close
cách
cách cách cách cách cách

Những bí quyết hữu ích nhất khi phỏng vấn xin việc trái ngành

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phỏng vấn xin việc trái ngành ư? Đừng quá lo lắng. Bạn vẫn có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách xuất sắc bằng những bí quyết sau đây. Theo dõi bài viết của Vieclam123.vn ngay nhé.

1. Khó khăn khi phỏng vấn xin việc trái ngành

Vượt qua vòng phỏng vấn đã khó, vượt qua vòng phỏng vấn xin việc trái ngành đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường càng khó khăn hơn. Đặc biệt là khi sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng lớn, hàng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Vậy những khó khăn cụ thể mà ứng viên gặp phải khi đi phỏng vấn xin việc trái ngành là gì?

1.1. Trình độ chuyên môn

Những sinh viên học đúng chuyên ngành đã có ít nhất từ 4-5 năm được đào tạo tại ngôi trường Đại học. Trong khi ứng viên xin việc trái ngành lại không được đào tạo bài bản cũng như không có trình độ chuyên môn chuyên sâu.

Vậy lí do nào có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn? 

Thực tế, có rất nhiều công việc yêu cầu trình độ, bằng cấp của ứng viên rất khắt khe, ví dụ như ngành công nghệ thông tin, hóa sinh, cơ khí, kỹ thuật, xây dựng....Nếu như không tốt nghiệp những chuyên ngành này hoặc những chuyên ngành có liên quan thì ứng viên rất khó để khiến nhà tuyển dụng “để mắt” tới mình ngay từ vòng duyệt hồ sơ.

phỏng vấn xin việc trái ngành

Khó khăn khi phỏng vấn xin việc trái ngành

1.2. Kỹ năng, kinh nghiệm làm việc

Thông thường, ngay trong thời gian đi học Đại học, những bạn sinh viên có định hướng gắn bó với ngành, nghề đã có những công việc part-time, full-time để học hỏi thêm kinh nghiệm. Điều này khiến cho CV trái ngành của các bạn trở nên “đẹp hơn” trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngược lại, những bạn đi xin việc trái ngành lại có ít kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hơn, vì vậy cũng sẽ tương đối khó để có thể cạnh tranh đối với những bạn xin việc đúng chuyên ngành. 

Tuy nhiên, cũng đừng nên nản lòng vì những lí do trên đây. Bởi có những ngành nghề không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm mà tập trung chủ yếu vào thái độ, tinh thần học hỏi của ứng viên. Đây đều là những công việc có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng nguồn lao động nên cơ hội đối với sinh viên xin việc trái ngành rất rộng mở.

2. Phỏng vấn xin việc trái ngành cần lưu ý những gì để chinh phục nhà tuyển dụng?

Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường xin việc làm trái ngành không phải là hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tìm hiểu một số lưu ý dưới đây khi đi xin việc trái ngành để chinh phục nhà tuyển dụng là vô cùng cần thiết.

2.1. Tìm hiểu kỹ về vị trí ứng tuyển

Ứng viên cần biết được vị trí ứng tuyển cụ thể là gì, yêu cầu công việc ra sao để chắc chắn mình có thể làm được công việc này và chứng tỏ được với nhà tuyển dụng mình có đủ những kỹ năng phù hợp. 

Nếu chỉ thấy công việc “hay hay” mà không biết mình cần phải làm gì, có phù hợp hay không thì chắc chắn bạn sẽ bị loại ngay từ vòng nộp hồ sơ đấy. Sau khi chắc chắn mình có thể làm được thì hãy mạnh dạn ứng tuyển và bắt đầu đi tìm kiếm bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc trái ngành nhé.

phỏng vấn xin việc trái ngành

Phỏng vấn xin việc trái ngành

2.2. Tập trung vào kỹ năng thay vì nhấn mạnh những thiếu sót về trình độ

Trình bày về ngành học, điểm tổng kết là điều cần thiết để nhà tuyển dụng biết bạn “xuất thân” từ ngành nào. Nhưng ngành đó lại không liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển? Đừng quá lo lắng, mà hãy thể hiện những kỹ năng, kiến thức khác mình học được trong quá trình học Đại học.

Ví dụ như bạn ứng tuyển công việc Marketing trong khi bạn theo học ngành Du lịch. Hãy kể thêm về những trải nghiệm của bạn trong quá trình học Đại học, từng đi du lịch nhiều nơi, tìm hiểu về nhiều điểm đến, biết được những cách xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp để thu hút khách du lịch. Hơn nữa, bạn còn được học thêm về kỹ năng tạo video, sáng tạo nội dung hấp dẫn trong khi thực hiện các dự án Du lịch.

Chốt lại, cái cốt nhất là bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những kỹ năng có thể rất hữu ích khi làm việc tại vị trí nhân viên marketing như: tư duy sáng tạo, khả năng sáng tạo nội dung, quay dựng video clip, am hiểu về chiến lược marketing du lịch,...

2.3. Thể hiện thái độ ham học hỏi

Việc thiết sót về trình độ chuyên môn chính là điểm yếu lớn nhất của bạn. Đừng ngần ngại thừa nhận những thiếu sót đó. Nhưng đồng thời, bạn cần thể hiện thái độ ham học hỏi, sẵn sàng dấn thân và cống hiến trong một lĩnh vực hoàn toàn mới. 

Nhiều công việc cũng cần đào tạo lại ứng viên từ đầu kể cả người đó có học đúng chuyên ngành hay không. Bởi vậy, tinh thần ham học hỏi chính là điểm cộng của bạn. 

phỏng vấn xin việc trái ngành

Phỏng vấn xin việc trái ngành

3. Trả lời câu hỏi tại sao xin việc trái ngành từ nhà tuyển dụng

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn thường gặp thì có một câu hỏi mà ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc trái ngành thường được hỏi bởi nhà tuyển dụng: “Tại sao lại xin việc trái ngành?”

Để không bị bối rối trước nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị cho mình một vài lí do “rất hợp lí” sau đây nhé.

3.1. Tìm được niềm yêu thích thực sự sau khi tốt nghiệp

Đây hoàn toàn không phải trường hợp hiếm gặp. Rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn chưa biết chính xác bản thân thực sự muốn gì. Nhiều học sinh chọn ngành học chỉ vì do bố mẹ, do lời khuyên từ anh chị em. Cho đến khi lên Đại học các bạn mới biết mình yêu thích điều gì, có sở trường nào và muốn gắn bó với công việc ra sao.

Ứng viên có thể lấy lí do này để trả lời nhà tuyển dụng. Đồng thời nhấn mạnh về những điều mình đã cố gắng học hỏi, trau dồi để có thể làm được công việc trái ngành này.

Ví dụ như bạn học quản trị kinh doanh nhưng lại muốn xin làm nhân viên content marketing. Bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng câu hỏi “tại sao xin việc trái ngành” như sau:

“Em theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh nhưng lại cảm thấy bản thân là người có tính cách hướng nội, không phù hợp với công việc kinh doanh, thường xuyên phải gặp gỡ với đối tác, khách hàng. Em yêu thích công việc viết lách và cũng thấy mình có sở trường trong việc sáng tạo nội dung thu hút, hấp dẫn. Vì vậy, trong thời gian học Đại học, em đã làm cộng tác viên cho rất nhiều tờ báo, công ty và đóng góp những bài viết chất lượng. Bản thân em mong muốn có thể gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai.”

phỏng vấn xin việc trái ngành

Trả lời câu hỏi tại sao xin việc trái ngành từ nhà tuyển dụng

3.2. Muốn thử sức ở một lĩnh vực mới

Sinh viên mới ra trường đều là những bạn trẻ “hừng hực” tinh thần chiến đấu. Tuổi trẻ cho phép các bạn được thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm ra con đường đi thích hợp nhất cho chính mình. 

Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có kỹ năng thích nghi tốt, khả năng học hỏi và xử lí vấn đề nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, hòa đồng, cởi mở, sẵn sàng cống hiến và gắn bó cho vị trí công việc mới.

4. 2 điều tuyệt đối nên tránh khi phỏng vấn xin việc trái ngành

Dù là xin việc trái ngành hay đúng chuyên ngành thì mục đích của bạn vẫn là có một công việc để làm, có một ước mơ để theo đuổi và có một định hướng nhất định. Vì vậy, đừng để lỡ mất cơ hội của mình chỉ vì những lí do sau đây:

4.1. Tránh đưa ra lí do khiếm nhã

Bạn sẽ trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi “tại sao bạn xin việc trái ngành?”. Nếu bạn trả lời thẳng thừng: “Do không tìm được công việc đúng chuyên ngành phù hợp nên mới phải tìm công việc này”, “Do công việc có vẻ dễ nên em nghĩ mình có thể làm được”,...thì xin “chúc mừng” vì bạn chắc chắn sẽ không cần nỗ lực tiếp đâu vì nhà tuyển dụng dù gì cũng sẽ không lựa chọn bạn.

4.2. Tránh trả lời “không biết”

Dù là biết bạn đang xin việc trái ngành nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đặt câu hỏi có liên quan đến chuyên môn để kiểm tra trình độ cũng như mức độ quan tâm của ứng viên về ngành này.

Khi đó, đừng dại dột mà trả lời “tôi không biết”, “em không rõ”,...Chắc chắn bạn cũng phải có sự chuẩn bị nhất định trước khi quyết định xin việc vào vị trí này rồi chứ? Hãy cố gắng trả lời bằng những hiểu biết cơ bản của bạn. Dù không được chuyên sâu như những bạn được đào tạo bài bản nhưng ít nhất thì bạn cũng đã cố gắng trả lời hết mình rồi. 

Dù làm bất cứ công việc nào đi chăng nữa, sự cố gắng của bạn nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng. Đừng ngại nộp CV xin việc và tham gia những buổi phỏng vấn xin việc trái ngành. Biết đâu bạn lại chọn lựa được công việc thực sự phù hợp với sở thích và đam mê của mình.

Vieclam123.vn qua bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.