trong đó, GDP tăng lên tới 2,4 lần và năm 2010 từ 157 tỷ USD, tới năm 2020, ngành xuất nhập khẩu đã tăng lên tới 544 tỷ USD, giúp nền kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng cao với 4,5% một năm.

Tuy trong những năm vừa qua, đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng và chững lại, gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, nhưng ngành Logistics vẫn tăng trưởng dương 2 số.

Cụ thể hơn, sau khoảng thời gian 11 tháng, tổng số lượng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,3% với cùng kỳ và đạt 600 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, gần 300 tỷ USD. Có thể thấy, để Việt Nam có thể đạt được kết quả này, ngành Logistics đóng một vai trò không nhỏ, góp phần vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi. 

Logistics góp phần vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi
Logistics góp phần vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi

Ngay cả những thời điểm khó khăn nhất, các doanh nghiệp Logistics luôn cố gắng trung chuyển hàng hóa theo số lượng lớn và đảm bảo chuỗi cung ứng của nước ta diễn ra bình thường, và vấn đề dịch bệnh đã không còn là nỗi lo khi triển vọng kinh tế diễn ra ngày càng tích cực.

Bởi vậy, ngành Logistics luôn được tạo điều kiện thuận lợi, ngày càng phát triển hơn, phục hồi mạnh mẽ và nhiều nước ngày càng đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa, giúp các hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi, tạo nên nguồn cung cầu không hề nhỏ. Và năm 2022 đến 2025, hứa hẹn là một năm phát triển ngành Logistics tối đa.

2. Các nguồn lực đầu tư đang và đã bị thu hút bởi ngành Logistics

Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng ngành Logistics đi đôi với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, trị giá bán lẻ dịch vụ và hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng GDP luôn tăng mạnh.

Các nguồn lực đầu tư đang và đã bị thu hút bởi ngành Logistics
Các nguồn lực đầu tư đang và đã bị thu hút bởi ngành Logistics

Có tới 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ đang bị thu hút bởi ngành Logistics trong lĩnh vực kho bãi, vận tải, chuyển phát hay bưu chính. Trong đó, vận tải hàng không chiếm 0,02%; doanh nghiệp chuyển phát bưu chính chiếm 2,34%; doanh nghiệp vận tải đường thủy chiếm 5,27%; hoạt động hỗ trợ vận tải và doanh nghiệp kho bãi chiếm 33,26%; vận tải đường bộ, đường sắt và đường ống chiếm 59,02%.

Ngành Logistics được đánh giá có vai trò quan trọng, giống như “mạch máu” không thể thiếu trong nền kinh tế nước nhà, giúp kinh tế – xã hội ngày càng phát triển và kết nối, giao thương hàng hóa trong nhiều khu vực.

3. Ngành Logistics đóng góp vào tăng trưởng GDP

Ngành dịch vụ Logistics được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các doanh nghiệp khác, nên đã có những bước chuyển biến mới, ngày càng phát triển nhanh hơn, giúp khách hàng trong nước và quốc tế đều được đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa.

Ngành Logistics đóng góp vào tăng trưởng GDP
Ngành Logistics đóng góp vào tăng trưởng GDP

Nằm trong bối cảnh bị đại dịch Covid-19 ảnh hưởng, tuy nhiên ngành Logistics vẫn thể hiện được rõ vai trò của mình trong những năm gần đây, nhờ việc thực hiện các FTA thế hệ mới, giúp mức kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vào năm 2021, tăng 22,6% (nhập khẩu tăng 26,5% và xuất khẩu tăng 19%) so với cùng kỳ năm 2020 và lên tới 668,54 tỷ USD.

Bên cạnh đó, GDP vào năm 2022 dự đoán sẽ tăng mạnh lên tới 4,5% và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Các dịch vụ Logistics được tạo nguồn cung cầu mạnh mẽ, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của Châu Âu, các gói đầu tư, tiêu dùng trong nước đều tăng mạnh, cộng thêm các gói hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ, từ đó kích thích vai trò xuất khẩu, sản xuất hàng hóa của Việt Nam. 

Ở nước ta, thay đổi các mô hình chống dịch và chuyển đổi các biện pháp, từng bước mở cửa giúp kinh tế Việt Nam nhanh chóng trở lại ổn định, phục hồi và tăng trưởng tốt hơn.

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt hơn
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt hơn

Tình hình dịch bệnh ngày càng được cải thiện, sản xuất công nghiệp của nước ta ngày càng phục hồi mạnh mẽ hơn, kéo theo nhiều hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu trong ngành Logistics, đảm ba phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất và xuất khẩu các thành phẩm sang các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Định hướng năm 2030, tốc độ tăng trưởng ngành Logistics sẽ tăng cao và đẩy mạnh hơn nữa, đóng góp từ 5 tới 10% vào GDP và trở thành một trong những ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam.

Tuy vào năm 2020, ngành Logistics trên thế giới đã sụt giảm 3,3% do sự ảnh hưởng của Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nhưng vào giai đoạn 2020-2025, dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics sẽ tăng lên 5,1% theo tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) và vào năm 2025, thị trường Logistics sẽ minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tăng tớ 24% so với năm 2019.

Vào năm 2030, thị trường Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải được dự đoán trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm tại Việt Nam, đóng góp số GDP từ 5 tới 10% tốc độ tăng trưởng. Cũng trong năm 2030, hệ thống cảng biển tại nước ta sẽ được phát triển đồng bộ, với dịch vụ hiện đại, chất lượng cao, bảo đảm an ninh – quốc phòng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và không thể thiếu việc ưu tiên bảo vệ môi trường.

Thị trường Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải
Thị trường Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải

Hệ thống cảng biển đã tăng tới 1.140 tới 1.423 triệu tấn số thông lượng hàng hóa và các hàng container tăng tới 38 đến 47 triệu TEU, và số lượt hành khách di chuyển lên tới 10,1 triệu lượt khách, đảm bảo đáp ứng về năng lực nền kinh tế và sự phát triển của Logistics.

Ngoài ra, kết cấu hạ tầng cũng được ưu tiên đẩy mạnh, phát triển mạnh những nơi đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế như Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu); Lạch Huyện (Hải Phòng)... Kèm theo đó, đẩy mạnh phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) giúp cư dân có thể đầu tư khi đủ điều kiện, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu phát triển và đẩy mạnh từng bước cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong (Khánh Hòa)...

Như vậy, tốc độ tăng trưởng ngành Logistics vô cùng cao trong những năm gần đây, giúp nền kinh tế nước ta dần phục hồi sau đại dịch và ngày càng phát triển, tăng cường đẩy mạnh sự phát triển của GDP. Trong những năm gần đây và giai đoạn 2020-2030, nước ta đang đẩy mạnh và nâng cao các cảng biển quốc tế, chú trọng hơn tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó giúp nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

POD là gì trong logistics?

Trong quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa, ngoài những đơn hàng thuận lợi, những rủi ro xảy đến là không tránh khỏi, do đó mà thúc đẩy sự ra đời của POD. Vậy POD là gì trong logistics? Truy cập bài viết dưới đây để biết được vai trò và lợi ích của POD trong logistics nhé!

POD là gì trong logistics?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.