Blog

Răng sữa là răng gì? Răng sữa có những đặc điểm gì?

05/12/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, răng sữa là những chiếc răng được hình thành và mọc đầu tiên của trẻ nhỏ. Sau đó, chúng sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy chính xác răng sữa là răng gì? Tại sao trẻ nhỏ sẽ cần mọc răng sữa đầu tiên? Chúng ta hãy tìm hiểu về răng sữa ở bài viết dưới đây!

1. Răng sữa là gì?

Răng sữa là còn được gọi là răng nguyên thủy, chúng sẽ là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ nhỏ. Với cấu tạo vô cùng đơn giản, chúng sẽ được mọc lần lượt từ răng cửa, răng hàm nhỏ, răng nanh rồi đến răng hàm lớn.

Răng sữa bắt đầu phát triển từ quá trình phôi thai, thường mọc bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi sau sinh cho đến lúc 12 tháng tuổi thì hoàn thành. Theo y học, mỗi đứa trẻ sẽ có trung bình là 20 chiếc răng sữa.

Răng sữa là răng gì?

2. Đặc điểm và tác dụng của răng sữa

2.1. Đặc điểm của răng sữa

So với răng vĩnh viễn ở người lớn, răng sữa có phần nhỏ nhắn, non nớt hơn. Chúng khác biệt hoàn toàn từ hình dáng, kích thước cho đến cấu trúc khi so với răng vĩnh viễn.

Về màu sắc bên ngoài, răng sữa sẽ có màu trắng đục. Trông chúng có phần nhỏ bé, “mập mạp” do răng sữa thiên về phát triền bề ngang hơn chiều cao của răng. Không những vậy, chân của răng có phần mảnh nhỏ, dài và cắm sâu vào phần lợi.

Do đây là quá trình đang phát triển của trẻ nhỏ, răng sữa sẽ có phần phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, men răng và ngà răng của giai đoạn này phát triển khá mỏng, do vậy rất ảnh hưởng đến tủy răng nếu bị va vào những vật cứng.

Khác với răng vĩnh viễn, răng sữa thường có rất nhiều chân. Thông thường, hàm trên của răng sữa sẽ có 3 chân, còn hàm dưới chỉ có 2 chân và các chân răng thường dang rất rộng. Sự phát triển đặc biệt về mặt sinh học này để giúp răng của trẻ nhỏ sẽ dễ dàng rụng, mau thay các răng mới.

Đặc điểm của răng sữa

2.2. Tác dụng của răng sữa đối với trẻ nhỏ

Sự phát triển của mỗi bộ phận ở con người đều có tác dụng vốn có của nó, răng sữa cũng không phải ngoại lệ. Răng sữa có tác dụng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tính cách của từng đứa trẻ trong quá trình học tập và lớn lên.

Đầu tiên, ta có thể dễ dàng nhận ra khi mọc các răng sữa, trẻ em sẽ phát âm một cách rõ ràng, tròn vành rõ tiếng. Nhưng mỗi khi rụng những chiếc răng, trẻ em sẽ dần bị nói ngọng, phát âm lạc tiếng.

Không những vậy, răng sữa còn giúp trẻ thưởng thức các món ăn mới. Trong suốt 6 tháng đầu ở trẻ nhỏ, trẻ em sẽ thường ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Chỉ khi các răng sữa được mọc đầy đủ, chúng mới đủ khả năng ăn những thức ăn cứng hơn, những món ăn khó tiêu hóa nhưng vô cùng nhiều hương vị.

Sự mọc đầy đủ của răng sữa sẽ tác động tới sự phát triển đầy đủ của khuôn mặt. Các răng sữa chính là các trụ vững, giúp cấu trúc xương mặt phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Do vậy, sau khi mọc răng sữa, khuôn mặt của trẻ sẽ trông có phần cứng cáp hơn.

Trong quá trình lớn lên của trẻ, việc trẻ bị mất răng sớm sẽ tạo ra một khoảng trống. Điều này, sẽ khiến các răng vĩnh viễn về sau bị mọc lệch chuẩn, có phẩm khấp khểnh, lệch khớp cắn ở những đứa trẻ.

Răng sữa ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ

3. Thời gian thay răng sữa

Cứ vào mỗi thời điểm nhất định, những đứa trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa trong khoảng từ 6 tháng đến 10 tháng tuổi sau sinh. Các răng sữa sẽ thực sự hoàn chỉnh và đầy đủ khi chúng khoảng 3 – 4 tuổi. Khoảng 2 năm sau, đến năm 6 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ hết vòng đời của mình và được thay thế dần bởi răng vĩnh viễn.

Sự thay thế răng sữa của những đứa trẻ cũng được thay thế lần lượt theo các năm tuổi. Ngay sau khi răng sữa vừa rụng, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ lần lượt thay thế.

Ở răng hàm trên, vào năm 6 – 7 tuổi, răng cửa sữa sẽ bắt đầu tiến trình thay đầu tiên. Sau đó, cách mỗi năm một lần, chúng sẽ được thay lần lượt bắt đầu từ ngoài vào sâu trong hàm: răng cửa bên, răng nanh, răng cối thứ nhất, răng cối thứ hai. Tiến trình của răng hàm trên sẽ được kết thúc vào năm 12 tuổi.

Ở răng hàm dưới cũng như vậy, chúng cũng được thay thế lần lượt giống như răng hàm, cùng số tuổi và kích thước của từng chiếc răng khác nhau.

Răng sữa bắt đầu mọc lúc 6 tháng tuổi

4. Vệ sinh răng ở trẻ nhỏ

Chúng ta vẫn thường suy nghĩ rằng, răng sữa sẽ được thay thế sau khi lớn lên. Suy nghĩ này đã khiến chúng ta có sai lầm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng những chiếc răng của nhỏ.

Răng sữa rất nhiều chức năng giúp trẻ nhỏ. Chúng không chỉ đảm bảo chức năng cơ bản như cắn và nhai, chúng còn tác động đến thẩm mỹ và khả năng phát âm của từng đứa trẻ. Không những vậy, sự tổn thương của những chiếc răng sữa sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Do đó, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến quá trình vệ sinh răng của những đứa trẻ.

Để có thể để những trẻ tự ý thức được răng lợi của mình, cha mẹ hãy chủ động cùng đánh răng với con trong khoảng từ 1 – 2 tuổi. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần giúp những đứa con đánh răng bằng gạc mềm, nước ấm cộng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng lợi.

Trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tuổi, đây là giai đoạn những đứa trẻ bắt đầu hình thành răng sữa, các bố mẹ hãy tập thói quen đánh răng cho những đứa trẻ khi còn nhỏ. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, các bố mẹ cần liên tục theo dõi tiến trình đánh răng của những đứa con, để chúng tự biết chăm sóc răng của chính mình.

Răng sữa cần được vệ sinh hằng ngày

5. Các phân biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Tuy phát triển ở cùng một con người, nhưng răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc từng thời kỳ và sức khỏe của mỗi con người. Chúng ta sẽ xét lần lượt ở các yếu tố sau:

5.1. Số lượng răng

Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 tháng tuổi và kết thúc vào lúc 10 tháng tuổi. Điều này đã khiến số lượng ở răng sữa và răng vĩnh viễn khác nhau về mặt số lượng, tùy thuộc vào kích thước xương hàm.

Chiếc hàm răng của những đứa trẻ được phát triển đầy đủ sẽ có 20 chiếc răng. Tương số lượng đó là sự chia đều lần lượt ở cả hai hàm răng: 4 răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 răng hàm và 4 chiếc răng cửa bên.

Để có thể phù hợp với sự trưởng thành và hoàn chỉnh của cơ thể, cung hàm răng vĩnh viễn của một người trưởng thành sẽ có 28 chiếc răng. Cũng giống như răng sữa, răng vĩnh viễn cũng được chia đều ở hàm trên và hàm dưới: 4 răng cửa giữa, 4 răng nanh, 4 răng cửa bên và 16 chiếc răng hàm.

Ta có thể thấy, răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa là 8 chiếc răng. Tuy nhiên, tùy vào mỗi người và mỗi cá nhân khác nhau, số lượng răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ không cố định, có sự thay đổi đi một chút.

Răng sữa có 20 chiếc răng

5.2. Men răng – ngà răng

Do những đứa trẻ còn nhỏ, sức đề khách chưa phát triển mạnh, do vậy men răng và ngà răng ở mỗi đứa trẻ sẽ mỏng hơn so với răng vĩnh viễn. Đồng thời, buồng tủy của răng sữa cũng lớn hơn, điều này đã khiến cho những đứa trẻ dễ bị sâu răng hơn so với người lớn.

Việc trẻ thường xuyên bị sâu sẽ khiến chúng dễ chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thân thể của trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ bị sâu răng, chúng ta cần phải tiến hành chữa trị sớm.

5.3. Màu sắc và hình dáng

Về màu sắc của những chiếc răng, răng sữa sẽ có phần trắng đục, còn răng vĩnh viễn sẽ có phần trong hơn và có màu hơi vàng. Màu sắc răng như này thể hiện sức khỏe hàm hàm răng tốt ở mỗi người, nếu hàm răng có mùi, bạn mới cần chú ý chữa bệnh về răng.

Xét về hình dáng, răng sữa của những đứa trẻ có phần “lùn” hơn, do chúng phát triển tập trung vào bề ngang của những chiếc răng. Còn răng vĩnh viễn sẽ được phát triển đồng đều cả về chiều cao và bề ngang.

Bài viết trên đây đã cho thấy răng sữa là răng gì. Để từ đó, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng và cách chăm sóc răng sữa đúng cách, giúp những đứa trẻ nhà mình có một hàm răng tuyệt với hơn. Chúng tôi sẽ tiếp đồng hành và chia sẻ những kiến thức về răng sữa ở các bài tiếp theo.

Dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách – Bố mẹ đã làm được chưa?

Vệ sinh răng là một việc làm hết sức quan trọng đối với những đứa trẻ. Nhưng dù đã vệ sinh răng, nhiều đứa trẻ vẫn bị sâu răng. Vậy làm sao để vệ sinh răng đúng cách. Chúng ta hãy theo dõi bài viết sau!

Dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

31/08/2023

Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

26/08/2023

Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

18/08/2023

Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

17/08/2023