PayPal xuất hiện rất nhiều trong các giao dịch thanh toán không chạm hoặc thanh toán online. Sự tiện dùng của Paypal đó là có thể sử dụng để thanh toán cho các giao dịch quốc tế. Vậy PayPal là gì? Sử dụng PayPal bạn sẽ nhận được những lợi ích như thế nào? Khi sử dụng PayPal có cần lưu ý điều gì không? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến phương pháp thanh toán này và cách thức tạo tài khoản PayPal qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
PayPal là một dịch vụ trung gian bên thứ ba được sử dụng với hai chức năng chính là chuyển tiền và thanh toán tiền. PayPal được thành lập bởi Peter Thiel sáng lập vào năm 1998. Hiện nay, trụ sở của PayPal đang được đặt tại San Jose, thuộc bang California của Hoa Kỳ.
Khác với ví điện tử MOMO, ZaloPay hay Internet Banking của các ngân hàng, phạm vi hoạt động của PayPal không chỉ giới hạn tại một quốc gia nào đó. PayPal có thể hoạt động ở hầu hết các quốc gia. Hay nói cách khác, PayPal là một dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.
Bạn có thể sử dụng PayPal để thanh toán cho các giao dịch mua sắm hàng hóa ở nước ngoài, điều mà ví điện tử hay thẻ ngân hàng nội địa không thể làm được. Bạn cũng có thể sử dụng PayPal để nhận tiền thanh toán từ nước ngoài gửi về Việt Nam. Bạn cũng có thể thông qua tài khoản PayPal của mình để chuyển tiền hoặc rút tiền từ một tài khoản PayPal khác.
Cách thức hoạt động của PayPal là thông qua internet và nền tảng thương mại điện tử. Với rất nhiều tiện ích và khả năng thanh toán, giao dịch quốc tế thì việc PayPal thu phí sử dụng dịch vụ là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, bạn chỉ mất khoản chi phí này khi giao dịch hoặc thanh toán thông qua PayPal.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ giao dịch và thanh toán quốc tế, PayPal còn có rất nhiều lợi ích khác biến dịch vụ này thành dịch vụ quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tính an toàn và bảo mật của PayPal đến từ việc họ mã hóa toàn bộ dữ liệu của các cuộc giao dịch hoặc thanh toán. Ngoài ra, mọi giao dịch thông qua PayPal đều được giám sát chặt chẽ theo thời gian thực.
PayPal có những chính sách bảo vệ người mua và người bán. Đối với những giao dịch đủ điều kiện, nếu người mua không nhận được hàng hoặc nhận được hàng mà không đúng với sản phẩm đã đặt mua thì PayPal sẵn sàng hoàn lại tiền hàng cho bạn. Thậm chí bạn còn được hoàn lại cả phí giao hàng.
Đối với người bán, nếu giao dịch đủ điều kiện thì bạn được phép giữ lại tiền thanh toán nếu có khiếu nại từ khách hàng không nhận được hàng. Trong trường hợp bạn bị lừa đảo gửi tiền đến một tài khoản nào đó, chỉ cần bạn chứng minh được mình bị lừa thì PayPal sẽ giúp bạn “đòi” lại số tiền đã bị mất.
Bạn có thể sử dụng thẻ Visa hay Mastercard cho các giao dịch hoặc thanh toán quốc tế, tuy nhiên, phạm vi được chấp nhận của thẻ Visa, Mastercard có thể có giới hạn. Nhưng với PayPal thì điều này gần như là không xảy ra.
PayPal có phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn, mạng lưới của dịch vụ này trải rộng trên toàn thế giới. Bạn có thể mua hàng, giao dịch, thanh toán tiền hàng tại bất kỳ quốc gia nào chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên PayPal. Bạn chỉ cần cung cấp một địa chỉ email và những gì còn lại PayPal sẽ đảm nhiệm toàn bộ.
Một ưu điểm nữa giúp cho PayPal trở thành dịch vụ thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến nhất đó là dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 mọi lúc mọi nơi. Đội ngũ support của PayPal luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết mọi thắc mắc, yêu cầu hoặc khiếu nại của người dùng.
Bên cạnh đó, mọi thông tin của khách hàng sử dụng PayPal cũng được bảo mật tuyệt đối. Bạn sẽ không cần phải cung cấp số thẻ mỗi khi thanh toán hoặc giao dịch. Bạn chỉ cần cung cấp một lần duy nhất khi đăng ký tài khoản PayPal.
PayPal cung cấp dịch vụ thanh toán và giao dịch quốc tế cho người sử dụng từ đủ 18 tuổi trở lên, trong đó nếu muốn đăng ký mở tài khoản PayPal thì bạn cần phải có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Bên cạnh đó, những gì bạn cần chuẩn bị thêm bao gồm một địa chỉ email có thể nhận thông báo và một thẻ thanh toán quốc tế (chẳng hạn như: Mastercard, Visa hay America Express…). Nếu chưa có thẻ thanh toán quốc tế thì trước khi đăng ký tài khoản PayPal bạn cần làm thẻ Visa. Bạn có thể làm thẻ Visa tại ngân hàng bất kỳ.
Để tạo tài khoản PayPal bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Truy cập trang chủ PayPal và nhấn chuột vào nút “Đăng ký nhanh”.
- Bước 2: Lựa chọn “Mua bằng PayPal” nếu bạn sử dụng PayPal để mua sắm online hoặc lựa chọn “Nhận thanh toán bằng PayPal” nếu bạn chỉ muốn sử dụng PayPal để nhận tiền.
- Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin để đăng ký tài khoản, sau đó nhấn nút “Tiếp tục”.
- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin cá nhân (bao gồm tất cả 10 mục) và tích đồng ý điều khoản sử dụng. Sau đó tiếp tục nhấn vào “Agree and create account”.
- Bước 5: Cung cấp thông tin về thẻ Visa sử dụng để đăng ký PayPal. Trường hợp chưa có thẻ Visa bạn chọn “Tôi sẽ làm thẻ sau”.
Như vậy, thông qua 5 bước trên bạn đã hoàn thành xong quy trình đăng ký tài khoản PayPal. Tiếp theo bạn chỉ cần xác minh việc đăng ký tài khoản.
Để xác thực đăng ký tài khoản PayPal, trước tiên bạn hãy đăng nhập vào email bạn đã sử dụng khi đăng ký tài khoản. Trong email được gửi đến từ PayPal, bạn nhấn chọn “Yes, this is my email”.
Tiếp theo, hãy quay trở lại PayPal, bạn truy cập vào “My PayPal” và tìm đến tùy chọn “Wallet” hoặc nhấn nhanh vào “Bank accounts and cards” để xác thực thẻ Visa.
Tại đây, bạn cần nhấn vào hình chiếc thẻ Visa, sau đó chọn “Confirm Credit Card”. Sau đó bạn sẽ nhận được tin nhắn chứa mã xác nhận từ PayPal. Bạn lấy mã từ tin nhắn, sau đó quay lại giao diện PayPal và chọn “Ready to confirm”. Bạn điền mã xác nhận vào khung sau đó nhấn ‘Confirm” để hoàn thành xác nhận.
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên đây, tin rằng bạn đã hiểu được PayPal là gì và tại sao bạn nên sử dụng PayPal. Với phương pháp bảo mật thông tin, đội ngũ hỗ trợ là việc 24/7 và những chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dùng, PayPal nhanh chóng trở thành dịch vụ hỗ trợ thanh toán và giao dịch quốc tế được sử dụng phổ biến nhất.
Trello hỗ trợ doanh nghiệp quản lý công việc một cách hiệu quả theo một quy trình tự động. Những tính năng cơ bản của Trello cũng được miễn phí hoàn toàn. Tìm hiểu chi tiết hơn về Trello qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ