Bạn đã từng rơi vào trạng thái mệt mỏi và chán nản vì con quá nghịch ngợm, khó bảo. Hãy bình tĩnh tìm cách xử lý thay vì nhiếc mắng con, hành động đó sẽ khiến con bạn bị tổn thương đồng thời cũng không giúp con trở nên ngoan ngoãn. Tin chắc rằng nếu bạn đã có con thì bạn đã từng được trải nghiệm cảm giác này rồi, vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này của con? Tham khảo những phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm mà vieclam123.vn đưa ra ngay sau đây, bạn có thể học theo để đạt được hiệu quả như mình mong muốn nhé.
MỤC LỤC
Người Việt thường có quan niệm rằng những đứa trẻ nghịch ngợm, không nghe lời cha mẹ đích thị là những đứa trẻ hư. Tuy nhiên mọi người lại không tìm hiểu vì sao chúng lại có cách hành xử khiến người lớn phải phiền lòng như vậy.
Thực tế thì chẳng có đứa trẻ nào sở hữu trong người bản chất nghịch ngợm hay khó bảo, tính cách cũng như hành động của chúng đều là do cách dạy dỗ của người lớn mà thành.
Môi trường và những tác động xung quanh có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với một đứa trẻ, chúng sẽ học theo tất cả những gì mà người lớn hành động, làm theo những thứ mà chúng được chứng kiến bằng mắt, đó hoàn toàn là những điều dễ hiểu.
Bởi vậy, thay vì nhiếc mắng, quát nạt thì cha mẹ hãy dành thời gian để xem xét lại bản thân để biết rằng mình đã thực sự là một tấm gương tốt để con noi theo hay chưa. Bên cạnh đó, kiểm điểm về bản thân với những hành động, cử chỉ và lời nói diễn ra trước mặt con trẻ, gói tất cả những thứ bất hợp lý vứt bỏ và thay vào bằng những hành động, lời nói tốt đẹp hơn.
Nói là vậy nhưng nhiều khi trẻ nghịch ngợm, khó bảo cũng là do bé mắc phải chứng tăng động giảm chú ý. Cha mẹ hãy để ý con và đánh giá mức độ nghịch ngợm của bé, nếu chỉ nghịch ngợm thì không nói làm gì, nhưng nếu phát hiện bé có dấu hiệu kém tập trung mà điều này gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống thì hãy đưa con tới gặp bác sĩ.
Chứng tăng động của trẻ không giới hạn ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên thường xuất hiện ở những trẻ nhỏ, sau đó cứ tồn tại cho tới lớn nếu không được chữa trị kịp thời.
Biết rõ nguyên nhân vì sao trẻ lại nghịch ngợm và không nghe lời bố mẹ, quý phụ huynh nên tìm hiểu những dấu hiệu của con rồi mới tiến hành tìm cách dạy trẻ nghịch ngợm nhé. Những dấu hiệu của trẻ nghịch ngợm buộc bố mẹ phải can thiệp sẽ được làm rõ ở nội dung sau đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Những đứa trẻ nghịch ngợm thường có tố chất thông minh, tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ mặc kể con muốn làm gì thì làm. Lâu dần con sẽ hình thành thói quen không nghe lời và lúc nào cũng nghĩ người khác phải phục vụ mình.
Khi thấy con có một số biểu hiện sau đây, cha mẹ cần phải khắc phục bằng cách dạy dỗ để con hiểu rằng mình phải tuân thủ theo những nguyên tắc mà bố mẹ đưa ra.
Việc mải chơi là hành động hết sức bình thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng mắc phải, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như chúng không mải chơi tới mức không nghe lời bố mẹ.
Khi nhận thấy con không có ý định chấp hành theo lời nói của mình thì cha mẹ cần phải đưa ra biện pháp khác để buộc con phải dừng cuộc chơi để chuyển qua một hành động cần thiết khác.
Bố mẹ sẽ phải áp dụng phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm nếu như con tỏ thái độ không hợp tác.
Khi trẻ quá nghịch ngợm, cha mẹ thường mắng con, thậm chí là nói những lời khó nghe và hành động mất bình tĩnh thế nhưng thay vì nghe lời thì đứa trẻ lại tỏ những thái độ không hợp tác như là cãi lời cha mẹ, vùng vằng bỏ đi nơi khác để không phải làm theo mệnh lệnh của người lớn.
Một dấu hiệu nhận biết khác để phát hiện con bạn là một đứa trẻ nghịch ngợm và khó bảo đó là từ chối thẳng thừng việc nhà khi bố mẹ yêu cầu. Lúc này cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những cách dạy trẻ nghịch ngợm để biến chúng trở nên ngoan ngoãn hơn.
Tình trạng này thường xảy ra ở những em nhỏ có độ tuổi từ 6 - 8 tuổi, trẻ rất mải chơi và không thích làm việc nhà. Nếu được yêu cầu thì một là làm chống đối, hoặc là từ chối khi trẻ không dứt được những trò mà bé đang chơi.
Vẫn biết là đứa trẻ nào cũng có sự ương ngạnh và khó bảo, song nếu như thường xuyên thấy con nổi cáu với bố mẹ, nhất là những khi không được vừa ý thì bố mẹ cũng nên xem xét lại và đưa ra những phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm hiệu quả nhất để áp dụng cho con mình nhé.
Dễ nổi cáu với cha mẹ nói riêng hoặc người lớn nói chung là hành động vô cùng xấu, nếu cứ duy trì lâu thói quen này thì lớn lên chắc chắn chúng sẽ khiến cho bạn phải phiền lòng.
Khi giao tiếp với những đứa trẻ khác, một đứa trẻ nghịch ngợm và khó bảo thường không thể nhận thức được vấn đề có đi có lại. Con sẽ không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của người khác mà chỉ chăm chú vào những thứ mình thích, đương nhiên cũng làm đủ mọi cách để đạt được nó.
Nếu thói quen tranh đồ của bạn bè duy trì lâu dần, nó sẽ ăn sâu và trở thành bản chất của con, khi ấy bạn bè sẽ xa lánh và điều này là vô cùng nghiêm trọng đấy nhé.
Khi phát hiện ở con mình có bất cứ 1 trong những biểu hiện trên đây thì cha mẹ cần tìm ngay phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm, khó bảo. Cách dạy trẻ nghịch ngợm sẽ được làm rõ ở nội dung bên dưới, hãy cùng tôi theo dõi ngay bạn nhé.
Cách dạy trẻ nghịch ngợm mà tôi chuẩn bị chia sẻ cho bạn đảm bảo nếu thực hiện theo thì hiệu quả đạt được là rất cao. Không chỉ một hoặc vài người từng trải nghiệm mà rất nhiều phụ huynh có con nhỏ nghịch ngợm, khó bảo cũng áp dụng thành công.
Vậy những cách dạy trẻ nghịch ngợm, khó bảo đó là gì?
Cách dạy trẻ nghịch ngợm hay phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm đầu tiên mà tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là hãy để con trải nghiệm những hậu quả cụ thể cho hành động sai trái của mình.
Khi phát hiện con nghịch ngợm và khó bảo, cha mẹ hãy đưa ra lời cảnh cáo về một hậu quả nhất định chẳng hạn con sẽ không được chơi chiếc xe ô tô mà con thích nếu như con không biết giữ gìn nó.
Đương nhiên, nếu chỉ nói 1 lần thì con sẽ cho lời nói đó đi vào quên lãng ngay lập tức, khi chúng lặp lại hành động đó thì bố mẹ hãy tiếp tục cảnh cáo con và theo dõi. Đến lần thứ 3, nếu trẻ còn tiếp tục thực hiện những hành vi đó thì bạn nên tịch thu chiếc xe, cất nó vào chỗ mà con không thể với tới.
Lúc này, cha mẹ sẽ không cảnh báo nữa mà sẽ hành động luôn, khoảng vài lần như vậy thì đứa trẻ sẽ hiểu ra mọi chuyện và chắc chắn sẽ nghe lời khi có yêu cầu từ bố mẹ. Bạn hãy thử ngay để nhận về kết quả mong muốn nhé.
Bạn có tin rằng ngay cả người lớn cũng cực kỳ khó khuyên bảo khi họ chưa được trải nghiệm thứ mà họ thích hay không? Nếu vậy thì việc một đứa trẻ với đầy sự tò mò trong đầu làm sao chúng có thể ngưng không hành động khi còn thích khám phá.
Khi con phạm phải sai lầm nào đó, liệu rằng đánh mắng có giúp bạn giải quyết vấn đề? Thực ra thì cha mẹ không cần phải cáu gắt làm gì, càng ngăn cấm thì con càng tò mò và muốn khám phá sự thật.
Vậy nên cách tốt nhất hãy để con tự trải nghiệm những hậu quả từ chính những hành vi của chúng gây ra, như vậy chúng sẽ không thể đổ lỗi cho ai, càng có được bài học đắt giá và sâu sắc không thể quên.
Nếu con bạn là một đứa trẻ cực kỳ khó bảo, ương bướng thì hãy áp dụng cách này để giúp con trở thành người tốt nhé.
Có không ít nghiên cứu khoa học chỉ rằng rằng dạy con bằng đòn roi không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà còn làm đứa trẻ ảnh hưởng về mặt tinh thần.
Thậm chí, nếu dùng đòn roi trong phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm thì chỉ làm con càng trở nên khó bảo và cố chấp. Chúng sẽ có phản ứng bốc đồng mang tính chất chống đối.
Bởi vậy với những đứa trẻ quá nghịch ngợm thì cha mẹ chỉ nên khuyên bảo nhẹ nhàng, nếu có sai lầm thì cũng nhắc nhở nhẹ nhàng để con tự hiểu ra những hành vi sai trái của mình.
Tuyệt đối không mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc la hét với trẻ vì điều đó chỉ khiến vấn đề tồi tệ hơn.
Không biết có giúp con hết nghịch ngợm hay không nhưng trước mắt con bạn sẽ học được tính cách cáu gắt này của bố mẹ, sau đó bắt chước theo thì thật là không ổn.
Nhiều bố mẹ có chuyện bực tức ở bên ngoài xong sau đó về nhà lại trút giận lên trẻ, điều đó vô tình làm ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và tổn thương tới tinh thần của con.
Nhu cầu được nói, bộc lộ cảm xúc tồn tại ở bất cứ ai, trong đó có cả những đứa trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con nói ra cảm xúc và những suy nghĩ của mình vì điều đó là thực sự cần thiết.
Khi con được bộc lộ cảm xúc của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, cũng nhờ vậy mà trẻ học được cách lắng nghe và chia sẻ với người khác. Chắc chắn bố mẹ cũng đang mong muốn con có được tính cách này đúng không? Vậy thì đừng quên để phương pháp này vào danh sách những cách dạy trẻ nghịch ngợm của mình nhé.
Với vai trò là một cô giáo, đối tượng học sinh của bạn là trẻ mầm non, trẻ em tiểu học hay cấp 2 thì chắc chắn bạn sẽ phải đương đầu với sự nghịch ngợm của chúng. Vậy thì ngoài những phương pháp dạy trẻ lười học ra, bạn cần cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm gia sư cho trẻ nghịch ngợm, khó bảo để áp dụng với học sinh của mình nhé.
Dau đây là một số phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm đồng thời cũng là kinh nghiệm gia sư cho trẻ nghịch ngợm, khó bảo dành cho những giáo viên nào cần. Cùng theo dõi ngay bạn nhé:
Bạn phải nghiêm khắc ngay từ những buổi đầu bắt đầu dạy sau khi đánh giá thấy học sinh lười học, nghịch ngợm. Mỗi bài học, bạn nên giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh hoàn thành nếu không làm bài sẽ bị phạt theo quy định. Điều này giúp các em sợ hơn và dần hình thành thói quen trách nhiệm với việc học.
Để tạo được sự nghiêm khắc, bạn nên thảo luận với phụ huynh về hình phạt cụ thể sẽ áp dụng để phụ huynh biết, không hiểu lầm. Bởi nhiều phụ huynh thương con, không thích thấy con bị phạt từ đó mà sẽ có thành kiến không tốt về gia sư.
Tuy nhiên việc làm này còn cần xét đến chuyển biến sau khi áp dụng bởi không phải đứa trẻ nào cũng sẽ bị khuất phục bởi sự hà khắc. Đôi khi sự hà khắc sẽ phản tác dụng đối với những đứa trẻ cứng đầu và đã quen với sự chiều chuộng của gia đình.
Bạn có thể nghiệm khắc trước để đưa giờ học vào khuôn khổ và tiếp tục chúng nếu việc này có hiệu quả. Tránh bắt đầu ngay bằng sự mềm mỏng bởi những đứa trẻ đã quen với sự nuông chiều sẽ biết dựa vào sự mềm mỏng ban đầu để lấn át cái uy về sau của bạn. Nếu hành động cứng rắn không thành hãy trở về với hình tượng giáo viên tâm lý và thân thiện.
Một gia sư thông minh sẽ biết cách trèo lái hình tượng tốt và xây dựng lại niềm tin đối với học sinh. Sau khi phương án hà khắc thất bại hãy đưa giờ học trở lại với bầu không khí thoải máu và dành một chút thời gian để giao lưu tạo cái nhìn thiện cảm trở lại với học sinh. Những bài tập chất đống do lười biếng và dựa dẫm hãy cùng bắt đầu lại bằng cách thêm những câu chuyện hấp dẫn và phần thưởng cho thái độ tích cực vào giờ học. Những hình phạt trước đó hãy thay bằng những lời khen những món quà để khơi dậy cảm hứng học tập cho học sinh.
Đối với những trẻ nghịch ngợm, khó bảo, ỷ lại thì tất cả những tích cách đó đã ăn sâu và hình thành phản xạ rất khó để thay đổi. Vì vậy khó khăn mà gia sư phải vượt qua chính là hình thành thói quen mới tích cực để dần thay thế những thói xấu lâu ngày của trẻ. Muốn thay đổi điều đó một gia sư cần phải biết nắm bắt tâm lý và lắng nghe trẻ mới có thể tìm ra mấu chốt để giải quyết vấn đề. Xem đâu là căn nguyên của sự ỷ lại và thiếu nghe lời mới có thể giải quyết triệt để thực tại và tìm ra phương án cải thiện tính cách cho trẻ.
Biết đứa trẻ muốn gì, kỳ vọng điều gì, ước mơ điều gì và đồng hành cùng trẻ trên con đường xây dựng giấc mơ là cách nhanh nhất để có được lòng tin và gây dựng tiếng nói trở nên có giá trị với trẻ.
Bắt đầu bằng việc lắng nghe sở thích của trẻ để đưa những điều trẻ yêu thích kết hợp vào trong bài giảng để trẻ chú ý lắng nghe, không còn pha trò nghịch ngợm thiếu tập trung trong giờ học nữa.
Gây dựng lòng tin chính là xây dựng hình tượng là chỗ đứng trong lòng một đứa trẻ. Có được sự tín nhiệm sẽ giúp lời nói của bạn có trọng lượng với chúng như vậy một đứa trẻ ngỗ ngược cũng sẽ bắt đầu học cách nghe lời.
Mặc dù việc này thật sự rất tốn thời gian và công sức tuy nhiên khuất phục được những học sinh khó tính nhất không chỉ giúp bạn vượt lên chính mình mà còn tạo nên hiệu ứng tốt giúp phụ huynh tin tưởng và sẽ giới thiệu bạn với những người quen có nhu cầu tìm kiếm gia sư. Không gì bằng một gia sư tâm lý thấu hiểu và có thể khiến học sinh nghe lời, tất cả những điều đó chắc chắn sẽ giúp gia sư cải thiện tốt năng lực của học trò.
Nếu bạn nhận dạy kèm một học trò lười học, nghịch ngợm và ỷ lại cần đưa ra những yêu cầu ngay từ đầu về thái độ học, thời gian học, nhiệm vụ hoàn thành bài tập về nhà mà học sinh phải thực hiện. Nếu không làm, học sinh sẽ bị xử phạt theo quy định. Quy định cần đưa ra và thống nhất với gia đình ngày từ đầu nếu học sinh vi phạm sẽ tuân thủ hình phạt.
Để quy định có hiệu lực tốt với học trò, bạn cần tỏ rõ thái độ nghiêm túc, không vừa nói vừa cười khiến bọn trẻ nhờn không thực hiện. Học sinh càng tuân thủ quy định bao nhiêu, việc dạy của bạn càng thuận lợi và nhàn nhã hơn.
Song hành cùng sự mềm mỏng trong phương pháp dạy thì kỷ cương cũng là điều cần thiết để phân biệt rạch ròi ranh giới giữa thầy và trò để ngoài việc trở nên hứng thú với học tập thì mỗi học sinh cần có trách nhiệm với sự nghiệp học tập của mình. Đó cũng là điều mà một gia sư nên làm nếu muốn học sinh của mình từ bỏ thói ỷ lại và lười học. Nếu bạn không thể giúp trẻ ý thức được việc học quan trọng như thế nào, trẻ sẽ không xây dựng được tính tự giác và như vậy những thói xấu sẽ nhanh chóng quay trở lại và công sức bạn gây dựng hình tượng và tạo động lực cho trẻ coi như đổ bể.
Khi gây dựng được lòng tin ở trẻ việc đưa luật lệ vào trong giờ học sẽ không còn trở nên khó khăn. Trẻ sẽ dần làm quen với những quy định này học cách chấp nhận chúng với thái độ tích cực sau khi được bạn uốn nắn dần. Kỷ luật không chỉ giúp trẻ xây dựng nhân cách tốt hơn mà còn để tránh những thói xấu quay trở lại. Kỷ luật ngay từ những buổi đầu tiên có thể sẽ khó với những học trò đặc biệt này nhưng nếu không gặp phải rắc rối khi siết chặt quy định của buổi học từ những ngày đầu tiên trẻ sẽ nghiêm túc hơn với việc học.
Vì học sinh còn đang độ tuổi tới trường hiếu động, nghịch ngợm có thể chưa có ý thức học tập tốt, chưa thành nề nếp nên bạn nên dạy với thái độ kiên nhẫn để giúp học trò học tập tiến bộ. Cụ thể khi học trò vi phạm nội quy, bạn hãy nhắc nhở nhẹ nhàng đồng thời giải thích cho em hiểu đã làm sai việc gì, nói bố mẹ vất vả nuôi em ăn học như thế nào và việc lười học sẽ dẫn tới tương lai của các em ra sao.
Ngược lại nếu bạn mất bình tĩnh khi trẻ nghịch ngợm, lười học mà dọa nạt, la mắng đôi khi khiến học sinh, nhất là những em học cấp 1 được bố mẹ yêu chiều sẽ phản ứng lại, ngày càng không chịu hợp tác với bạn trong việc học. Vì vậy, khi làm gia sư, bạn cần có nhiệt huyết, yêu công việc dạy dỗ, yêu trẻ cùng sự kiên trì để dạy kèm tốt hơn.
Đó là lý do vì sao nếu việc cứng rắn bước đầu không hiệu quả bạn cần mềm mỏng trở lại ngay. Tuyệt đối không được để sự nóng giận kiểm soát bản thân, bạn tự kiềm chế được mình thì cũng sẽ nghĩ ra được cách để kìm hãm sự nghịch ngợm của bọn trẻ. Đối với nghiệp gia sư đức tính quan trọng nhất có lẽ là sự kiên trì bền bỉ bởi nhiệm vụ của gia sư là dạy dỗ và nếu đối tượng lại là những đứa trẻ nghịch ngợm thì lại càng phải nhẫn nhịn nếu không một phút nóng giận có thể sẽ khiến bạn mất việc.
Dù sao trẻ nhỏ vẫn là những tâm hồn non nớt chưa hoàn thiện và cần sự chỉ bảo uốn nắn từ từ vậy nên nếu có thể hãy dùng sự bao dung để nhắc nhở bản thân luôn tận tâm với những đứa trẻ nghịch ngợm khó bảo. Bạn có thể không phải là một giáo viên có bằng cấp sư phạm nhưng đã làm nghề dạy học thì bạn cũng là một người thầy và phải có trách nhiệm với học trò dù đó có là đứa không nghe lời.
Thông thường khi bạn tới nhận dạy học sẽ được phụ huynh nói sơ qua về tình hình học tập, tính tình của con cái để gia sư nắm được có cách dạy phù hợp với em. Và trong quá trình dạy gia sư, bạn gặp phải học sinh nghịch ngợm với nhiều chiêu trò, lười biếng, ỷ lại đôi khi khiến bạn trở tay không kịp. Nếu bạn đã kiên nhẫn, động viên nhiều lần theo các gợi ý ở trên mà học sinh vẫn vi phạm, có vẻ nhờn không nghe lời. Điều này sẽ đến thái độ lười học, học không nghiêm túc.
Đây là lúc bạn cần có buổi nói chuyện trực tiếp với phụ huynh để có giải pháp và tìm ra nguyên nhân. Gia sư hay giáo viên hãy trao đổi thay vì phàn nàn về học sinh trong mỗi buổi học. Bởi lẽ phụ huynh là người biết rõ điều đó cho nên mới tìm một gia sư để giúp con họ khắc phục hiệu quả.
Phàn nàn sẽ không giải quyết được vấn đề, thay vào đó bạn hãy thẳng thắn trao đổi để phân tích nguyên nhân và có phương án giải quyết cụ thể và phù hợp nhất. Vì nhiệm vụ gia sư của bạn là giúp học sinh tiến bộ nhưng cũng cần có sự hỗ trợ của phụ huynh.
Lúc đó, cả gia sư và gia đình cần phối hợp với nhau đưa ra cách giải quyết phù hợp có thể giúp học sinh nhận ra lỗi và yêu thích việc học hơn.
Hy vọng những phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm được chia sẻ ở bài viết vừa rồi sẽ hữu ích tới bạn. Đừng chỉ chú tâm vào những phương pháp dạy trẻ lười học mà bỏ quên những cách dạy trẻ nghịch ngợm hiệu quả nhé. Chúc cha mẹ và giáo viên sớm thành công trong công cuộc dạy trẻ này.
Nếu con bạn không phải những đứa trẻ nghịch ngợm, khó bảo thì xin chúc mừng cha mẹ, tuy nhiên để con trở thành người thông minh và hoàn hảo hơn nữa thì bố mẹ cần phải dạy trẻ cả kỹ năng sống. Những cách dạy trẻ kỹ năng sống ở bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết, cập nhật ngay bạn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ