Vào một ngày đẹp trời muốn đi chụp ảnh nghệ thuật và bắt tay vào tìm kiếm những gợi ý về không gian chụp xịn sò nhất trên google, chắc chắn không quá xa lạ thì đứng tốp các kết quả tìm kiếm trả về cho bạn lúc này này chính là hàng loạt Studio “sang-xịn-mịn” sẵn sàng đáp ứng mọi phong cách chụp hình của chủ thể. Vậy Studio là gì? Studio kiến tạo nên bởi những trang thiết bị nào? Đâu chính là lý do khiến Studio trở thành địa điểm hút người trẻ đến vậy? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết các bạn nhé.
Với những tín đồ của nghệ thuật, yêu thích âm thanh, ánh sáng hẳn rằng, câu hỏi studio là gì không thể làm khó được họ.Chúng ta vẫn nghe ở đâu đó “studio này chụp ảnh cứ phải nói là chất”, “ Cuối tuần này, họ tính đi xả stress tại studio hằng ngày” đến những lần lướt Facebook, thấy những hình ảnh căn phòng được bày trí cực kỳ đẹp mắt đính kèm với dịch vụ chụp hình với tag đính kèm studio,...có lẽ đã mang lại cho bạn một định nghĩa lờ mờ về tên gọi này. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, studio còn mang nhiều ý nghĩa thú vị hơn thay vì chỉ là một không đi chụp hình “nhân tạo” mà giới trẻ tại thành thị vẫn hay nhắc đến trong những câu chuyện. Chúng ta hãy cùng lật mở ý nghĩa của nó trong từ điển của người bản địa đến những cách dùng thông dụng trong tiếng Việt nhé.
Theo Cambridge Dictionary, Studio cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Với nghĩa đầu tiên đó là “a room with special equipment where television or radio programmes or music recordings are made”. Hiểu nôm na là căn phòng “khai sinh” ra những chương trình truyền hình, phát thanh và những ấn phẩm thu âm của các nghệ sĩ. Ở nghĩa ở rộng, Studio cũng đồng thời ám chỉ địa điểm làm việc của các tín đồ theo đuổi các bộ môn nghệ thuật như nhiệp ảnh, Origami, kiến trúc, hội họa, thiết kế, điêu khắc đến những người làm nhạc, thậm chí studio cũng chính là văn phòng luyện tập và ghi dẫu những thành quả của Dancer hay các nhà thiết kế thời trang. Studio cũng đồng thời là cách gọi “ẩn dụ” cho bộ phận có sự nghiệp gắn liền với một studio nhất định.
Do đó, về mặt ngữ nghĩa, studio không dừng lại một địa điểm chụp ảnh nghệ thuật như giới trẻ chúng ta vẫn hằng nhắc đến hay là không gian chụp ảnh cưới,...hay đó có thể là một phiên bản thu nhỏ của một phim trường, một xưởng may, một địa hạt nảy nở ra nhiều ý tưởng hay ho trong bức tranh của một họa sỹ hay trong ca khúc vừa sáng tác của một nhạc sỹ. Không phải trong thời hiện đại mới sử dụng mà thực chất Thuật ngữ Studio nghệ thuật được ra đời cách đây đến cả vài thế kỷ thông qua phần ký tên nhận diện đơn vị sở hữu trên các bức tranh. Khi chúng ta nói “Đến studio này làm việc, chụp hình, xem cách bày trí”,...chính là đang nhắc đến ý nghĩa này của Studio.
Song song với thuật ngữ đính kèm với các ngành nghệ thuật, sáng tạo Studio trong ngôn ngữ bản địa cũng mang ý nghĩa khác. Studio còn chỉ tên loại hình căn hộ nhỏ, không phân chia không gian, được sử dụng khá phổ biến tại Anh phục vụ đối tượng là học sinh, sinh viên hay những người đi du lịch.Với không gian tối đa chỉ khoảng 60m2, đấy được xem là loại hình tiện ích lý tưởng, thuận lợi cho mọi hành động lấy mọi thứ trong tầm tay mình.
Với những kiến giải đầy đủ trên đây chắc bạn đã có một cái nhìn đầy đủ hơn về ý nghĩa của studio rồi đúng không nào. Xét trên góc độ là sự phổ biến, studio đang giới trẻ áp dụng phổ biến hơn và trở thành một thuật ngữ nghệ thuật, được Việt hóa và sử dụng rất thông dụng trong đời sống hằng ngày. Ngay nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng giải mã đầy đủ, chi tiết hơn về những câu hỏi xoay quanh ý nghĩa phổ biến nhất của Studio nhé.
Nếu như với ý nghĩa là một loại phòng ốc, studio theo nghĩa hay dùng và hút người trẻ hơn hết đó chính là studio chụp ảnh. Đơn giản là vì nó gần hơn với đời sống của chúng ta và cũng như phổ biến hơn cả trong xã hội hiện đại. Ai đó sống ở Hà Nội, Sài Gòn, có thể không rõ về studio để làm giấy Origami hay studio hội họa, tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, họ rất rành về studio chụp làm hình ảnh, kể cả những chuỗi hình ảnh kèm âm thanh như video hay ảnh tĩnh như ảnh nghệ thuật, ảnh cưới chẳng hạn.
Trong bối cảnh nghệ thuật lên hướng, thuật ngữ studio ngày càng trở nên phổ biến và trở thành từ khóa tìm kiếm của nhiều bạn trẻ yêu nhiếp ảnh, hoặc đơn giản là muốn săn tìm không gian để tỏa sáng. Studio chụp hình mô hình tiệm chụp ảnh mang thương hiệu riêng của chính bạn, trong đó có concept, có Designer, có chuyên viên tư vấn và cả những khách hàng lựa chọn dịch vụ. Nó khu biệt với các tiệm chụp ảnh thẻ kiêm thêm dịch vụ photo ở chỗ trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chụp có thể mang lại cảm xúc như thật cho người đến sử dụng dịch vụ. Quan trọng nhất là không mang lại cảm xúc nhàm chán cho người dùng ngay cả khi hình thức chụp hình được một tay lên ý tưởng và xây dựng bởi con người.
Đã xa rồi cái thời buổi những siêu mẫu chụp hình, tạo dáng bên những phông hình một màu. Hiện này, để tạo cảm giác thật và cho ra những shot hình ấn tượng từ ảnh cưới đến ảnh nghệ thuật đời thường, đều đặt ra yêu cầu cho các ông bà chủ studio đầu tư mạnh tay vào các phụ kiện.
Dù là studio chụp hình đơn thuần hay một studio phim Flash đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để tạo nên độ tươi và độ thật cho bức ảnh và thước phim, ánh sáng tự nhiên và đèn không chuyên dụng không đủ. Đó là chưa kể, những kiểu ảnh nghệ thuật đa phong cách từ vintage đến tự nhiên, cổ trang đều đòi hỏi ánh sáng cần thay đổi liên tục. Đó là lý do ví sao trong các studio này bạn thường thấy những loại Flash chuyên dụng như Flash có chân hay Flash có tay cầm.
Cùng với đèn Flash thì đèn led cũng là trang thiết bị thường xuất hiện trong các studio cũng nhằm mục đích đảm bảo ánh sáng cho các shoot hình. Tuy nhiên, thay vì được sử dụng theo bối cảnh, đèn led thường được bật xuyên suốt để tạo màu nền ổn định cho video livestream hay phim. Đó là tác dụng của đèn led nhé.
Cùng với thiết bị đảm bảo ánh sáng, một dấu hiệu để nhận diện, khu biệt studio với các tiệm chụp ảnh thẻ thường đó chính là dàn loa được treo gọn gàng ở bên trên. Loa này được kết nối với bộ đàm để phục vụ quá trình phối hợp giữa các thành viên, đôi khi loa cũng phát các bản nhạc nhẹ nhàng nhằm tạo cảm hứng chụp hình cho cả người chụp và thợ ảnh.
Phông chụp là phụ kiện truyền thống của mỗi studio, đặc điểm nhận dạng của loại hình phụ kiện này chính là những tấm vải màu xám, trắng, xanh được căn ra một góc để làm nền cho người mẫu chụp, tạo thuận lợi cho quá trình ghép ảnh, ghép với bối cảnh sau này.
Để làm giảm đi khoảng cách giữa ảnh được chụp ngoài tự nhiên với ảnh cắt ghép các studio hiện đại đã cho ra đời Concept. Đây chính là cách bày trí các không gian chụp ảnh giống như đời thật để tạo nên độ tự nhiên nhất của bức ảnh ngay trong một căn phòng mà không phải di chuyển nhiều. Đặc thù của studio là không gian cố định, việc kiến tạo ra nhiều concept đẹp, hợp xu hướng khi không có điều kiện di chuyển nhiều như các phim trường. Những concept này mang phong cách chuyên biệt của từng studio, thường được set theo nhiều chủ đề khác nhau ví dụ như chụp ảnh cho em bé, chụp ảnh cưới, chụp ảnh chân dung, đến không gian chụp ảnh nghệ thuật.
Không phải ngẫu nhiên mà các quán cafe độc lạ, cứ ra mắt lại hút một lượng lớn người trẻ về đây sống ảo. Trên thực tế, nhu cầu về trải nghiệm, lưu giữ những kỷ niệm, khoảnh khắc qua các shot hình trở thành một trào lưu giải trí cực kỳ thịnh hành.
Nếu không có điều kiện đi xa để trải nghiệm tại các quán cafe hay đi check-in tại trời Âu hay những địa điểm du lịch đẹp, giờ đây, bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sống ảo tại các studio gần nhà với đầy đủ những phụ kiện, người tư vấn, Designer phục vụ cực kỳ chuyên nghiệp. Đặc biệt, dù là loại chụp hình indoor, tuy nhiên, nhờ vào đa dạng các ý tưởng lên concept cho phép “những người mẫu ảnh nghiệp dư” thỏa sức sáng tạo với đủ loại bối cảnh yêu thích mà cũng không phải đi xa. Chính tính linh động này tạo nên làn sóng chụp ảnh trên studio nở rộ. Bạn là fan của “sống ảo”. Hãy trải nghiệm ngay loại hình chụp ảnh này nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh câu hỏi Studio là gì. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích cho tất cả các bạn.
Bên cạnh những thông tin liên quan đến studio được giải mã trên đây, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về thợ trang điểm tiếng Anh gì ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Chia sẻ