close
cách
cách cách cách cách cách

Sự chuyên nghiệp là gì? Những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự chuyên nghiệp được định nghĩa là hành vi, cách làm việc của một cá nhân trong công việc. Cùng tìm hiểu sự chuyên nghiệp là gì và những yếu tố góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong công việc qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn. 

1. Sự chuyên nghiệp là gì?

Sự chuyên nghiệp là hành vi, tác phong làm việc của một người trong công việc. Dù ở bất cứ công việc gì thì người lao động cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Điều này có nghĩa rằng sự chuyên nghiệp không chỉ được yêu cầu trong các công việc đòi hỏi học vấn cao hay có thu nhập tốt mà là trong tất cả các loại công việc, trong tất cả những điều bạn làm nếu bạn muốn được đánh giá cao. 

2. Cách xác định tính chuyên nghiệp trong công việc

Sự chuyên nghiệp trong công việc thường được xác định dựa trên những thuộc tính sau:

2.1. Vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ

Các chuyên gia làm việc chuyên nghiệp hơn nhờ nắm vững chuyên môn và có cam kết sâu sắc về thành quả họ làm ra. Người làm việc chuyên nghiệp luôn cố gắng trau dồi, phát triển trình độ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 

2.2. Năng lực cá nhân

Người làm việc chuyên nghiệp là người biết khắc phục khó khăn để hoàn thành cam kết của họ. Điều này có nghĩa là dù có khó khăn nào xảy đến ngăn cản họ thực hiện công việc thì họ vẫn cố gắng để làm tốt nhất trong khả năng của mình.

2.3. Tính trung thực, trách nhiệm

Thể hiện thái độ tích cực

Người làm việc chuyên nghiệp là người có thể tạo dựng được lòng tin từ sếp và đồng nghiệp. Họ luôn giữ lời hứa và trung thực trong mọi tình huống, thậm chí có thể sẵn sàng thừa nhận sai lầm và nhận trách nhiệm về phía mình.

2.4. Làm việc dưới áp lực cao

Tính chuyên nghiệp còn được thể hiện ở khả năng thay đổi, thích nghi, có thể làm việc dưới áp lực cao trong công việc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng có thể bình tĩnh đối mặt và xử lí tình huống.

2.5. Hình ảnh chuyên nghiệp

Người làm việc chuyên nghiệp còn chú trọng xây dựng hình ảnh cá nhân của mình. Một chuyên gia sẽ không xuất hiện với hình ảnh cẩu thả, luộm thuộm, mặt mày hốc hác, tóc tai rối bù, áo quần xộc xệch. Họ luôn cố gắng để hình ảnh của mình trở nên chỉn chu, toát lên sự tự tin trong mắt đồng nghiệp, khách hàng.

3. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong khi làm việc như thế nào? 

Bạn nên làm gì để thể hiện được tính chuyên nghiệp trong khi làm việc? Hãy làm theo những điều nên và không nên sau:

3.1. Luôn đến đúng giờ

Khi bạn thường xuyên đi làm muộn giờ hoặc đến muộn trong các buổi họp sẽ để lại cho sếp và đồng nghiệp của bạn một ấn tượng rằng bạn là người không thực sự quan tâm đến công việc. Đồng thời, việc bạn đi muộn cũng ảnh hưởng đến cả những công việc khác của đồng nghiệp và những phòng ban khác trong doanh nghiệp. 

Ưu tiên việc đến đúng giờ

Thậm tệ hơn, sếp và cấp trên còn có thể nghĩ rằng bạn thiếu sự tôn trọng và không quan tâm đến thời gian của họ. Vì vậy, hãy thật sự chú ý đến vấn đề thời gian. Đặt nhiều loại báo thức nếu cần thiết và hãy có mặt ít nhất vài phút trước khi bắt đầu làm việc và trở về đúng giờ sau thời gian nghỉ giải lao.

3.2. Đừng có thái độ cáu kỉnh

Dù bạn không vui hay bực tức vì một chuyện nào đó thì hãy nhớ điều chỉnh trạng thái ở mức độ tốt nhất khi bạn đến công ty làm việc. Tất cả chúng ta đều có những ngày không vui và cảm thấy chán chường. Nhưng đừng “phát tiết” để sếp, đồng nghiệp và đặc biệt là khách hàng của bạn thấy trạng thái cáu kỉnh của bạn.

Nếu công việc chính là điều khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ, có lẽ đã đến lúc bạn cần tìm một công việc mới. Nếu chuyển đổi việc làm không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn ngay lúc này, hãy tìm biện pháp để cải thiện tình hình cho đến khi bạn tìm được công việc mới phù hợp hơn.

Sự tiêu cực rất có tính lây lan. Nếu bạn liên tục phàn nàn về nơi làm việc của mình, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của những người khác. Và sếp của bạn chắc chắn sẽ không hài lòng khi tinh thần làm việc của nhân viên bị sa sút. Điều này không có nghĩa rằng bạn không được phép lên tiếng về những điều bạn thấy cần được cải tiến. Nếu bạn cảm thấy một điều gì đó có thể sẽ tốt hơn nếu được thực hiện theo cách này, hãy bàn bạc, nói chuyện với sếp của bạn để tìm ra giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, hãy dừng ngay việc phàn nàn mà không có lý do vì điều đó sẽ gây ra rất nhiều phiền phức và khó chịu cho người nghe. 

3.3. Ăn mặc chỉnh tề

Cho dù bạn phải ăn mặc theo phong cách công sở hay được phép mặc đồ thoải mái khi đi làm, vẻ ngoài của bạn phải luôn trông thật gọn gàng và sạch sẽ. Một chiếc áo nhăn nheo hoặc một chiếc quần bò rách sẽ để lại ấn tượng rằng bạn không quá coi trọng công việc, “đi làm như đi chơi”. 

Ăn mặc chỉnh tề

Hãy chọn loại quần áo mà công việc của bạn yêu cầu. Nếu công việc không có bất kỳ loại quy định nào về trang phục, hãy chọn loại quần áo chuẩn mực cho nơi làm việc của bạn. Tránh những loại trang phục, phụ kiện như dép xỏ ngón, quần short, áo ba lỗ, các bộ váy, quần áo đi sự sự kiện, lễ hội,... Hãy để dành chúng cho những dịp phù hợp hơn!

3.4. Cẩn thận trong ăn nói nơi làm việc

Chửi thề, la mắng hay bất cứ thứ gì liên quan đến hành động như vậy, đều sẽ không phù hợp trong hầu hết các môi trường làm việc. Một nguyên tắc bạn nên tuân theo đó là: Đừng nói những lời bạn không thể nói với người lớn trong nhà tại nơi làm việc. 

Thêm vào đó, bạn cũng không nên nói xấu đồng nghiệp, cấp trên trong công ty. Mặc dù bạn có thể bị lôi kéo, “cám dỗ” thì việc bán tán về người khác sẽ khiến bạn trông như đứa trẻ cấp hai. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải chia sẻ một điều gì đó, hãy kể về những điều không liên quan đến công việc như về em trai, em gái, bố mẹ, gia đình, các bộ môn thể thao yêu thích,...

3.5. Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp của bạn

Một người thật sự chuyên nghiệp sẽ không ngần ngại giúp đỡ đồng nghiệp khi họ bị quá tải trong công việc hay đang gặp khó khăn. Họ sẽ không ngại việc chia sẻ kiến ​​thức, quan điểm, hay chỉ đơn giản là trợ giúp hậu cần. Thành công của một người phần nào cũng được phản ánh thông qua những người làm cùng công ty với họ. 

Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp của bạn

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn đừng tự đề cao bản thân. Nếu đồng nghiệp của bạn từ chối lời đề nghị giúp đỡ, đừng cố bắt họ phải chấp nhận. Họ có thể thích làm việc một mình hơn.

3.6. Hãy trung thực, đừng che giấu lỗi lầm của bản thân

Cho dù điều đó có khó đến mức nào, hãy tự chủ động thừa nhận và cố gắng hết sức để sửa chữa lỗi lầm của bản thân. Và đảm bảo rằng bạn không phạm cùng một lỗi đến lần thứ hai. Đừng bao giờ đổ tội cho người khác về lỗi lầm của bạn, ngay cả khi họ đáng bị như vậy. Thay vào đó, bạn hãy làm gương để những người cùng chịu trách nhiệm cho lỗi lầm có thể bước ra và chủ động thừa nhận phần sai của mình.

Sự không trung thực sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt tất cả mọi người, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Một người chuyên nghiệp sẽ luôn thẳng thắn về bản thân họ. Nếu bạn không có đủ tiêu chuẩn cho một công việc, bạn có hai sự lựa chọn như sau. Một là quyết định không đăng ký xin việc ngay từ đầu, hai là nộp đơn và thể hiện kỹ năng thực sự của bản thân. Nếu bạn lựa chọn phương án thứ hai, hãy giải thích, nhấn mạnh các thế mạnh khác của bản thân để bù đắp cho những yêu cầu còn thiếu sót đó. Đối với những việc nhỏ như muốn xin nghỉ, thay vì việc nói dối là bạn bị ốm, hãy sử dụng ngày nghỉ phép của bạn.

3.7. Luôn cạnh tranh một cách công bằng

Luôn cạnh tranh một cách công bằng

Bạn sẽ không tránh được những trường hợp bất đồng ý kiến ​​với đồng nghiệp hay thậm chí với sếp của mình. Bạn nghĩ rằng vấn đề nên được giải quyết theo cách này thì mới có ích trong khi những người khác lại nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu làm theo cách kia. Điều quan trọng là bạn không được phép đánh mất sự bình tĩnh của chính bản thân mình. 

Đừng trở nên tức giận hay cay cú. Không quan trọng là bạn đang buồn hay bạn tin rằng mình đúng đến mức nào, bạn không được phép la hét tại nơi làm việc, cũng như không được chỉ mặt gọi tên ai đó hay thể hiện thái độ khó chịu, bỏ ra ngoài và đóng sầm cửa lại.

 Hãy bình tĩnh giải thích ý kiến ​​của bạn và sẵn sàng ngưng câu chuyện tại đó khi nhận ra rằng ý kiến của bạn không thể lay chuyển được người khác hoặc đối phương đang dần trở nên mất kiểm soát. Tất nhiên, bạn hãy tránh việc tiếp xúc cơ thể khi đang bàn luận, tranh cãi về công việc. 

3.8. Không tự kể chuyện xấu của bản thân cho người khác biết

Mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn tâm sự với một hay hai người bạn thân tại công ty, nhưng việc chia sẻ quá nhiều thông tin cho cả văn phòng là điều không nên. Hãy thận trọng khi kể chuyện của bạn với bất kỳ ai, đặc biệt là khi nói về những vấn đề bạn đang gặp phải với vợ/chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Nếu bạn quyết định chia sẻ một điều gì đó mang tính cá nhân với đồng nghiệp, đừng làm vậy ở nơi mà khách hàng và đối tác của bạn có thể nghe thấy.

Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng liệu có ai để ý hay nhận ra sự chuyên nghiệp của bạn khi làm việc không. “Miễn là bạn làm tốt công việc của mình thì ai quan tâm làm gì?” Trên thực tế, sếp, cấp trên, khách hàng và đồng nghiệp của bạn đều sẽ để ý đến điều đó. Họ sẽ nhận ra khi bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp và điều này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ mắc một sai lầm rất lớn nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của tính chuyên nghiệp trong công việc. Nó có thể ảnh hưởng đến các cơ hội thăng tiến hoặc thậm chí là khả năng duy trì công việc của bạn.

Không tự kể chuyện xấu của bản thân cho người khác biết

Sự chuyên nghiệp tại nơi làm việc sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với cấp trên và đồng nghiệp. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho sự thăng tiến nghề nghiệp tương lai của bạn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về sự chuyên nghiệp trong công việc. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết nữa của Vieclam123.vn để cập nhật thêm những thông tin mới nhé. Chúc các bạn thành công!

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.