Trong lĩnh vực kế toán ngân hàng sẽ có những tài khoản lưỡng tính và thuật ngữ này vô cùng phổ biến trong kế toán nói chung cũng như là kế toán ngân hàng. Vậy, tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng là gì và có những tài khoản nào? Đến ngay với bài viết của vieclam123.vn dưới đây để khám phá chi tiết về các loại tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng.
MỤC LỤC
Tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng là một trong những điều mà mọi kế toán viên ngân hàng cần phải biết. Không chỉ riêng với nhân viên kế toán ngân hàng mà các kế toán viên trong lĩnh vực khác đều phải nắm bắt được các tài khoản lưỡng tính để phục vụ cho việc hạch toán cũng như là tổng hợp báo cáo.
Tài khoản kế toán là phương tiện dùng để phản ánh những tình hình hiện có cũng như là sự vận động của các đối tượng kế toán. Thông thường thì các tài khoản kế toán chỉ được có số dư bên có hoặc số dư bên nợ. Ngoài ra cũng có thêm một vài tài khoản không có số dư cuối kỳ. Và trong hệ thống tài khoản khoản kế toán cũng có thêm về tài khoản lưỡng tính.
Tài khoản lưỡng tính là những tài khoản vừa có thể có số dư cuối kỳ bên có và vừa có thể có số dư cuối kỳ bên nợ. Hiện nay có tất cả là 7 tài khoản lưỡng tính khác nhau và được dùng chung cho mọi lĩnh vực kế toán.
Công việc của một kế toán ngân hàng là thu thập và ghi chép những nghiệp vụ kinh tế tài chính và đưa ra những thông tin cần thiết cho quản lý hoạt đồng tiền tệ của ngân hàng. Bên cạnh đó còn phải phân tích những nghiệp vụ kinh tế, tài chính và cung cấp thông tin cho các tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
Để làm được những công việc kể trên thì một điều mà tất cả các kế toán ngân hàng cần phải nắm rõ đó chính là các tài khoản kế toán. Và để có thể làm rõ các nghiệp vụ trong kế toán ngân hàng và tính toán các nghiệp vụ có liên quan một cách đúng đắn nhất thì phải nắm bắt được các tài khoản lưỡng tính. Đây chính là điều quan trọng để kế toán ngân hàng hạch toán chuẩn xác và tính toán những chi phí đúng chuẩn.
Vai trò của việc nắm bắt những tài khoản trong kế toán ngân hàng không chỉ giúp cho cá nhân kế toán làm tốt công việc của mình mà đây còn là điều bắt buộc. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần nắm bắt được những tài khoản lưỡng tính để từ đó làm được các dạng bài tập và từ đó áp dụng vào công việc.
Tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng, chính vì thế nếu như không biết cách hạch toán sao cho đúng chuẩn thì những báo cáo về sau sẽ dẫn đến sự sai sót và từ đó khiến có bảng cân đối kế toán không được bằng nhau và điều này sẽ gây rất nhiều bất lợi cho kế toán viên cũng như là doanh nghiệp.
Vậy, để bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về các loại tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng thì dưới đây là chi tiết các tài khoản cần nắm bắt cho bạn.
- Tài khoản lưỡng tính phải thu khách hàng: Đây là tài khoản có ký hiệu là 131, số dư bên nợ của tài khoản sẽ phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng. Trong trường hợp tài khoản 131 có số dư bên có thì sẽ phản ánh số tiền đã được nhận từ trước hoặc có thể là đã thu.
- Tài khoản lưỡng tính phải thu khác: Đây là tài khoản 138 chuyên dùng để phản ánh các khoản thu của doanh nghiệp như là các khoản thu bồi thường, các khoản thu cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi, mất tiền, tài sản,...Với tài khoản 138 số dư bên nợ thì sẽ phản ánh những khoản phải thu mà ngân hàng chưa thu được. Còn đối với tài khoản 138 có số dư bên có thì sẽ thể hiện được số tiền doanh nghiệp đã thu lớn hơn số tiền đáng thu. Trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải trả lại cho đối tượng tiền dư.
- Tài khoản lưỡng tính phải trả người bán: Đây chính là tài khoản 331, nếu thể hiện số dư bên có sẽ là số tiền phải trả cho người bán, còn số dư bên nợ để phản ánh số tiền đã trả nhiều hơn cho người bán.
- Tài khoản lưỡng tính phải trả người lao động: Ký hiệu của tài khoản này là 334 để phản ánh số tiền lương cần phải trả cho người lao động. Với số dư bên có thì sẽ là các khoản tiền công, tiền thưởng liên quan đến phải trả người lao động. Với số dư bên nợ thì sẽ là phản ánh số tiền đã trả lớn hơn về số tiền phải trả cho người lao động.
- Tài khoản lưỡng tính thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Số dư bên có tài khoản 333 thể hiện các chi phí, lệ phí và một số khoản khác nộp về ngân sách cho nhà nước. Còn nếu là số dư bên nợ sẽ phản ánh những số thuế, khoản đã nộp lớn hơn các khoản phải nộp cho nhà nước.
- Tài khoản lưỡng tính phải trả khác: Với số dư là bên có thì tài khoản phải thu khác (338) thể hiện như sau: các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp, doanh thu chưa thực hiện thời điểm cuối kỳ, giá trị tài sản còn thừa, chênh lệch giá bán, số tiền thu bán cổ phần của nhà nước,...Đối với số dư bên Nợ sẽ phản ánh về số tiền đã phải trả và nộp nhiều hơn hoặc kinh phí công đoàn chưa được cấp bù, là chưa thành toán cho công nhân viên.
- Tài khoản lưỡng tính lợi nhuận chưa phân phối: Nếu là số dư bên nợ thì tài khoản 421 thể hiện số lỗ hoạt động kinh doanh chưa được xử lý, còn nếu là số dư bên có là số lợi nhuận sau thuế chưa được sử dụng hoặc phân phối.
Công dụng của các tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng chủ yếu sẽ là giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt những tình hình thanh toán liên quan đến công nợ, thể hiện quan hệ thanh toán giữa khách hàng và ngân hàng…
Bên cạnh đó các tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng còn giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được việc thực hiện kỷ luật liên quan đến thanh toán và từ đó tránh được tình trạng chiếm dụng vốn.
Như vậy, thì tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng cần phải được hiểu biết và sử dụng một cách đúng bản chất. Điều này sẽ làm cho các chỉ tiêu được đưa ra trên báo cáo chính xác hơn và không bị vi phạm các nguyên tắc báo cáo.
Để tránh được những sai sót trong quá trình hạch toán thì bạn cần hiểu đúng về bản chất của các tài khoản lưỡng tính và bên cạnh đó cần lưu ý những điều sau đây khi định khoản tài khoản lưỡng tính kế toán ngân hàng:
- Việc ghi sổ kế toán các tài khoản lưỡng tính 131 phải được diễn ra song hành, nghĩa là khi có nghiệp vụ phát sinh thì từ những chứng từ liên quan thì kế toán ngân hàng phải ghi chép chi tiết vào sổ tương ứng.
- Lúc tiến hành khóa sổ kế toán ở cuối kỳ thì việc tính toán sẽ được diễn ra ở từng loại sổ kế toán. Nguyên lý để hạch toán đó là chênh lệch về tổng tiền bên nợ và bên có.
- Trong bảng cân đối kế toán mà không vi phạm về nguyên tắc bù trừ hay có liên quan đến nhóm tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng thì sẽ phải lấy từ tài khoản chi tiết.
Vậy là bài viết là những thông tin cho bạn về tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết được tất cả các loại tài khoản lưỡng tính trong kế toán ngân hàng và từ đó áp dụng vào công việc của mình.
Sau đây là những nội dung thông tin về kế toán ngân hàng thương mại. Để hiểu rõ hơn về loại hình kế toán ngân hàng thương mại thì bạn hãy cùng theo dõi ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ