close
cách
cách cách cách

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chức phán sự đền Tản Viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Văn học Việt Nam là một món ăn tinh thần, là một giá trị văn hóa truyền thống và một nền nghệ thuật hết sức độc đáo, những triết lý chúng ta được học bắt nguồn từ văn học, được đúc kết  nhiều năm qua các tác phẩm văn học.  Việt Nam chúng ta có rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm của mình để lại nhiều tiếng vang cho thế hệ sau. Trong những nhà thơ, nhà văn đó có một nhà văn nổi tiếng với một tác phẩm duy nhất của mình mà đã để lại bao nhiêu là giá trị cuộc sống trong tác phẩm của mình đó là truyện “ Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ. Truyện này gồm 20 câu chuyện, một trong các câu chuyện được ông viết ra có một vị anh hùng có tên là Ngô Tử Văn nằm trong chuyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, tác phẩm này có những tình tiết rất li kỳ lôi cuốn người đọc và để lại nhiều bài học về cuộc sống. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu về nhân vật này để thấy rõ hơn về nhân vật để có thể lấy đó làm kiến thức để phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

 

Ngô Tử Văn, chuyện chiếc phán xự đền Tản Viên

1. Tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chức phán sự đền Tản Viên”

1.1. Tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thể kỷ XVI, không một ai biết rõ năm sinh, năm mất của ông.

- Nguyên quán: Ông ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện, tình Hải Dương.

- Xuất thân : Ông là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu và còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh ra trong một nhà khoa bảng

- Ông từng đi thi và đỗ làm quan, sau một thời gian ông đã lui về ẩn dật

1.2. Tác phẩm “ Chức phán sự đền Tản Viên”

- Tác phẩm “ Chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 truyện của “ Truyền Kì Mạn Lục”

 - Thể loại của tác phẩm là truyền kỳ, đây là một thể loại văn xuôi tự sư thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đường.

- Được viết bằng chữ Hán

- Giá trị nội dung của truyện Truyền Kỳ Mạn Lục chính là giá trị của tác phẩm Chức phán sự đền Tản Viên

+/ Chuyện ông viết ra là một lời phê phán hiện thực

+/ Mỗi câu chuyện ông viết đều cảm thông, bênh vực cho những con người có số phận bị thảm, nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc lữa đôi

+/ Trong tác phẩm của Ông luôn thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa đất nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung

+/ Truyện của Ông khẳng định quan điểm sống “ lánh đục về trong” của lớp tri thức ẩn dật đương thời

- Bố cục tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Gồm 3 phần:

+/ Phần 1: Giới thiệu hành động của nhân viên Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền của anh

+/ Phần 2: Hành động kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tàn của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác

+/ Phần 3: Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đề Tản Văn và lời bình của tác giả

2. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chức phán sự đền Tản Viên”

2.1. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

- Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn

- Quê quán: huyện Yên Dũng, Lạng Giang

- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy chuyện bất bình sẽ không bỏ qua

2.2. Diễn biến hành động của Ngô Tử Văn

- Nguyên nhân đốt đền:  Ngô Tử Văn tức giận trước sự tác oai, tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ, muốn trừ hại cho dân mang lại cuộc sống yên bình.

- Trước khi đốt đền:  Ngô Tử Văn đã hành động là tắm rửa sạch sẽ, khấn trời

+/ Lấy lòng trong sạch, muốn bảo vệ sự bình yên cho người dân

+/ Lấy lòng trong sạch, sự chân thành, mong muốn được trời chia sẻ

=> Hành động này chứng minh sự chính nghĩa của Ngô Tử Văn

Ý nghĩa: Thể hiện tính cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo và thể hiện tinh thần dân tộc, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt

- Sau khi đốt đền:  Ngô Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét

+/ Khi Ngô Tử Văn đang trong tình trạng trên thì có một  người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm lại đến

+/ Còn một người khác tới nữa là ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi câu chuyện. Đây chính là nhân vật thổ Công, ông rất tán thành hành động này của Ngô Tử Văn

- Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc

Khi gặp được người đốt đền là Ngô Tử Văn hắn đã trách mắng, đòi trả đền và đe dọa anh, nhưng anh mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên không quan tâm tới lời đe dọa đó. Đây thể hiện thái độ điềm nhiên không sợ trước những lời đe dọa của hung thần

- Cuộc gặp gỡ với Thổ Công

 Khi gặp được Ngô Tử Văn, thổ công tỏ lời mừng với anh và kể lại chuyện bị hồn ma tướng giặc hãm hại, sau đó căn dặn Ngô Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên hồn ma tướng giặc kia và cách đối chất với Diêm Vương dưới âm phủ. Những lời này của Thổ Công làm Ngô Tử Văn kinh ngạc sau đó Ngô Tử Văn đã hỏi Thổ Công “ Hắn có thực sự là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không”

 Trong đoạn này: 

+/ Thổ công vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng

+/ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, rất dũng cảm, nhiệt tình, không sợ gian nan, không sợ trước gian tà

 Sử dụng các chi tiết gặp gỡ giữa người và mà, người và thần, thể giới thực và ảo làm cho câu chuyện thêm phần ly kỳ hấp dẫn

Nhận xét chung về phân đoạn này của chuyện cũng như nhân vật Ngô Tử Văn:  Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ, kết hợp với các yếu tố kỳ ảo làm khắc rõ nét nhân vật Ngô Tử Văn, nhân vật Ngô Tử Văn là một người cương trực, dũng cảm, yêu chính nghĩa, kiên cường, giàu tinh thần dân tộc, bản lĩnh, sáng suốt, quyết tâm chống lại cái ác.

2.3. Diễn biến Ngô Tử Văn bị bắt và bị dẫn xuống Minh Ti

- Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ: Với xung quanh cảnh dưới âm phủ màu đen, đỏ chập chờn làm người đọc cảm thấy rùng rợn, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất kỳ ảo, hoang đường tạo nên một quang cảnh âm ty thật là đáng sợ, tuy nhiên Ngô Tử Văn không hề sợ hãi anh rất gan dạ khảng khái, quyết liệt kêu oan.

- Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ: Ngô Tử Văn khi bị đưa xuống địa phủ là do hồn ma Bách hộ họ Thôi kiện anh về tội đốt đền

Ngô Tử Văn dưới âm ty, chuyện chiếc phán sự đền Tản Viên

Diễn biến câu chuyện này được chia thành 3 giai đoạn:

 - Giai đoạn 1: Hồn ma tên tướng giặc tố cáo Ngô Tử Văn với Diêm Vương, sau khi nghe tên tướng tố thì Diêm Vương đã nghe lời và trách mắng Ngô Tử Văn. Tuy nhiên Ngô Tử Văn vẫn tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương cho là mình không sai, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà

- Giai đoạn 2: Trong lúc tranh cãi với Ngô Tử Văn, vì lo sợ không có bằng chứng nên đã tỏ đạo đức giả giảm án cho Tử Văn, còn Ngô Tử Văn xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực và Diêm Vương nghi ngờ, cho người tới chứng thực và giúp Ngô Tử Văn thắng kiện.

- Giai đoạn 3: Kết quả Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền tản viên

Nhận xét chung về nhân vật Ngô Tử Văn trong diễn biến này

+/ Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử Văn chứng tỏ rằng anh là một người không hề nhụt chí, rui rẩy, hay khiếp sợ trước các quang cảnh ma quỷ.  Anh chiến đấu vì lẽ phải vì công lý điều này rất đáng được trân trọng

+/ Ngô Tử Văn thắng kiện chứng tỏ cái thiện luôn chiến thắng cái ác, nó như một bài học hướng mọi người làm việc lương thiện và không được bỏ cuộc.  Tên giặc gian ác đó đã bị trừng trị thích đáng, dân gian được bình an, Thổ Công được trả lại đền

2.4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự

Bằng sự chính trực và lòng dũng cảm, luôn phấn đấu và cương quyết đấu tranh cho chính nghĩa cuối cùng anh cũng được hồi đáp và nhận được chức phán sự

 ý nghĩa của đoạn cuối:

+/ Giải trừ được tai họa, đem lại an toàn cho dân

+/ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh dự cho Thổ thần

+/ Niềm tin vào công lý cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

3. Phần tổng kết

- Nội dung

+/ Đề cao tinh thần  khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một đại biểu của nền tri thức nước Việt

+/ Niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà

- Nghệ thuật:

+/ Tác giả đã sử dụng dày đặc yếu tố truyền kỳ

+/ Cách xây dựng cốt truyện đầy kịch tính, kết cấu chặt chẽ

+/ Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết giàu tính chất kịch tính

+/ Cách kể chuyện, miêu tả sinh động và hấp dẫn

4. Dàn ý: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

4.1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

- Nêu về tác phẩm, tác giả( ngắn gọn)

- Trong truyện nói về nhân vật gì và nội dung gì ?( tóm tắt chung)

- Nhân vật này để lại ấn tượng sâu sắc gì cho người đọc và nhân vật này tiêu biểu cho hình tượng văn học nào?

4.2. Thân bài: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

-  Lời giới thiệu của tác giả về Tử Văn

Nhân vật Ngô Tử Văn tên thật là Soạn

Tính cách:  rất nóng nảy và cương trực

Tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học để làm nổi bật lên hình ảnh nhân vật

-  Ngô Tử Văn đốt đền:

Nguyên nhân đốt đền:  Ngô Tử Văn muốn giúp dân, diệt trừ hồn ma tướng giặc

Hành động đốt đền xuất phát từ một mục đích rõ ràng và Ngô Tử Văn tin vào hành động của mình là chính nghĩa

Tính cách quyết liệt, cương trực của Tử Văn

-  Ngô Tử Văn sau khi đốt đền:

Hành động của Tử Văn sau khi đốt đền cho thấy Tử Văn rất cương trực, quyết liệt

Kết quả anh là một nhân vật anh hùng

4.3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tử Văn

+/ Nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật anh hùng, dũng cảm có tính cách trung trực và quyết liệt, ra sức trừ tà giúp dân

+/ Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

5. Bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn tham khảo

5.1 Bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn số 1

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “ Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” , bởi vậy mà hình tượng nhân vật mang hình ảnh tri thức, chính trực luôn được yêu mến trong tất cả tác phẩm lúc bấy giờ. Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn, nhà thơ như vậy, ông đã sử dụng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác  phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một trong những chuyện tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục của ông để phê phán hiện thực xã hội xưa và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của ông. Trong tác phẩm” Chuyện chiếc phán sự đền Tản Viên” chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật, chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng và hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

 Khi mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật có tính cách nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, rất khẳng khái bởi vậy mà câu chuyện từ đó mà bắt đầu.

Như trong chuyện kể là vào cuối đời Hồ có một tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi, tên này chết gần đền Thổ Thần nên đã cướp đề của ông để trú ngụ, ở đây hắn  không chịu phù hộ người dân còn tác oai tác quái làm hại người dân, thấy được sự ngông cuồng của tên hồn ma đó, Ngô Tử Văn đã rất tức giận, từ đó, cuộc chiến bắt đầu có sự gay go khốc liệt và lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng đã thực hiện hành động “ đốt đền” chính hành động này của Tử Văn đã giúp nhân dân thoát khỏi  sự tác oai tác quái của tên hồn ma đó. Đây là một hành động mà không phải ai cũng giám làm, bởi đền miếu luôn là những nơi linh thiêng, là nơi của sự tín ngưỡng, nếu ai chưa hiểu câu chuyện nhìn vào người ta sẽ đánh giá đây là một hành động thiếu suy nghĩ, bồng bột của một kẻ sĩ trong cơn nóng giận, tuy nhiên tác giả đã tạo cho người đọc biết được, chàng là một người có tri thức nên hiểu được sự linh thiêng của trời đất, do đó Ngô Tử Văn  đã "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền", do đó đây không phải là một sự liều lĩnh mà đây là sự chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đòi lại ngôi đền cho Thổ Công. Khi đối đầu một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác ban đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình, sự khẳng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" ,chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm,  trước lời đe dọa của tướng giặc đây không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay và điều này sẽ được thần linh phù hộ. Thổ Công đã giúp càng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được sau đó sẽ còn gặp nhiều khó khăn đang chờ chàng và đã mách cho chàng kế tiếp nên làm như thế nào để chàng có thể thuận lợi vượt qua chông gai này. Bên cách đó, khi nghe xong hết mọi chuyện từ Thổ Công, Ngô Tử Văn đã hỏi Thổ Công rằng: Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không? , đây là một cách tìm hiểu địch, người xưa khi đánh trận thường có câu: “ Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. 

Trong cuộc chiến đấu, Ngô Tử Văn dưới sự trợ giúp của Thổ Công và nghe Thổ Công kể lại chuyện thì thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương, là một người chính trực nên Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh khi đối mặt với vụ kiện đốt đền.Tại âm tỳ địa phủ, khi hồn ma tướng giặc họ Thôi kiện Tử Văn, chỉ nghe một bên nguyên can là tên hồn ma tướng giặc đó, Diêm Vương vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ mà không tin tưởng Tử Văn  còn quát mắng chàng, không tin tưởng người chính trực bênh vực hồn ma. Tuy đối diện với những lời trách mắng của Diêm Vương , đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách, chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào" và chàng đã yêu cầu đích thân Diêm Vương đến đền để xác minh và cuối cùng chính trực đã chiến thắng cái tà.

Những hành động trượng nghĩa của chàng đã nói là hết  tính cách của Ngô Tử Văn, chàng là một người bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá, chàng luôn chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, sự thông minh của chàng cứ từng bước giúp chàng đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên hồn ma tướng giặc gian manh xảo trá.

Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định được chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái tà và thể hiện được tinh thần dân tộc, kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cội "truyền thống nhân đạo và yêu nước" của dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.  Đọc xong tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc một bài học quá sâu sắc trong cuộc sống, hãy luôn tin vào chính bản thân, tin vào sự chính trực của mình để có thể giúp cho xã hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

5.2 Bài văn mẫu phân tích nhân vật Ngô Tử Văn số 2

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng vào khoảng thế kỉ XVI, ông đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam tác phẩm để đời “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán theo thể tản văn xen lần biền văn và thơ ca. Bên cạnh “Chuyện người con gái Nam Xương” vốn rất nổi tiếng, tác phẩm được nhiều người đọc đón nhận cũng không kém chính là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Truyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một ngưởi khảng khái, chính trực, dũng cảm, có tinh thần vì dân trừ hại. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn đề cao tinh thần trượng nghĩa, đồng thời cũng bày tỏ khát vọng về công lí, khuyên răn con người sống và hành động hợp với lẽ phải, không làm điều ác, bênh vực cái thiện.

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng bởi sự khảng khái, yêu thích chính nghĩa và luôn tỏ thái độ bất bình với những việc trái với đạo lí, lẽ phải. Chính bởi tính tình này mà Ngô Tử Văn không thể làm ngơ trước cảnh một tên tướng bại trận sau khi thành ma đã tác oai tác quái làm hại dân lành. Chàng quyết định đốt đền của hắn để thay dân trừ hại. Hành động của chàng được thổ công bênh vực và đã chỉ cách để trình bày sự việc với Diêm Vương. Sự việc sáng tỏ, Ngô Tử Văn sống lại và được phong chức làm chức phán sự đền Tản Viên, chuyên phán xử để đòi lại công bằng, sự thật cho người dân hiền lành vô tội.

Truyện được đưa vào một thế giới thần kì, huyền ảo, vừa là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ vừa khiến người đọc bị mê hoặc vào thế giới của truyện, từ đó suy ngẫm để rút ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Càng đi sâu vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc sẽ càng thấy được niềm tin vào chính nghĩa, tinh thần tự tôn dân tộc, quyết đấu tranh chống lại cái ác đến cùng.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn và miêu tả nhân vật của Nguyễn Dữ đã khiến người đọc có thể hình dung ra tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn ngay ở những lời giới thiệu đầu tiên. Cách giới thiệu ngắn gọn về tên, họ, quê quan, tính cách đã là cho người đọc tin tưởng hơn về mức độ chân thật của câu chuyện. Ngô Tử Văn tên Soạn, họ Ngô, ngưởi ở đất Lạng Giang, tinh cách khảng khái, nóng nảy, cương trực, chuộng chính nghĩa và thấy chuyện bất binh thì không thể bỏ qua mà luôn ra tay cứu người hành đạo, không nề hà những thiệt thòi về bản thân.

Giọng điệu trong lời miêu tả của Nguyễn Dữ có tính ngợi ca, khiến người đọc có cái nhìn tin tưởng, trông đợi vào hành động của nhân vật trong suốt diễn biến của câu chuyện. Minh chứng cho hành động trượng nghĩa, tính tình cương trực, không sợ cái ác của Ngô Tử Văn được thể hiện ở cuộc đáu tranh với hồn ma tên tướng giặc nơi trần gian và nơi Minh ty khi diện kiến Diêm Vương.

Ở cuộc đấu tranh nơi trần gian, hành động đầu tiên của nhân vật Ngô Tử Văn là việc đốt đền. Việc đốt đền là việc liên quan đến tâm linh, có thể mang đến những hậu quả khó lường cho người gây ra hành động này. Mọi người đều sợ hãi và không dám làm việc này mặc dù ai ai cũng thấy hành động hại người, hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc.

Nhưng Ngô Tử Văn thì khắc, chàng quyết tâm đi đốt đền tên tướng để trừ hại cho dân. Hành động của chàng không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động được chuẩn bị rất kỹ càng, chứng tỏ sự quyết tâm của chàng. Ngô Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời để thể hiện lòng thành kính của mình. Hành động này chứng tỏ không phải chàng là người có hành động hỗn láo, đốt phá đền thờ của thánh thần mà là hành động chính nghĩa, cần sự chứng giám và trợ giúp của trời xanh để có thể thành công trừng trị tên hồn ma tướng giặc, mang lại cuộc sống bình yên cho dân.

Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn bị tên Bách hộ họ Thôi làm cho hôn mê, sốt, điều này chứng tỏ tính hợp lí của câu chuyện bởi người phàm thì không thể chống lại những thế lực tâm linh. Khi đối mặt với tên Bách hộ họ Thôi, hắn vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đã đi xâm lược nước khác, làm hại biết bao người dân vô tội, cho đến tận khi chết, hắn vẫn giữ nguyên bản chất của mình, hơn nữa còn hung bạo hơn khi dám đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái.

Không những tàn ác, hắn còn là một tên lừa lọc, gian xảo khi dám dùng những triết lí thánh hiền khi nói chuyện với Ngô Tử Văn. Hắn tự xưng với Ngô Tử Văn hắn là “Tản văn cư sĩ” tức là một người có học thức, lại còn dám lấy đạo lí ra để răn dạy Ngô Tử Văn, rằng hành động đốt đền thờ của chàng là vô cùng sai trái, trái với nghiệp nhà Nho, cũng trái với đạo trời, trái với cái đức. Hắn buộc tôi Ngô Tử Văn hành động đốt đền là hành động “khinh nhờn hủy tượng”. Với những lí lẽ tưởng chừng như vô cùng thuyết phục như vậy, dường như mọi tội lỗi đều do Ngô Tử Văn gây nên. 

Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, để cho Ngô Tử Văn một đường lui, lấy oai linh của quỷ thần để vừa hăm dọa, vừa mở đường ép Ngô Tử Văn phải làm: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”

Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng vẫn hoàn toàn tin vào lí tưởng của mình, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Có thái độ như vậy là bởi Ngô Tử Văn đã nắm được chính nghĩa, là người theo lẽ phải nên chàng không cần sợ gì hết.

Tính cách cương trực, xem trọng lẽ phải của Ngô Tử Văn còn được thể hiện trong cuộc gặp gỡ với Thổ Công. Thổ công rất vui vừng và ủng hộ hành động đốt đền của Ngô Tử Văn. Sự đồng thuận của Thổ Công thể hiện một quan điểm, hành động chính nghĩa thì sẽ luôn được thánh thần phù hộ, chấp thuận.

Khi nghe Thổ công kể lại câu chuyện, Ngô Tử Văn mới vẽ lẽ, có phút chốc chàng cũng cảm thấy e ngại vì dù sao chàng cũng chỉ là người trần mắt thịt, mà tên tướng giặc lại vô cùng hung hãn. Khi được nghe Thổ công mách nước, chàng đã biết cách để trình bày trước mặt Diêm vương. Cuộc tranh cãi khốc liệt xảy ra ở Minh Ty cũng là một minh chứng cho sự chính trực của Ngô Tử Văn.

Cuộc tranh cãi ở Âm phủ vô cùng khốc liệt và có nhiều yếu tố đe dọa, chống lại Ngô Tử Văn. Xét ở phương diện lí, tình thì chàng cũng đều là người yếu thế: Chàng là một người thường mà lại dám hành động đốt đền thờ thánh thần.

Ngay từ khi bị áp giải vào Âm phủ, chàng đã bị sỉ vả, mắng đủ điều, thậm chí là bị vu cáo “tên này bướng bỉnh, ngoan cố”. Diêm Vương cũng có cái nhìn không tốt về Ngô Tử Văn, cho rằng chính chàng là người làm trái đạo nghĩa, dám có hành động hỗn láo.

Nhưng mối đe dọa lớn nhất của Ngô Tử Văn vẫn chính là “Người bị hại” tên Bách hộ họ Thôi. Hắn đã có mặt trước sân và đang đặt điều vu cáo. Nhưng chưa dừng lại ở đó, điều gian xảo của tên hồn ma tướng giặc còn thể hiện ở chỗ khi thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn thấy vu vạ không được liền giả giọng nhân nghĩa: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.

Và hành động, thái độ của Tử Văn khi ở nơi Âm phủ càng thể hiện được sự khảng khái, cương trực cũng như sự dũng cảm của bản thân. Chàng trình bày với Diêm Vương từ đầu đến cuối sự việc, giọng điệu đanh thép, lời lẽ cứng cỏi không chịu nhường chút nào. Và cái kết đúng như mong đợi của người đọc, tên bách hộ bị trừng trị thích đáng, còn Ngô Tử Văn được sống lại, còn được thăng chức làm chức phán sự, chuyên giải quyết chuyện trần gian để mang lại sự công bằng cho người dân lương thiện.

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên cũng là một chi tiết sáng trong truyện, thể hiện tính công bằng và khuyến khích những hành động chính nghĩa sẽ được đền đáp xứng đáng. Chàng thu nhận lời đề nghị của thổ thần, thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất, trở thành viên quan đem lại công bằng cho dân.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có nhiều ý nghĩa to lớn, vừa phản ánh hiện thực xã hội đầy rẫy những bất công, vừa thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội.

Trên đây là các thông tin cũng như bài mẫu mà các bạn có thể tham khảo khi muốn phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ khi cần tới. Chúc các bạn học tập thành công!

>> Xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.