Portfolio là gì? Cách tạo Portfolio gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Portfolio là gì? Cách tạo Portfolio gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Portfolio hay còn được hiểu là hồ sơ năng lực, nơi thể hiện được những tính cách, trải nghiệm của bạn đặc biệt trong công việc. Vậy cụ thể Portfolio là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Portfolio được hiểu là hồ sơ năng lực, là một tập bao gồm đầy đủ các thông tin về về kinh nghiệm và kỹ năng của người viết. Mục đích của Portfolio là để chỉ ra cho nhà tuyển dụng hoặc nhà đầu tư những năng lực cá nhân hoặc năng lực của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư.
Portfolio được chia làm hai dạng phổ biến là Personal Portfolio (hồ sơ năng lực cá nhân) và Business Portfolio (hồ sơ năng lực doanh nghiệp). Cụ thể:
Hồ sơ năng lực cá nhân: là dạng hồ sơ thể hiện năng lực của một cá nhân. Trong hồ sơ sẽ có đầy đủ các thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích đã đạt được, mục đích để tạo ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng để có thể làm việc ở vị trí công việc mong muốn.
Hồ sơ năng lực doanh nghiệp: là hồ sơ thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho đối tác hoặc nhà đầu tư. Trong hồ sơ năng lực doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin về tên công ty, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp cần có bằng chứng, dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ sự tin cậy, vị thế doanh nghiệp của mình trên thị trường.
Portfolio có vai trò quan trọng, giúp người đọc biết được thông tin chi tiết về bản thân bạn hay doanh nghiệp của bạn. Đây là cách tương đối hiệu quả để mang thông tin của bạn một cách rõ ràng, mạch lạc, nhanh gọn nhất đối với khách hàng hay nhà tuyển dụng.
Khi tạo CV xin việc hay muốn kí kết hợp đồng với khách hàng, Portfolio giúp hình ảnh của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, thể hiện khả năng và mong muốn của bạn muốn hợp tác lâu dài với họ. Portfolio giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp họ có được cái nhìn tích cực, ấn tượng hơn từ đối tác hay nhà tuyển dụng.
Trong nền thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, Portfolio đem lại giá trị bền vững và tạo dựng lòng tin bởi mỗi thông tin được đưa ra trong Portfolio đều vô cùng chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, Portfolio còn thể hiện được cá tính và thương hiệu riêng của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Portfolio khiến cho quá trình đánh giá đối tác, cá nhân trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn thay vì phải tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù Portfolio mang tính chất chủ quan của người viết nhưng đây cũng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, kết hợp với những thông tin từ nhiều nguồn khác để quyết định xem đây có phải là ứng viên tiềm năng hay đối tác đáng tin cậy hay không.
Một bản Portfolio thông thường sẽ bao gồm đầy đủ những nội dung sau:
Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Trong Portfolio, bạn nên điền đầy đủ các thông tin về bản thân để khẳng định đây là hồ sơ năng lực của riêng bạn, không sao chép, copy từ bất kì đâu, cũng không cho phép ai được sao chép tác phẩm của bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp: Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể nêu lên những định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai, những triết lí trong công việc mà bạn luôn cố gắng làm theo. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được phần nào tính cách của bạn cũng như mong muốn của bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không.
Sơ yếu lí lịch: Phần này bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân bạn như tên, năm sinh, quê quán, trình độ học vấn,..
Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể liệt kê và mô tả chi tiết những công việc bạn đã từng làm, những kinh nghiệm thực tế mà bạn đã có được cho đến thời điểm hiện tại.
Kỹ năng: Phần kỹ năng này vô cùng quan trọng bởi vì bên cạnh kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm trong công việc như kĩ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống,...là vô cùng quan trọng bởi các kỹ năng này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là làm việc nhóm để cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Các chứng chỉ liên quan: Đây được xem là tài liệu chứng thực cho những gì bạn mô tả về bản thân ở bên trên. Những giấy tờ này sẽ giúp bạn nâng tầm giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Portfolio có một số hình thức phổ biến sau khi tiếp cận nhà tuyển dụng hay đối tác công việc.
Dạng in ấn của Portfolio có thể được hiểu là bản cầm tay, sau khi bạn đã hoàn thiện hồ sơ trên máy tính, bạn sẽ in chúng thành những tập hồ sơ trên giấy để tiện mang theo trong quá trình xin việc hay gặp gỡ đối tác làm ăn. Khi in Portfolio dạng in ấn, bạn cần chú ý đến chất lượng giấy in, mực và màu in sao cho sắc nét và chuẩn xác giống như bản Portfolio bạn đã thiết kế trên máy tính. Tránh trường hợp bản Portfolio được in ra bị nhòe mực, mất chữ hay phông màu chủ đạo không được đẹp như trên máy tính.
Đây là dạng cổ điển và thường gặp nhất của Portfolio bởi những nhà tuyển dụng vẫn thích được cầm xem bản Portfolio in ấn hơn so với việc xem online ngay cả khi đã gặp trực tiếp bạn. Trường hợp gửi Portfolio online chỉ xảy ra khi bạn gửi đến nhà tuyển dụng mong họ chú ý đến mình. Nhưng khi đã có cuộc phỏng vấn hoặc gặp mặt trực tiếp thì một bản Portfolio được in thành tập chỉn chu là điều cần thiết.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Bạn có biết CV portfolio design là gì không ? Nó khác với CV thông thương như thế nào ?
Bản PDF của Portfolio cần được chuẩn bị khi bạn chưa đến gặp nhà tuyển dụng hay đối tác thì bạn nên gửi cho họ bản PDF của Portfolio. Bản PDF này sẽ giữ nguyên chất lượng của hình ảnh, nội dung trong bộ hồ sơ của bạn. Thêm vào đó, khi chuyển file hồ sơ sang dạng PDF, dung lượng của file sẽ được giảm đi rất nhiều, nên bạn có thể gửi email đi xin việc ở bất cứ địa chỉ tuyển dụng nào bạn mong muốn.
Bạn có thể tạo Portfolio trực tuyến trên mộ số trang như Dribble, Behance,..với thiết kế ấn tượng của riêng bản thân bạn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Portfolio trực tuyến rất phổ biến với những người làm trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa hoặc freelancer.
Đây là một hình thức tạo hồ sơ năng lực đòi hỏi sự chỉn chu, chuẩn bị kỹ càng và nghiêm túc của mỗi cá nhân. Portfolio dạng video có thể tạo được ấn tượng cực mạnh với nhà tuyển dụng bởi nó thể hiện sự chu đáo và nghiêm túc của bạn đối với công việc.
Để có thể tạo được một Portfolio ấn tượng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
Bạn nên chọn những thông tin cần thiết để đưa vào trong hồ sơ thay vì đưa hết tất cả những thông tin về bản thân bạn. Một bộ hồ sơ năng lực đẹp và ấn tượng với nhà tuyển dụng là một bộ hồ sơ ngắn gọn, hướng đến những thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Đôi khi trong phần giới thiệu của bạn chỉ cần chọn lọc một vài bức ảnh đẹp cùng với một vài dòng mô tả là cùng đủ để nhà tuyển dụng biết về bạn. Bạn không nhất thiết phải giới thiệu quá chi tiết. Khi chọn cách viết ngắn gọn, bạn nên chú trọng tìm được những từ khóa “ấn tượng” “đắt” tạo ấn tượng. Những từ khóa này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người thú vị và tò mò về những trải nghiệm mà bạn đã có.
Sự ngắn gọn, mạch lạc còn thể hiện ở việc bạn liệt kê ra những kinh nghiệm, dự án mà bản thân đã thực hiện. Bạn nên để từ khoảng 10-20 dự án khác nhau là vừa phải. Bạn nên chọn những dự án tốt nhất, tâm đắc nhất. Không nên liệt kê những dự án nhỏ, không có nhiều giá trị vì đôi khi nó còn làm giảm đi giá trị của bạn.
Khi thiết kế Portfolio, bạn nên tránh một kiểu thiết kế nhàm chán, cách trình bày và tông màu chủ đạo giống nhau đối với tất cả những trang hồ sơ. Bạn thử tưởng tượng 10 trang trong hồ sơ năng lực của bạn đều “giống giống” nhau thì liệu có thể thu hút sự tò mò của người xem hay không, hay dần dần chỉ tạo cảm giác nhàm chán?
Bạn nên thay đổi bố cục và thiết kế, thay đổi cách chèn ảnh, chèn chữ và tông màu chủ đạo của từng trang hồ sơ. Tuy nhiên, sự đa dạng này vẫn phải đảm bảo bộ hồ sơ của bạn phải theo một concept từ đầu đến cuối để làm nổi bật lên cá tính riêng biệt của bạn.
Các thông tin trên Portfolio phải được cập nhật liên tục, thay đổi tùy theo vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Thêm vào đó, bạn cũng nên cập nhật thêm những dự án mà bạn mới tham gia trong vòng từ 3 năm trở lại. Điều đó thể hiện bạn vẫn đang liên tục làm công việc liên quan trong thời gian gần. Bạn vẫn sẽ giữ lại những thành tựu mà bạn tâm đắc trong quá khứ bởi đó chính là những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của bạn.
Nếu bạn làm Portfolio online hoặc Portfolio video thì bạn nên chèn nhiều hiệu ứng đa dạng để làm tăng thêm sự thú vị và ấn tượng đối với hồ sơ năng lực của bạn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cẩn thận trong việc chèn hiệu ứng bởi những hiệu ứng quá rối mắt hoặc quá đơn giản sẽ khiến mang lại tác dụng ngược, tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Bật mí cho bạn cách làm CV professional hấp dẫn, thu hút nhà tuyển dụng
CV là gì ? CV là viết tắt của Curriculum Vitae, là bản tóm tắt thông tin về bản thân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng trong CV liên quan của ứng viên đối với vị trí muốn ứng tuyển. CV hiện nay cũng được sử dụng phổ biến với phần đông ứng viên khi đi xin việc và cũng được đánh giá tương đối cao từ nhà tuyển dụng.
Portfolio là hồ sơ năng lực, được sử dụng để ghi chép lại những thông tin cá nhân, kinh nghiệm, thành tích làm việc của từng cá nhân hoặc thông tin, dự án của doanh nghiệp khi muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hay khách hàng, đối tác.
CV và Portfolio đều được sử dụng trong lĩnh vực tuyển dụng, được ứng viên sử dụng để gửi đến nhà tuyển dụng nhằm giới thiệu bản thân và mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc. Portfolio còn được sử dụng để giới thiệu doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, mang tính chuyên nghiệp hơn.
Nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu về sự khác biệt của mẫu CV xin việc và Portfolio, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt thông qua một số điểm sau đây nhé:
Về nội dung thông tin:
CV: Thông tin trong CV tập trung vào giới thiệu bản thân, bao gồm những thông tin cá nhân như quá trình học tập, làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong CV phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển. Về cơ bản, không ai giới hạn số trang CV của ứng viên, nhưng thông thường số trang sẽ dao động từ 2 đến 4 trang A4.
Portfolio: Tập trung vào những thành tựu mà bản thân đã đạt được, có thể là những dự án, kinh nghiệm làm việc đáng giá. Portfolio cho phép cá nhân có thể thêm ảnh, thêm thông tin chi tiết về nhiều dự án mà mình đã tham gia. Số lượng trang giấy trong hồ sơ năng lực Portfolio là không giới hạn nên bạn có thể thỏa sức thiết kế sao cho có một bộ hồ sơ năng lực như ý.
Về lĩnh vực ứng tuyển:
Bạn sẽ thắc mắc khi nào thì nên sử dụng CV, khi nào nên sử dụng Portfolio. Cái này sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Vậy khi nào thì gửi CV, khi nào thì cần dùng Portfolio?
CV: CV được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, hành chính nhân sự,.. khi mà nhà tuyển dụng chỉ cần biết đến thông tin cá nhân cơ bản của ứng viên.
Portfolio: được sử dụng trong ngành quảng cáo, truyền thông, thiết kế. Bởi qua Portfolio, nhà tuyển dụng phần nào cũng sẽ đánh giá được năng lực của ứng viên.
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi Portfolio là gì? Qua bài viết trên đây, Vieclam123.vn hy vọng bạn đã hiểu Portfolio được sử dụng trong trường hợp nào và tầm quan trọng của nó trong tuyển dụng.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023