close
cách
cách cách cách cách cách

Phân tích dữ liệu là gì? Ứng dụng của phân tích dữ liệu hiện nay

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phân tích dữ liệu có lẽ là cụm từ vô cùng quen thuộc hiện nay khi bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng cần đến quá trình này. Vậy, chính xác thì phân tích dữ liệu là gì? Quy trình thực hiện và ứng dụng của phân tích dữ liệu hiện nay ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây và ở hầu hết các lĩnh vực. Sự xuất hiện của phân tích dữ liệu đã giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định một cách phù hợp hơn, đặc biệt là khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vậy, chính xác thì phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu là gì
Phân tích dữ liệu là gì

Theo Wikipedia thì phân tích dữ liệu được giải thích như sau: “Là quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục tiêu khám phá thông tin hữu ích, thông báo kết luận và hỗ trợ đưa ra quyết định”.

Kết quả của quá trình phân tích dữ liệu sẽ là những thông tin phản ánh vấn đề được phân tích và điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc kết luận và đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện nay, kinh doanh là lĩnh vực có sự áp dụng phân tích dữ liệu cực kỳ lớn, bởi quá trình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động định hướng, nắm bắt kết quả triển khai và đưa ra những quyết định quan trọng một cách khoa học hơn.

Phân tích dữ liệu có tên tiếng Anh là “Data Analysis” và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì đây vẫn là quá trình mang đến nhiều ý nghĩa cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức xã hội hiện nay.

2. Lý giải về sự áp dụng của phân tích dữ liệu trong kinh doanh

2.1. Lợi ích của phân tích dữ liệu trong kinh doanh

Việc áp dụng quá trình phân tích dữ liệu sẽ mang đến những lợi ích sau đây:

Lợi ích của phân tích dữ liệu
Lợi ích của phân tích dữ liệu

2.1.1. Lựa chọn khách hàng mục tiêu chính xác hơn

Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện việc marketing, PR, Quảng cáo. Thế nhưng, điều đáng nói là bỏ ra rất nhiều chi phí cho hoạt động này nhưng kết quả thu lại không đáng là bao. Điều này là tại sao?

Thực tế thì việc triển khai hoạt động quảng cáo sẽ cần hướng tới đúng nhóm đối tượng và đúng thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp nếu như muốn xác định được đúng những yếu tố này thì phân tích dữ liệu chính là quá trình bắt buộc. Thông qua data analysis, các marketer sẽ biết được thị trường, đối tượng mình cần đẩy mạnh là đâu và việc phân bổ ngân sách như thế nào là hợp lý nhất.

2.1.2. Tìm kiếm insight khách hàng dễ dàng hơn

Insight khách hàng vẫn luôn là vấn đề đau đầu với các marketer. Điều này chính là bởi số lượng khách hàng là rất lớn, mỗi người lại có một suy nghĩ và nhu cầu cũng như sự yêu thích khác nhau. Làm sao để nắm bắt insight của số đông một cách nhanh nhất? Đó chính là phân tích dữ liệu.

Dựa trên các dữ liệu mà doanh nghiệp thống kê và thu thập được thì qua quá trình phân tích, xử lý, marketer sẽ nhận được những thông tin hữu ích về đối tượng khách hàng của mình. Từ đó, việc phán đoán tâm lý đám đông sẽ trở nên dễ dàng, chính xác và đảm bảo tính khoa học.

Xác định insight khách hàng
Xác định insight khách hàng

Khi tìm kiếm được insight, việc xây dựng kế hoạch của các chiến lược kinh doanh với độ dài cụ thể, xác định giá bán sản phẩm hay số lượng sản phẩm cần sản xuất, dự trữ cũng có thể tính toán được phần nào.

2.1.3. Giảm thiểu chi phí hoạt động

Việc áp dụng phân tích dữ liệu có thể thực hiện ngay trong nội tại của chính doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà quản lý biết được doanh nghiệp mình hoạt động như thế nào, hoạt động nào sẽ cần bổ sung thêm tài nguyên và đâu là hoạt động kém hiệu quả. Từ đó có những sự điều chỉnh, cân đối sao cho phù hợp nhất về ngân sách cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp.

2.1.4. Hỗ trợ đưa ra quyết định khoa học

Một trong những lợi ích không thể thiếu của quá trình phân tích dữ liệu đó là hỗ trợ đưa ra quyết định. Khi dữ liệu có độ tin cậy và độ chính xác cao, là dữ liệu “sạch” thì thông quá quá trình phân tích sẽ cho ra thông tin mang tính hữu ích. Điều này sẽ góp phần giúp cho nhà quản lý có thêm căn cứ khoa học để đưa ra quyết định cuối cùng một cách chắc chắn hơn.

2.2. Những bộ phận nào sẽ có thể đảm nhận phân tích dữ liệu?

Thực tế thì với data analysis thì bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình này. Và cho dù bạn ở bộ phận marketing, nhân sự hay kinh doanh thì phân tích dữ liệu đều có thể được thực hiện và áp dụng.

Đối tượng phân tích dữ liệu
Đối tượng phân tích dữ liệu

Đối với data analysis thì sẽ có nhiều cách khác nhau để tiếp cận, bạn không nhất định phải hiểu biết về công nghệ, giỏi lập trình thì mới phân tích được dữ liệu. Hiện nay, có rất nhiều công cụ khác nhau giúp bạn có thể thực hiện việc phân tích dữ liệu, vì thế mà bạn chỉ cần tìm hiểu công cụ phù hợp với mục đích của mình để tiến hành quy trình này.

3. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu

Để tiến hành phân tích dữ liệu thì bạn sẽ tiến hành theo quy trình các bước như sau:

3.1. Đặt vấn đề

Bước đầu tiên, doanh nghiệp sẽ cần đưa ra vấn đề chính cần phải giải quyết cũng như hướng tới. Bởi điều này sẽ quyết định tới những dữ liệu, thông tin cần được thu thập sau đó.

Để mọi thứ được chuẩn bị một cách chính xác, phù hợp nhất thì việc đặt ra những câu hỏi sẽ là cách tốt nhất. Những chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm bắt và theo dõi là gì? Từ đó các chiến lược, mục tiêu và ngân sách cũng sẽ được cụ thể, rõ nét hơn.

Cùng với đó, tiêu chuẩn đánh giá KPI là gì, nguồn cung cấp dữ liệu ở đâu cũng sẽ là vấn đề không thể bỏ qua. Nó sẽ tác động không nhỏ tới kết quả sau khi phân tích dữ liệu.

Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện

3.2. Thực hiện cá nhân hóa dữ liệu

Bước thứ hai của quy trình đó là cá nhân hóa dữ liệu. Các thông tin, dữ liệu sẽ được doanh nghiệp tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, vì thế mà việc tạo nên một dòng chảy dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn về vấn đề của mình, phục vụ hiệu quả cho bước tìm kiếm insight ở khách hàng tiềm năng.

3.3. Tiến hành phân tích dữ liệu

Bước quan trọng nhất trong quy trình đó là tiến hành phân tích dữ liệu. Với những thông tin bạn có được, bạn sẽ cần “sơ chế” và “làm sạch” thông tin cho mình. Bởi thông tin khi đó sẽ khá hỗn tạp và chưa thực sự hữu ích để sử dụng. 

Khi thông tin đã được làm rõ nét hơn thì bạn sẽ sàng lọc thông tin, loại bỏ đi những dữ liệu vô ích, không làm rõ được mục tiêu bạn hướng đến cũng như KPI đã đề ra trước đó. Tiếp đến sẽ là trực quan hóa các thông tin với một bản tóm tắt những thông tin đó gắn liền với việc xác định mô hình cũng như xu hướng. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tìm ra insight khách hàng cũng như cách thuyết phục khách hàng sao cho hiệu quả. 

3.4. Diễn giải kết quả phân tích

Gồm 4 bước cơ bản
Gồm 4 bước cơ bản

Bước cuối cùng trong quy trình phân tích dữ liệu đó chính là diễn giải kết quả. Kết quả sẽ có thể được diễn giải thông qua nhiều hình thức khác nhau như ngôn ngữ, biểu đồ, bảng thống kê. Dựa vào đây, nhà quản lý sẽ kết hợp với hướng phân tích để cân nhắc, đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình xem và đánh giá dữ liệu, nhà quản lý sẽ cần tránh 3 điều sau đây:

- Không có đồng thời về sự tương quan và nhân quả. Điều này có nghĩa là, trường hợp bạn không tìm thấy bằng chứng khách quan thì sẽ cần xét trên sự tương quan và ngược lại.

- Không nên bỏ qua những dữ liệu ít liên quan hay những giả thuyết đã được đề cập ở trước đó. Bởi sẽ có đôi lúc chính sự ít liên quan đó lại trở thành điểm mấu chốt mà bạn không ngờ tới.

- Đưa ra kết luận không có ý nghĩa thống kê. Dẫn đến các phán đoán và ra quyết định có thể bị ảnh hưởng.

Trên đây là các thông tin chia sẻ về phân tích dữ liệu. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ phân tích dữ liệu là gì cũng như quy trình và sự ứng dụng của phân tích dữ liệu trong kinh doanh hiện nay.

Facebook Ads là gì? Lý do tại sao marketing không thể bỏ qua FB Ads

Facebook Ads là gì? Ứng dụng của Facebook Ads hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Facebook Ads là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.