close
cách
cách cách cách cách cách

Product Specialist là gì? Bạn đã hiểu hết về nghề Product Specialist

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Product Specialist là một công viêc dành cho những người đam mê sản phẩm, yêu thích sự đi đây đi đó. Vậy Product Specialist là gì mà trở nên thú vị đến như thế. Hãy tìm hiểu chi tiết về ngành nghề này ở bài viết sau!

1. Nghề Product Specialist là gì?

Nhu cầu thị trường đang thay đổi từng ngày, công ty đang cạnh tranh nhau từng sản phẩm. Do vậy, ngành nghề Product Specialist đang là một xu hướng mới của thị trường. Vậy Product Specialist là gì?

Product specialist là một thuật ngữ tiếng Anh, nhằm chỉ đến những người là chuyên gia sản phẩm.

Chuyên gia sản phẩm (Product Specialist) là chỉ những người am hiểu, có đam mê trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm. Để có thể sáng tạo và phát triển sản phẩm, họ thường xuyên phải nghiên cứu thị trường, tìm giải pháp và đưa ra các chiến lược cụ thể. Mục tiêu chính của họ là tạo sự hài lòng với khách hàng, thúc đẩy quá trình bàn hàng, quảng bá sản phẩm nhằm tạo ra doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp.

Không chỉ tập trung về sản phẩm, những người Product Specialist còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân sự mới về những kỹ năng và kiến thức sản phẩm, thị trường. Không chỉ vậy, họ luôn luôn phải nghiên cứu, phát triển các chiến lược kinh doanh để có thể đưa ra các sản phẩm phục vụ cho thị trường trong tương lai.

Nghề Product Specialist
Nghề Product Specialist

2. Những nhiệm vụ của Product Specialist

2.1. Nghiên cứu khách hàng

Khách hàng chính là đối tượng chính mà một Product Specialist cần làm đầu tiên trong việc nghiên cứu một sản phẩm. Để có thể tạo ra một sản phẩm tốt, phục vụ chính xác nhu cầu khách hàng, các Product Specialist sẽ cần phải tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu khách hàng, tìm ra các nhu cầu, sở thích, tính cách, mối quan hệ của từng khách hàng. Họ luôn phải đặt khách hàng trung tâm trong công việc của mình.

 Product Specialist cần nghiên cứu khách hàng
 Product Specialist cần nghiên cứu khách hàng

2.2. Kiểm tra, rà soát sản phẩm

Sau khi công việc nghiên cứu sản phẩm hoàn tất, họ cần phải kiểm ra các sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm  được làm theo đúng tiêu chuẩn, đúng kích cỡ, mẫu mã, mục tiêu ban đầu mà họ đã đề ra. Tất cả những hoạt động này nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm phù hợp đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thích hợp với từng phân khúc khách hàng mà doạnh nghiệp đang nhắm tới.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ở một thời kỳ khác nhau, sẽ có những biến đổi không ngừng, các chuyên gia sản phẩm luôn cần theo dõi và nắm bắt các thay đổi đó để có thể biến đổi sản phẩm phù hợp trong từng giai đoạn.

2.3. Quảng bá, tiếp thị sản phẩm

Đây là một nhiệm vụ tất yếu mà mọi Product Specialist cần phải thực hiện. Họ cần phải có một cái nhìn tổng quát về hành trình sáng tạo nên sản phẩm. Các chuyên gia sản phẩm cần đảm bảo các sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng, khiến các khách hàng sẽ biết và nhận biết được các sản phẩm đang có mặt trên thị trường.

Các Product Specialsit sẽ thực hiện như một marketer chân chính, đưa ra các khuyến mãi, chiết khấu, ưu đãi nhằm đảm bảo cho khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.

 Product Specialist cần quảng cáo sản phẩm
 Product Specialist cần quảng cáo sản phẩm

2.4. Tham gia vào các công đoạn sản phẩm

Các Product Specialist cũng cần phải tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Họ luôn cần phải phối hợp giám đốc để có thể tạo ra những sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đúng số lượng. Đồng thời, họ cũng cần tham gia vào quá trình phân phối để ổn định sản phẩm, đảm bảo số lượng tiêu thụ và hàng tồn kho.

2.5. Phân tích đối thủ

Mỗi phân khúc khách hàng khác nhau, mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có các đối thủ khác nhau. Họ luôn cần phải nghiên cứu đối thủ, phân tích đối thủ để có thể đề ra các chiến lược cho từng sản phẩm của mình.

3. Công việc mỗi ngày của một Product Specialist

Công việc thường ngày của một Product Specialist chính là việc nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược, kỹ thuật giúp bộ phận bán hàng gia tăng doanh số. Họ cần phải phối hợp với giám đốc kinh doanh đưa ra các chiến lược, giải pháp phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Họ cần phải đảm bảo các sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn đề ra, khong gây tiêu cực, có ảnh hưởng xấu tới khách hàng.

Không những thế, sau mỗi giai đoạn, họ sẽ cần phải cân nhắc, kiểm tra, rà soát tính hiệu quả của từng chiến lược, từng sản phẩm, có đạt được từng mục tiêu đã đề ra.

Sau mỗi sự thay đổi khác nhau, họ cũng cần xem xét việc định giá sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm có phù hợp với từng người tiêu dùng, khách hàng sẵn sàng chấp nhận các giá trị đó. Để làm được điều này, họ liên tục cập nhật các phản hồi, điều chỉnh để tạo ra những sản phẩm đạt được đúng nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng.

Bên cạnh đó, các Product Specialist cũng cần thực hiện công tác đào tạo, rèn luyện kỹ năng cho các nhân viên mới. Không những vậy, họ cũng cần phải hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, sẵn sàng cung cấp các tư liệu, tài liệu, các thông số sản phẩm cho các bộ phận khác nhau để tạo ra một sản phẩm ưng ý nhất.

Họ cũng cần phải hỗ trợ, lựa chọn các kênh thông tin phân phối sản phẩm, đưa ra nhiều giải pháp mục tiêu hướng tới người tiêu dùng. Công việc của họ còn phải liên tục tìm ra các sản phẩm mới, các cơ hội thị trường mới, cung cấp các thị trường tiềm năng cho đội ngũ bán hàng sản phẩm.

Từ đó, ta có thể thấy công việc của Product Specialist không chỉ xoay quanh nghiên cứu, tạo ra sản phẩm. Họ còn phải phối hợp các bộ phận bán hàng, marketing,… để có thể đưa ra các giải pháp và chiến lược cụ thể.

4. Kỹ năng mềm cần có ở Product Specialist

Ở mỗi ví trí khác nhau, ngành nghề khác nhau, kỹ năng là một yếu tố rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi ứng viên nhanh chóng thích nghi, làm việc một cách thuận lợi nhất. Product Specialist cũng không phải ngoại lệ, ngành nghề này cũng yêu cầu các kỹ năng sau.

4.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp của một Product Specialist là cực kỳ quan trọng. Họ liên tục phải sử dụng để thu thập thông tin, trình bày sản phẩm, diễn giải các đặc tính và phân tích các thế mạnh  để cho khách hàng, cũng như ban quản lý thấy sự tối ưu của sản phẩm mà họ đang sử dụng.

Để có kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh, họ cần thực hiện tốt cả lời nói và văn bản để có thể truyền đạt thông tin sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trường ở trong và ngoài doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với Product Specialist
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với Product Specialist

4.2. Tư  duy phản biện

Để có thể có các chiến lược tốt nhất cho sản phẩm và thị trường trong tương lai, họ cần phải phân tích các tình huống, tính toán các giai đoạn một cách logic. Không những thế, họ cũng cần dự trù các phương án đối phó, thay đổi các chiến lược khi có các yếu tố bất ngờ xảy ra.

Tư duy phản biện
Tư duy phản biện

4.3. Kỹ năng phân tích

Để có thể hỗ trợ cho tư duy phản biện, họ cần phải có một kỹ năng phân tích sắc bén. Họ chính là người tiếp xúc, phát hiện trực tiếp các biến động đột ngột của thị trường, do nên họ luôn cần tính toán các phương án để có thể thích nghi với các thay đổi bất ngờ đó. Họ cần phải là người nắm rõ thị hiếu, nhu cầu của từng khách hàng, phân tích sản phẩm, đưa ra các chiến lược để cạnh tranh với đối thủ. Từ đó, họ sẽ là người liên tục thay đổi các phương án, chiến lược bán hàng phù hợp nhất trong từng giai đoạn.

Khả năng phân tích đối thủ
Khả năng phân tích đối thủ

4.4. Hiểu biết sâu sắc về sản phẩm

Các chuyên gia sản phẩm luôn cần phải chú ý từng chi tiết nhỏ, phân tích dữ liệu chính xác của từng sản phẩm khác nhau. Họ cần liên tục cập nhật, nắm rõ các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thị trường để từ đó có thể đưa ra thông số, giảng giải để cho người khác nắm bắt được thông tin.

4.5. Kỹ năng tiếp thị

Để có thể trở thành một chuyên gia sản phẩm, họ cần phải có một tình yêu, sự say mê với từng sản phẩm mà mình phụ trách. Không những thế, họ không ngừng học tập nâng cao, khả năng truyền đạt, quảng bá trong từng sản phẩm. Họ liên tục đưa ra các giải pháp, chiến lược, vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở từng phân khúc thị trường. Để có thể trở thành một chuyên gia sản phẩm, bạn cần có sự nhạy bén để có thể truyền cảm hứng cho khách hàng và nhân viên.

Chắc hẳn, khi đọc đến đây, bạn đã hiểu Product Specialist là gì, công việc và cuộc sống của họ ra sao. Để từ đó, bạn đã có những quyết định, giải pháp cho chính tương lai của mình. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục đồng hành với bạn trong các viết tiếp theo.

Thuyết phục nhà tuyển dụng với mẫu Mục tiêu nghề nghiệp của trợ lý

Công việc trợ lý là một công việc vô cùng khó khăn của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp của trợ lý là gì? Chúng ta hãy đọc bài viết dưới đây!

Mục tiêu nghề nghiệp của trợ lí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.