close
cách
cách cách cách cách cách

Sứ mệnh là gì? Vai trò và cách xác định sứ mệnh phát triển ở tương lai

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sứ mệnh là gì? Chúng ta vẫn thường nghe đến tầm nhìn sứ mệnh khi các công ty, doanh nghiệp giới thiệu về mình. Hay sứ mệnh cá nhân khi nhắc tới những cá nhân xuất sắc trên thế giới. Vậy, sứ mệnh là gì? Sứ mệnh có vai trò như thế nào và làm cách nào để có thể xác định sứ mệnh một cách chuẩn xác nhất? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp chi tiết về sứ mệnh gửi tới bạn đọc. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Sứ mệnh là gì và những khái niệm liên quan

1.1. Hiểu đúng về sứ mệnh là gì

Sứ mệnh là thuật ngữ dùng để chỉ về mục đích tồn tại, lý do phát triển của chủ thể được nhắc đến, đó có thể là cá nhân, tổ chức hay một công ty, doanh nghiệp bất kỳ. Khi nhắc tới sứ mệnh là người ta nói tới những điều cần thực hiện được ở trong tương lai, là động lực để cống hiến, nỗ lực và đạt được những mục tiêu phía trước đó. trong tiếng Anh, sứ mệnh được biết đến là “mission statement”. 

Để có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì mỗi một chúng ta cần có sự xác định cho mình về mục đích để tồn tại. Từ đó, đặt ra các mục tiêu để phấn đấu, tạo nên sự phát triển mang tính toàn diện hơn của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. 

Sứ mệnh là gì
Sứ mệnh là gì

Tuy nhiên, sứ mệnh là thuật ngữ mang tính thiêng liêng hơn cả. Nó không chỉ đơn giản là những hoạt động, công việc hàng ngày mà bạn thực hiện để đạt được mục tiêu mà đó là những định hướng mang tính vĩ mô hơn trong tương lai. Là những điều tốt đẹp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó cố gắng thực hiện để tạo nên giá trị cho cộng đồng. Chính vì thế mà sứ mệnh giống như một bản tuyên ngôn đầy trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với xã hội và cộng đồng vậy.

1.2. Khái niệm sứ mệnh cá nhân là gì?

Sứ mệnh cá nhân chính là mục đích, lý do để cá nhân tồn tại và phát triển. Đồng thời sứ mệnh cá nhân cũng chính là vai trò của cá nhân đó đối với sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng. 

1.2.1. Tiêu chí của sứ mệnh cá nhân

Sứ mệnh cá nhân sẽ cần phải thỏa mãn và hội tụ đầy đủ các tiêu chí sau đây:

- Sứ mệnh cần đầy đủ, cụ thể, nhưng không dài dòng mà cần ngắn gọn, dễ hiểu.

- Sứ mệnh trả lời được câu hỏi về mục đích đề ra, mang lại lợi ích gì?

Sứ mệnh cá nhân là gì
Sứ mệnh cá nhân là gì

- Sứ mệnh đưa ra có những định hướng về tương lai phù hợp với đúng đối tượng cá nhân đó.

- Xác định được cơ hội và nắm bắt nhanh chóng để hoạch định các bước đi với việc hoàn thành mục tiêu.

1.2.2. Các bước xác định sứ mệnh cá nhân

Thực tế là mỗi cá nhân sống trong một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và có vai trò khác nhau trong cộng đồng. Vì vậy mà sứ mệnh, mục tiêu của mỗi người cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản thì các bước xác định mục tiêu, sứ mệnh cũng sẽ không quá khác biệt. Cụ thể như sau:

- Nhìn nhận và tổng hợp thành tích của bản thân, đưa ra đánh giá và phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Những giá trị cốt lõi đạt được?

- Xác định mục tiêu của bản thân, có thể ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống của chúng ta. Đặc biệt, mục tiêu đó phù hợp với những thế mạnh mà bản thân đang có để có thể phát huy và thực hiện sứ mệnh đó một cách tốt nhất.

1.3. Khái niệm sứ mệnh doanh nghiệp

Sứ mệnh doanh nghiệp là mục đích, là lý do ra đời và căn cứ để doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Thông qua sứ mệnh doanh nghiệp, công ty thể hiện được vai trò của mình xã hội và cho thấy những tác động, lợi ích mà doanh nghiệp có thể đóng góp cho xã hội, cộng đồng. 

Sứ mệnh doanh nghiệp là gì
Sứ mệnh doanh nghiệp là gì

Thực tế thì sứ mệnh doanh nghiệp thường sẽ tập trung để làm rõ về hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa là sứ mệnh doanh nghiệp sẽ trả lời cho câu hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích gì? Từ đó giúp mọi người hiểu rõ được đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến, cách thức mà doanh nghiệp hoạt động và điều mà doanh nghiệp muốn trở thành trong tương lai.

1.4. Khái niệm tầm nhìn sứ mệnh

Tầm nhìn sứ mệnh chính là những định hướng dài và xa ở trong tương lai, là động lực để phát triển của doanh nghiệp. Tầm nhìn sứ mệnh sẽ được xác định dựa trên 3 yếu tố chính đó là mục đích hướng tới, bức tranh về tương lai và các giá trị cốt lõi. 

Về cơ bản thì tầm nhìn sứ mệnh chính là những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới ở tương lai. Và mục tiêu đó sẽ không thay đổi cũng như là động lực để doanh nghiệp cố gắng phát triển cũng như hoàn thành được mục tiêu đó. 

2. Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh với doanh nghiệp hiện nay

Tầm nhìn sứ mệnh của doanh nghiệp không đơn giản chỉ là những lời nói suông hay các vấn đề được nhắc đến trên giấy. Thực tế thì tầm nhìn sứ mệnh có vai trò và ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp. 

Tầm nhìn sứ mệnh là gì
Tầm nhìn sứ mệnh là gì

- Những định hướng phát triển, mục tiêu trở nên cố định hơn

Với các phát ngôn, thông báo về tầm nhìn sứ mệnh của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông khác nhau thì điều này đã giúp cho các mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp được cố định hơn. Đây chính là cơ sở để nhân viên có thể biết được mục tiêu là gì và cố gắng để thực hiện tốt các công việc nhằm đạt được mục tiêu đó.

- Xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp

Ban lãnh đạo chính là bộ máy lãnh đạo nòng cốt của doanh nghiệp trong việc định hướng công việc và mục tiêu của nhân viên trong công ty. Nhờ có tầm nhìn sứ mệnh mà các nhà quản lý trong doanh nghiệp có thể xác định được chính xác phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn nhân viên sao cho phù hợp nhất. Từ đó giúp nhân viên có thể đi đúng con đường trong hành trình hoàn thành được các mục tiêu đó.

- Xác định được các chiến lược, dự án phù hợp

Mỗi doanh nghiệp lại hoạt động ở một lĩnh vực riêng và có tầm nhìn sứ mệnh riêng. Chính vì thế mà để phát triển và đạt được mục tiêu đề ra thì các chiến lược, dự án được lựa chọn cần có sự phù hợp cũng như đi đúng định hướng đề ra. Thông qua tầm nhìn sứ mệnh, các chiến lược, dự án sẽ được lựa chọn để đảm bảo được yếu tố thích hợp này.

Cùng với đó, các dự án khi được thực hiện sẽ được triển khai đúng hướng hơn và đều được xem xét một cách chi tiết để đánh giá xem đã đúng với mục tiêu đề ra hay chưa. Tránh trường hợp đi lệch với định hướng ban đầu.

Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh
Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh

- Là sợi dây liên kết các thành viên với nhau

Tầm nhìn sứ mệnh còn là sợi dây liên kết giữa các thành viên trong cùng một doanh nghiệp với nhau. Khi mọi người có chung một mục tiêu, chung một định hướng thì năng suất làm việc cũng được cải thiện hơn. Từ đó tạo nên sự kết nối một cách hiệu quả hơn và góp phần cho việc triển khai thực hiện mục tiêu được nhanh chóng hơn.

3. Cách xác định sứ mệnh chuẩn xác nhất

Mỗi một doanh nghiệp đều có một tầm nhìn sứ mệnh riêng. Vậy, làm sao để xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp mình một cách chuẩn xác và phù hợp nhất?

Dưới đây sẽ là các bước giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc xác định sứ mệnh của mình.

- Bước 1: Xác định thị trường

Việc đầu tiên trong quá trình xác định sứ mệnh chính là tìm ra được thị trường phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp sứ mệnh của bạn trở nên rõ ràng hơn với việc hướng tới nhóm đối tượng, thị trường cụ thể.

Hãy đóng vai trò là khách hàng và thử nghĩ xem vì nguyên nhân gì mà bạn lại lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và cách thức để doanh nghiệp có thể lôi kéo được khách hàng. Nếu hình dung càng rõ thì bạn sẽ càng có được một sản phẩm mẫu lý tưởng và có khả năng cạnh tranh cao.

Cách xác định sứ mệnh doanh nghiệp
Cách xác định sứ mệnh doanh nghiệp

- Bước 2: Xác định những điều doanh nghiệp có thể mang lại cho KH

Khi đã cụ thể được đối tượng mà mình hướng đến thì bạn sẽ cần xác định được những điểm nổi bật của doanh nghiệp. Đó là những điều riêng biệt mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng của mình.

Trong quá trình viết sứ mệnh của doanh nghiệp, bạn không cần phải quá khiêm tốn nhưng cũng không nên quá khoe khoang. Cần viết dựa trên thực tế và khả năng của doanh nghiệp với những giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Đặc biệt là những đóng góp của doanh nghiệp tới xã hội, tới sự phát triển chung của cộng đồng. Hãy thể hiện những điều đó trong sứ mệnh của doanh nghiệp để tăng sự ấn tượng và tạo dựng hình ảnh đẹp hơn về doanh nghiệp ở khách hàng. 

- Bước 3: Xác định những điều doanh nghiệp mang đến cho nhân viên

Một doanh nghiệp tốt, một doanh nghiệp đẹp chính là doanh nghiệp có sự đầu tư cũng như mang đến cho nhân viên của mình một môi trường làm việc chuyên nghiệp và những đãi ngộ tốt. Doanh nghiệp đem lại giá trị gì cho chính nhân viên của mình? Đó là nội dung cần thể hiện được trong sứ mệnh. Bởi khi doanh nghiệp tạo ra giá trị cho chính người của mình thì khách hàng mới có cơ sở niềm tin với doanh nghiệp khi mang đến giá trị cho họ. 

Thể hiện những điều này một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những điểm nhấn riêng biệt và trở nên khác biệt hơn.

Gồm 5 bước triển khai
Gồm 5 bước triển khai

- Bước 4: Thêm nội dung giá trị cho chủ sở hữu

Thông thường, rất nhiều sứ mệnh doanh nghiệp thường bỏ qua nội dung này. Tuy nhiên, nếu như bạn cho thấy được giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho chủ sở hữu thì đây cũng là cách để doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư. Nguồn lợi đầu tư chính là nền tảng tài chính vững mạnh để doanh nghiệp có thể phát triển. Do vậy mà hãy bổ sung ngay cho sứ mệnh của doanh nghiệp nội dung này nhé.

- Bước 5: Đọc lại và điều chỉnh

Việc viết sứ mệnh không đơn giản chỉ là bạn ghép nội dung của các bước trên mà những nội dung được đề cập cần có sự liền mạch, thống nhất và nổi bật được nội dung chính, sứ mệnh chính của doanh nghiệp. Vì thế mà việc đọc kỹ nội dung, chỉnh sửa câu từ sao cho mượt mà nhất là điều quan trọng để bạn có một sứ mệnh doanh nghiệp hoàn chỉnh nhất.

Trên đây chính là những chia sẻ chi tiết về sứ mệnh. Mong rằng, với nội dung trên, các bạn đã hiểu được chính xác sứ mệnh là gì cũng như cách xác định sứ mệnh sao cho chuẩn và phù hợp nhất.

Giải đáp IMC là gì? Những điều mà marketer cần bỏ túi cho mình về IMC

IMC là gì? Vai trò của IMC trong chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp hiện nay? Cách để áp dụng IMC hiệu quả? Hãy cùng khám phá chi tiết về IMC qua bài viết dưới đây nhé!

IMC là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.