Retail được hiểu là hoạt động bán lẻ, là hình thức bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu vị trí của Retail trong chuỗi cung ứng và vai trò của hoạt động này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Retail là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận. Các nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu được xác định thông qua một chuỗi cung ứng.
Retail là danh từ trong tiếng Anh, được định nghĩa trong từ điển tiếng Anh Cambridge với nghĩa đầu tiên là “the activity of selling goods to the public, usually in shops” (Hoạt động bán hàng tới cộng đồng, thường là bán hàng trong các cửa hàng).
Retail còn có thể sử dụng như một động từ với nghĩa là “ sell goods to the public in shops, on the Internet,...”(bán sản phẩm tại cửa hàng cho khách hoặc bán thông qua Internet.)
Với vai trò là một trạng từ, Retail cũng có nghĩa là “sold in shops, on the Internet” (Được bán trong cửa hàng, qua Internet).
Retail cũng được sử dụng như một tính từ với nghĩa là “Connected with the activity of selling goods to the public, rather than selling to stores” (có liên quan đến hoạt động bán hàng tới khách hàng chứ không phải bán hàng tới các cửa hàng khác). Ví dụ như “ Retail business” có nghĩa là “kinh doanh bán lẻ”, “ Retail Demand” có nghĩa là “nhu cầu hàng lẻ”
Một số từ tiếng Anh thường đi kèm khi chúng ta sử dụng từ Retail như:
Retail at/ for sth: bán sản phẩm ở một mức giá nhất định.
Ví dụ: This dress retails at $20. (Chiếc váy này được bán với giá 20$)
A Retail chain/ outlet/store: cửa hàng bán lẻ
The Retail market/sector/trade: thị trường bán lẻ
A Retail buyer/ consumer/ Customer: khách hàng mua lẻ
Xuất phát từ Retail, chúng ta có Retailer là người bán hàng lẻ, người bán tại các cửa hàng nhỏ lẻ.
Ví dụ: A clothing Retailer (người bán quần áo nhỏ lẻ), an independent Retailer (người bán hàng độc lập),...
Trái nghĩa với Retail là “Wholesale” có nghĩa là nhà bán buôn, bán hàng theo số lượng lớn, thường là bán cho các cửa hàng, đại lý. Điểm khác biệt cơ bản của Retail với Wholesale là số lượng hàng hóa mà họ có trong tay, nơi nhận nguồn hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Để hiểu cụ thể hơn về sự khác biệt giữa Retail và Wholesale, chúng ta có thể nhìn vào chuỗi cung ứng bán lẻ như sau:
Manufacturers => Wholesalers => Retailers => Consumer
Nhà máy, nơi sản xuất => Nhà bán buôn => nhà bán lẻ => người tiêu dùng.
Trong đó:
Nhà máy sản xuất: là công ty, doanh nghiệp sử dụng máy móc, nguyên liệu, nguồn nhân công để sản xuất ra các sản phẩm được thị trường chào đón.
Người bán buôn: là các công ty, cá nhân mua hàng từ nhà máy với số lượng lớn sau đó phân phối lại cho các nhà bán lẻ.
Nhà bán lẻ: người bán hàng với số lượng nhỏ cho từng khách hàng, thường bán giá cao hơn giá bán buôn.
Người tiêu dùng: là cá nhân, mua hàng với mục đích sử dụng.
Dựa trên sơ đồ trên, ta có thể phân biệt Retail và Wholesale:
Phân biệt | Retail | Wholesale |
Số lượng hàng hóa sở hữu | Ít hơn, bán hàng với số lượng nhỏ lẻ | Nhiều hơn, bán hàng với số lượng lớn |
Giá bán | Giá cao hơn bán buôn | Giá thấp hơn |
Nơi nhận nguồn hàng | Từ các nhà bán buôn | Từ nhà máy trực tiếp sản xuất ra sản phẩm |
Đối tượng khách hàng | Người tiêu dùng | Các cửa hàng bán lẻ |
Đừng nhầm lẫn giữa Retail và Resell nhé, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau đấy. Resell nghĩa là việc mua sản phẩm và bán lại với giá cao hơn. Những mặt hàng thường được Resell thường là những hàng “limited” có giới hạn, có giá trị cao về thiết kế, chất lượng, độ hype, giá trị sưu tập,...
Resell là thuật ngữ thường xuất hiện trong giới Sneaker, với mục đích trao đổi Sneaker giữa những người chơi có đam mê sưu tập giày. Những mặt hàng Resell cũng có thể được bán tại các cửa hàng Retail nhưng thường rất nhanh hết và cũng được bán với giá cao.
Retail đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp mang sản phẩm tới tận tay khách hàng. Càng nhiều nhà bán lẻ “phủ sóng” khắp nơi trên đất nước, sản phẩm càng dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, các nhà bán lẻ cũng bao gồm đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc, tư vấn cho khách hàng nên dễ dàng có được sự tin cậy, ưa chuộng từ khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ ngày càng gắn bó với sản phẩm.
Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ giúp thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời, nó cũng giúp các nhà máy sản xuất tập trung vào sản xuất sản phẩm, giúp các nhà bán buôn tập trung phân phối sản phẩm với số lượng lớn.
Không chỉ hữu ích trong việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Retail còn rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của khách hàng với sản phẩm , nhất là với những mặt hàng điện tử. Khi mua hàng từ các nhà bán lẻ, khách hàng có thể nhanh chóng nhận được sự bảo hành nếu như sản phẩm có bất kỳ vấn đề gì. Giả dụ như không có các nhà bán lẻ, để có thể liên hệ với những nhà bán buôn còn khó chứ đừng nói liên hệ được với nhà máy sản xuất. Mà dù có liên hệ được thì thời gian xử lý cũng rất lâu vì đối với nhà máy sản xuất, so với việc sản xuất hàng hóa thì nhiệm vụ xử lý các vấn đề của khách hàng chỉ là một phần rất nhỏ. Ngược lại, ngoài việc bán hàng, thì vấn đề chăm sóc khách hàng cũng là nhiệm vụ chính của những nhà bán lẻ.
Một số loại hình cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam thường gặp như cửa hàng bách hóa, tạp hóa và siêu thị, các nhà bán lẻ dạng kho, các nhà bán lẻ đặc biệt, các nhà bán lẻ thông qua Internet.
Giá Retail: Giá Retail là mức giá được đề xuất cho các nhà bán lẻ. Mức giá này thường được nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên khi bán cho nhà bán buôn lại bán theo một mức giá thấp hơn.
Retail Manager: Retail Manager là nhà bán lẻ có trách nhiệm điều hành, quản lí hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giảm thiểu chi phí bán hàng.
Retail Audit là gì: Retail Audit là người cập nhật doanh số bán hàng, nắm được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đồng thời, Retail Audit cũng phân tích được hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh khác, sau đó đưa ra được giải pháp cho cửa hàng bán lẻ để kinh doanh hiệu quả.
Retail banking: Retail banking (ngân hàng bán lẻ) là những “cửa hàng” chuyên về các dịch vụ tài chính như các khoản vay tín dụng, vay trả góp, thế chấp nhà ở, dịch vụ gửi tiền,...
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Retail là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm tin:
Chia sẻ