Ngành ngân hàng với thị trường ngày một sôi động, phổ biến đem đến những dịch vụ tài chính vô cùng đa dạng, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Vì thế, khi theo đuổi ngành này, bạn sẽ phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để có thể đủ sự chuyên nghiệp đem tới sự phục vụ tốt nhất cho khách. Việc khám phá, tìm hiểu tất toán là gì chính là một trong rất nhiều điều đáng lưu ý của một dân chuyên ngành ngân hàng. Vậy tất toán là gì, hãy cùng My tìm ra lời giải đáp bạn nhé.
MỤC LỤC
Tất toán ý chỉ giai đoạn một hợp đồng được chấm dứt hoặc một cuộc giao dịch kết thúc. giải nghĩa rõ hơn thì tức là đến ngày hoàn tất hợp đồng, phía ngân hàng hoặc là khách hàng trực tiếp hoàn tất việc trả nợ, thanh toán ngay tại thời điểm đó, khi ấy người ta sẽ gọi việc trả nợ nốt để gói gọn thanh toán cho đúng thời hạn chính là tất toán.
Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến trong mọi ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Hiện các tổ chức tài chính, ngân hàng đều có nhiều hình thức tất toán để lựa chọn sử dụng. Trong đó, mỗi loại lại có hình thức vận hành khác nhau. Có thể kể đến những hình thức quen thuộc nhất, thường được sử dụng nhiều như: Tất toán đối với tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm, khoản vay, tiền gửi có kỳ hạn, bảo hiểm xã hội và tất toán khoản vay.
Trong đó, tất toán tài khoản là việc khách hàng đã không dùng tài khoản ở ngân hàng đó, cũng không có nhu cầu tiếp tục dùng tài khoản này. Chẳng hạn, khách đã gửi tiền ở ngân hàng A, khi họ muốn thực hiện tất toán tài khoản đó thì sẽ thực hiện việc rút toàn bộ tiền từ tài khoản, gồm cả gốc lẫn lãi để kết thúc việc sử dụng tài khoản, tài khoản cũng được đóng lại mãi mãi.
Tùy từng loại tài khoản và nhu cầu của khách mà thời điểm diễn ra việc tất toán là không giống nhau. Thông thường khách có thể chọn một trong những kiểu tất toán tài khoản ngân hàng dưới đây.
Cứ tới đúng hạn tiền gửi thì khách sẽ được rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng của mình, gồm cả gốc, lãi và được phép yêu cầu phía ngân hàng đóng tài khoản lại. Nếu khách muốn rút tiền trước khi kỳ hạn tới thì lãi suất của số tiền gửi tiết kiệm được tính theo hình thức của loại tiền gửi không kỳ hạn. Vậy nên nếu bạn đang gửi tiền trong tài khoản ngân hàng mà muốn rút ra thì hãy cân nhắc thời điểm rút để không gây ảnh hưởng đến lãi nhé.
Số tiền được gửi theo hình thức này khách có thể rút bất cứ khi nào mà không phải thông báo trước với ngân hàng. Bản chất của hình thức này sẽ giúp khách không phải đối diện với trở ngại về việc rút tiền, thời gian rút tiền cũng được thực hiện rất nhanh.
Hình thức này nói tới thời điểm khách hoàn thành trả hết số tiền khách đã vay của ngân hàng, bao gồm trả cả gốc lẫn lãi. Hạn tất toán tối đa là thời gian được ghi trong hợp đồng vay tiền với ngân hàng, nhưng nếu có khả năng trả trước thời hạn đó thì khách vẫn có thể làm thủ tục tất toán trước.
Kiểu tất toán này nói tới việc khách không thực hiện đúng theo quy định mà bản hợp đồng cho vay đã đưa ra. Tất nhiên vi phạm hợp đồng là một việc làm nguy hiểm vì nó có thể khiến bạn bị phạt vi phạm hợp đồng. Nó tương đương với việc bạn đã phá vỡ hợp đồng và sẽ phải chịu khoản phí phạt theo quy định của ngân hàng.
Khoản phí tất toán trước hạn thường sẽ được nêu ra trong hợp đồng vay tiền. Trước khi ký, bạn nên đọc thật kỹ nội dung hợp đồng để nắm được thông tin đó và làm đúng quy định đã nêu ra, tránh rơi vào trường hợp phá vỡ hợp đồng.
Đây là giao dịch được thực hiện bởi người vay với ngân hàng trong điều kiện người vay đã có sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Khi cần vay tiền, khách hàng có thể sử dụng ngay sổ tiết kiệm của mình đang có ở ngân hàng đó để đem ra “cược” vay. Cứ đến ngày đáo hạn, giao dịch này sẽ kết thúc.
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về thủ tục tất toán khác nhau, đưa ra các yêu cầu khác nhau về sự chuẩn bị giấy tờ cần thiết. Trong đó, các thông tin nhất định phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố gồm: giấy chứng minh thư/căn cước công dân, hợp đồng vay/gửi. Ngoài ra, tùy ngân hàng sẽ đưa yêu cầu chuẩn bị thêm các giấy tờ khác, để biết cụ thể cần giấy tờ nào trong thủ tục tất toán, bạn hãy gọi trực tiếp tới ngân hàng đó để được tư vấn.
Trong thực tế, nhiều người vay tiền thông qua các tổ chức tín dụng sẽ nghĩ rằng việc họ có thể trả nợ trước thời hạn giao ước là điều có lợi đối với tổ chức cho vay. Nhưng việc này lại khiến cho bạn phải chịu thêm phí phạt khiến cho rất nhiều người hoang mang và không hiểu nổi lý do nằm ở đâu? Vậy thì hãy nghe My giải thích để chúng ta có thể thấu tỏ nguyên nhân và cứ yên tâm trả tiền đúng hạn bạn nhé.
Thứ nhất, khi bạn tất toán trước hạn cho khoản vay của mình trước thời gian quy định của ngân hàng thì sẽ gián tiếp gây ra ảnh hưởng đối với dòng tiền được dự đoán từ trước.
Thứ hai, phía ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng cho vay tiền với mục đích để thu lãi, điều đó có nghĩa là số tiền lãi này được tính là khoản lợi nhuận cho vay của ngân hàng, tổ chức tài chính. Thế nhưng khách thực hiện tất toán trước thời hạn việc tính lãi sẽ không còn diễn ra nữa, làm cho đơn vị, tổ chức bị thất thu khoản lợi nhuận đó. Thế nên, phí phạt là để bù lại khoản bị thất thu đó.
Mỗi đơn vị cho vay sẽ đưa ra phí phạt việc tất toán khoản vay sớm cho khách hàng. Cùng My “dạo một vòng” để xem bạn sẽ phải chịu phí phạt tất toán khoản vay là bao nhiêu ở tổ chức tín dụng mình đang vay nếu như việc tất toán trước diễn ra nhé.
Thông thường, phí tất toán khoản vay trước thời hạn sẽ dao động trong khoản 2 tới 5%, tùy theo thời điểm tất toán, quy định của đơn vị cho vay.
Sau đây chính là phí tất toán đang áp dụng ở một số đơn vị tài chính, tín dụng:
- Home Credit áp dụng phí tất toán là 15%
- Prudential áp dụng mức phí từ 1% đến 4%
- Ngân hàng Vietcombank là từ 0,5% đến 1%
- Ngân hàng Sacombank áp dụng ở mức từ 3% đến 5%
- Ngân hàng Vietinbank áp dụng mức 2%
- Tổ chức tín dụng FE Credit có mức phí tất toán là 5%
- Ngân hàng Techcombank Lienvietpostbank, PVcombank cùng chung mức phí áp dụng là 2% đến 3%.
- Ngân hàng Shinhanbank có mức phí là 1%
Qua thông tin trên có thể thấy các tổ chức tín dụng áp dụng mức phạt phí tất toán trước thời hạn rất cao, trong đó đứng đầu là Home Credit với phí lên đến 15%. Các ngân hàng đều có mức phí tất toán khá thấp, ngoại trừ ngân hàng Sacombank.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một phần kiến thức quan trọng trong ngành ngân hàng với việc lý giải tất toán là gì. Hãy cập nhật nội dung đầy đủ về tất toán để hiểu biết trong các thủ tục ngân hàng cũng như nâng cao nghiệp vụ nếu bạn theo đuổi ngành nghề này.
Kiểm toán là một nghiệm vụ quan trọng trong hoạt động tài chính, tín dụng. Những người theo đuổi chuyên ngành này nhất định phải nắm bắt được kiểm toán là gì vì đó là kiến thức cơ bản. Hãy cùng vieclam123.vn khám phá cụ thể các kiến thức xoay quanh thuật ngữ này bạn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ